Cần chuẩn bị những gì cho ngày vía Thần Tài năm 2023?

VOV.VN - Theo thông lệ hàng năm, ngày mùng 10 tháng Giêng là ngày vía Thần Tài. Đây cũng là ngày lễ quan trọng trong năm để mọi người cầu mong công việc làm ăn thuận lợi, phát đạt và gặp nhiều may mắn, đặc biệt là đối với những người làm nghề buôn bán, kinh doanh.

Năm nay, ngày vía thần tài rơi vào thứ ba ngày 31/1 Dương lịch. Dưới đây là những việc người Việt thường làm trong ngày vía Thần Tài để cầu mong mọi điều tốt lành về của cải, tiền bạc trong năm mới. 

Đi mua vàng

Theo truyền thống của người Việt, việc mua vàng trong ngày vía Thần Tài được coi là một cách “đổi vía” vào dịp đầu năm mới. Người ta tin rằng nếu mang theo vía của vị thần tài lộc ở bên sẽ giúp cho cuộc sống thêm sung túc, tiền tài đủ đầy, công việc làm ăn thuận buồm xuôi gió.

Bạn có thể tham khảo những khung giờ đẹp dưới đây để mua vàng trong ngày vía Thần Tài 2023 trong ngày mùng 10 tháng Giêng:

  • 5h - 7h: Giờ Mão
  • 9h - 11h: Giờ Tỵ
  • 15h -17h: Giờ Thân
  • 19h - 21h: Giờ Tuất
  • 21h - 23h: Giờ Hợi

Thông thường, thị trường vàng vào những ngày này đều có giá thành tăng cao. Vì vậy, tùy theo mong muốn của bản thân và tài chính của gia đình mà số lượng vàng cần mua trong ngày vía Thần Tài 2023 cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Bạn cũng có thể tham khảo số lượng vàng cần mua tùy theo mức độ cầu may dưới đây:

  • Vàng Thần Tài 1 chỉ: Cầu Lộc
  • Vàng Thần Tài 2 chỉ: Cầu Phát
  • Vàng Thần Tài 5 chỉ: Cầu Tài

Ngoài ra, bạn không nên có tâm lý tích trữ vàng vào ngày này mà chỉ nên mua với tinh thần lấy vui vẻ, may mắn về tinh thần để tránh bị thiệt hại khi giá vàng quay đầu giảm mạnh.

Mâm cúng Thần Tài

Ngoài việc mua vàng, để cầu mong kinh doanh phát đạt, buôn may bán đắt cả năm, người dân cũng chuẩn bị cả mâm cúng Thần Tài. Thông thường, lễ cúng này sẽ được làm vào buổi sáng, trong khung giờ từ 9-11h hoặc 11-13h. Trong các khung giờ này, gia chủ sẽ mang vàng bạc đi qua cổng chính hoặc đặt vào trong két sắt để tăng tài lộc.

Tùy theo quan niệm vùng miền và mỗi gia đình là khác nhau mà lễ vật dâng lên cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên theo truyền thống, mâm cúng vía Thần Tài thường gồm những món đồ sau:

- Bộ tam sên gồm 3 món: thịt lợn (phải đủ cả mỡ, nạc, da, và có thể luộc hoặc quay), trứng luộc, tôm hoặc cua luộc. Ở miền Nam, mâm cúng thường có thêm món cá lóc nướng. 

- Mâm quả: cam, xoài, thanh long, táo, dưa hấu...

- Hoa tươi như hoa cúc vàng, hoa đồng tiền, hoa ly…

- Hương, nến, bộ giấy tiền, vàng mã.

- Thuốc lá (cả bao và có 2 điếu thuốc thò đầu ra)

- Hũ gạo, hũ muối được đặt ở giữa ông Thần Tài - Thổ địa. 

- Khay nước gồm 3 cốc nước và 3 chén rượu. 

Ngoài ra, người ta cũng có thể chuẩn bị vàng đặt lên bàn thờ lúc cúng để xin lộc Thần Tài. Sau khi cúng xong sẽ đeo lên người hoặc đem theo bên mình với mong muốn nhận được may mắn về tài lộc quanh năm. Còn bộ giấy tiền, vàng mã sẽ được đem đi đốt để cầu xin Thần Tài phù hộ cho cuộc sống gia đình sung túc, bình an, phát tài phát lộc và may mắn cả năm.

Lưu ý, trước khi dâng lễ cúng, gia chủ cần dọn dẹp và lau chùi bàn thờ, tượng ông thần Tài và ông Thổ địa được gọn gàng, sạch sẽ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lễ cúng hóa vàng Tết Nguyên đán 2023
Lễ cúng hóa vàng Tết Nguyên đán 2023

VOV.VN - Lễ cúng hóa vàng được coi là lễ cúng có ý nghĩa tiễn đưa gia tiên về cõi âm. Đây cũng là nét văn hóa truyền thống có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam nhằm cầu mong được các cụ phù hộ may mắn, bình an.

Lễ cúng hóa vàng Tết Nguyên đán 2023

Lễ cúng hóa vàng Tết Nguyên đán 2023

VOV.VN - Lễ cúng hóa vàng được coi là lễ cúng có ý nghĩa tiễn đưa gia tiên về cõi âm. Đây cũng là nét văn hóa truyền thống có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam nhằm cầu mong được các cụ phù hộ may mắn, bình an.

Món ăn truyền thống ngày Tết ba miền
Món ăn truyền thống ngày Tết ba miền

VOV.VN - Giá trị văn hóa truyền thống trong ngày Tết Nguyên đán không chỉ thể hiện qua các tục lệ có từ xa xưa, mà còn qua những đặc trưng ẩm thực đặc sắc, riêng biệt của mỗi vùng miền.

Món ăn truyền thống ngày Tết ba miền

Món ăn truyền thống ngày Tết ba miền

VOV.VN - Giá trị văn hóa truyền thống trong ngày Tết Nguyên đán không chỉ thể hiện qua các tục lệ có từ xa xưa, mà còn qua những đặc trưng ẩm thực đặc sắc, riêng biệt của mỗi vùng miền.

Những câu chúc Tết của người Việt
Những câu chúc Tết của người Việt

VOV.VN - Tết đến xuân về là khoảnh khắc đánh dấu sự giao thoa của đất trời, chia tay năm cũ và đón chào một năm mới sang. Những ngày này, người ta thường dành nhiều lời chúc tốt đẹp cho nhau với hy vọng về những điều tốt đẹp, may mắn hơn. 

Những câu chúc Tết của người Việt

Những câu chúc Tết của người Việt

VOV.VN - Tết đến xuân về là khoảnh khắc đánh dấu sự giao thoa của đất trời, chia tay năm cũ và đón chào một năm mới sang. Những ngày này, người ta thường dành nhiều lời chúc tốt đẹp cho nhau với hy vọng về những điều tốt đẹp, may mắn hơn.