Bình Định đặt mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm nay

VOV.VN - Tỉnh Bình Định là điểm sáng về giải ngân vốn đầu tư công. Hai năm qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ở Bình Định vẫn đạt hơn 65%. Những tháng cuối năm, địa phương này đặt ra mục tiêu giải ngân đạt 100%.

Sau khi dịch bệnh được kiểm soát, chủ đầu tư, nhà thầu và đơn vị thi công các công trình có vốn đầu tư công tại tỉnh Bình Định tập trung đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thành khối lượng thi công theo kế hoạch.

Những ngày qua, tại gói thầu số 3, dự án ĐT 639 đoạn Cát Tiến - Đề Gi thuộc xã Cát Hải, huyện Phù Cát, nhân viên Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Hiếu Ngọc tranh thủ từng ngày thời tiết thuận lợi, làm việc cả ngày đêm để đẩy nhanh tiến độ xây dựng.

Ông Hồ Thanh Tịnh, cán bộ kỹ thuật Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Hiếu Ngọc cho biết: “Trong điều kiện thời tiết thuận lợi, đơn vị đã huy động toàn bộ lực lượng, phương tiện máy móc thi công hết công suất. Tranh thủ thời gian trưa, nhiệt độ càng cao thì việc bê tông nhựa sẽ đạt chất lượng tốt vì thế Công ty động viên khích lệ công nhân để đẩy nhanh tiến độ, đáp ứng tiến độ, chất lượng của công trình”.

Đường ven biển ĐT 639 đoạn Cát Tiến - Đề Gi dài hơn 21km là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh Bình Định do Ban Quản lý Dự án giao thông tỉnh Bình Định làm chủ đầu tư. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 1.260 tỷ đồng sử dụng ngồn vốn từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và các ngồn vốn khác, thời gian thực hiện từ 2019-2022.

Hiện các công trình có vốn đầu tư công ở tỉnh Bình Định đang tổ chức thi công liên tục 3 ca để bù tiến độ những ngày giãn cách xã hội phòng chống dịch Covid-19. Đó là công trình hồ chứa nước Đồng Mít, do Ban Quản lý dự án Thủy lợi 7 làm chủ đầu tư; Dự án đường ven biển (phía Tây đầm Thị Nại), đoạn từ Cát Tiến đến Gò Bồi; Dự án Cầu Thị Nại 2 có chiều dài 2,447km, tổng mức đầu tư dự kiến gần 1.890 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh và ngân sách Trung ương.

Đến thời điểm này, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Bình Định hơn 4.000 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 65,8% kế hoạch năm. Ông Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định cho biết, dịch bệnh Covid-19 đã tác động rất lớn đến lực lượng lao động trực tiếp tại các công trình xây dựng, nhất là các công trình giao thông có phạm vi trải dài qua nhiều địa phương nên khả năng giải ngân hoàn thành kế hoạch năm 2021 là rất thấp.

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định đang phối hợp với các chủ đầu tư và các đơn vị liên quan tiến hành rà soát, trình UBND tỉnh điều chỉnh kế hoạch vốn các dự án thuộc nguồn vốn kéo dài năm 2020 sang năm 2021 chưa giải ngân hết và các dự án thuộc nguồn vốn năm 2021 giải ngân dưới 60% sang các dự án thực hiện tốt và có khả năng giải ngân hết trong năm 2021.

“Từ nay đến cuối năm, tỉnh Bình Định còn trên 2.000 tỷ đồng cần phải giải ngân. Chúng tôi sẽ tham mưu cho UBND tỉnh làm sao giải ngân hết số vốn này, thực hiện đúng chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đảm bảo giải ngân, hoàn thiện các công trình trọng điểm, thiết yếu quan trọng hạ tầng kinh tế xã hội” - ông Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bình Định cho biết.

Chủ động triển khai các biện pháp khôi phục kinh tế, thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch Covid-19, năm nay, giá trị giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Bình Định sẽ đạt hơn 6.000 tỷ đồng, bằng 95,67% kế hoạch vốn giao.

Ông Nguyễn Phi Long, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định khẳng định, từng là địa phương thực hiện rất tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công nên tỉnh Bình Định tiếp tục nỗ lực, đảm bảo hoàn thành giải ngân đạt 100% kế hoạch các nguồn vốn được giao.

“Những dự án đầu tư trọng điểm của tỉnh liên quan đến vốn đầu tư công, tôi đề nghị các địa phương, các sở, ban, ngành và đặc biệt các chủ đầu tư phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc đảm bảo tiến độ đề ra. Đồng thời, phải có giải pháp để đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn ngoài nhà nước mà đã đăng ký đầu tư vào Bình Định” - ông Nguyễn Phi Long nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công phải bảo đảm chất lượng công trình, chống tiêu cực
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công phải bảo đảm chất lượng công trình, chống tiêu cực

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 262/TB-VPCP ngày 5/10/2021 kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc với các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương về đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công phải bảo đảm chất lượng công trình, chống tiêu cực

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công phải bảo đảm chất lượng công trình, chống tiêu cực

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 262/TB-VPCP ngày 5/10/2021 kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc với các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương về đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021.

Vẫn còn hơn 50.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa phân bổ
Vẫn còn hơn 50.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa phân bổ

VOV.VN - Theo Bộ Tài chính, đến hết Quý 3, tổng số vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước chưa phân bổ chi tiết là 50.050 tỷ đồng, chiếm 10,85% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Vẫn còn hơn 50.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa phân bổ

Vẫn còn hơn 50.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa phân bổ

VOV.VN - Theo Bộ Tài chính, đến hết Quý 3, tổng số vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước chưa phân bổ chi tiết là 50.050 tỷ đồng, chiếm 10,85% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Hà Nội đề xuất nhu cầu vốn đầu tư công trung hạn là 650.000 tỷ đồng
Hà Nội đề xuất nhu cầu vốn đầu tư công trung hạn là 650.000 tỷ đồng

VOV.VN - Theo Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025, Thành phố Hà Nội đề xuất nhu cầu đầu tư 650.000 tỷ đồng.

Hà Nội đề xuất nhu cầu vốn đầu tư công trung hạn là 650.000 tỷ đồng

Hà Nội đề xuất nhu cầu vốn đầu tư công trung hạn là 650.000 tỷ đồng

VOV.VN - Theo Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025, Thành phố Hà Nội đề xuất nhu cầu đầu tư 650.000 tỷ đồng.