Thái Nguyên phấn đấu vào top 15 địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số

VOV.VN - Thái Nguyên phấn đấu đến năm 2025 trở thành một trong 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số; đến năm 2030 vươn lên nằm trong nhóm 10.

Với việc triển khai Chương trình Chuyển đổi số, tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu, đến năm 2025 có 90% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập. Bao gồm cả thiết bị di động; 100% tổng số hồ sơ công việc tại cấp tỉnh; trên 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và trên 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng. Thái Nguyên phấn đấu đến năm 2025 trở thành một trong 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số; đến năm 2030 vươn lên nằm trong nhóm 10. 

Sở Thông tin và Truyền thông đi đầu trong chuyển đổi số

Sở Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên là một trong những đơn vị đi đầu trong chuyển đổi số ở địa phương này. Trong 8 tháng năm 2021, Sở TT&TT tỉnh Thái Nguyên đã tham mưu để HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành 13 nghị quyết, kế hoạch, quyết định triển khai thực hiện các chiến lược phát triển ngành TT&TT. Sở đã thực hiện rà soát và đề xuất cắt giảm 25-30% thời gian giải quyết các thủ tục hành chính thuộc chức năng quản lý; tham mưu với tỉnh xây dựng và thực hiện Chương trình chuyển đổi số; đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị, địa phương đạt nhiều kết quả tích cực trên cả 3 lĩnh vực: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Trong đó, nổi bật là đã hoàn thành cung cấp 100% thủ tục hành chính cấp độ 4 trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh; triển khai ứng dụng C-ThaiNguyen tiếp nhận phản ánh của người dân bằng hình thức trực tuyến; triển khai các ứng dụng quản lý hồ sơ sức khỏe toàn dân; đưa vào khai thác hệ thống camera giám sát phục vụ công tác quản lý và phòng, chống dịch…; 100% hội nghị được tổ chức dưới hình thức phòng họp không giấy tờ; xây dựng và vận hành hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến đến 178 xã, phường, thị trấn… 

Sở đẩy mạnh chuyển đổi số trong kết nối, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; triển khai phần mềm quản lý nhà trường tại 100% cơ sở giáo dục; quản lý thông tin y tế trực tuyến đến 100% trạm y tế cấp xã; đưa vào vận hành hệ thống du lịch thông minh tỉnh; đưa vào sử dụng Trung tâm Giám sát an toàn thông tin, qua đó phát hiện và ngăn chặn trên 118 triệu truy vấn, dò quét trái phép vào các hệ thống thông tin của tỉnh, ngăn chặn trên 17 nghìn lượt tấn công vào hệ thống mạng...

“Phòng họp không giấy”

Theo thống kê, hiện UBND tỉnh Thái Nguyên đã công bố 1.231 thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh đủ điều kiện cung cấp và thực hiện mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh. Hệ thống Cổng thông tin điện tử, mạng truyền số liệu chuyên dùng, hội nghị truyền hình trực tuyến đang vận hành tốt và phát huy hiệu quả.

Đặc biệt, để thúc đẩy xây dựng chính quyền số theo hướng đô thị thông minh, một số địa phương trên địa bàn tỉnh đã triển khai những mô hình rất sáng tạo, mang tính thí điểm để nhân rộng. Tiêu biểu phải kể đến là mô hình “Phòng họp không giấy” được TP. Thái Nguyên triển khai từ đầu tháng 6/2021 đến nay. Theo đó, mô hình được áp dụng tại các phiên họp của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố.

Chẳng hạn như ở Thành ủy Thái Nguyên, trước đây, mỗi lần Thành ủy họp, Văn phòng phải in ấn, chuyển tài liệu cho các đại biểu trước cuộc họp từ 3-5 ngày để nghiên cứu trước nên mất rất nhiều thời gian. Từ khi triển khai mô hình “Phòng họp không giấy”, nội dung, chương trình và tài liệu của phiên họp được chuẩn bị, xem xét, phê duyệt và cập nhật lên hệ thống để các thành viên nghiên cứu trước. Mô hình vừa tiết kiệm thời gian và chi phí văn phòng phẩm. Đại biểu cũng có thời gian để nghiên cứu tài liệu nên chất lượng thảo luận, giải quyết công việc được nâng lên.

Ngay từ tháng 7/2020, tỉnh Thái Nguyên đã đưa vào khai thác, vận hành Trung tâm điều hành thông minh (IOC), đặt tại trụ sở UBND tỉnh. IOC được coi là “bộ não số” của tỉnh với khả năng tích hợp dữ liệu và các hệ thống sẵn có cùng các phần mềm điều khiển, cho phép kết nối những trường thông tin, trích xuất dữ liệu; tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân, doanh nghiệp, phục vụ công tác nghiên cứu, chỉ đạo, điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước, các cấp chính quyền… một cách công khai và minh bạch.

Cùng với thúc đẩy chính quyền số, tỉnh Thái Nguyên đã và đang nỗ lực phát triển kinh tế số và xây dựng xã hội số. Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2030 có trên 3.000 doanh nghiệp số; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%; phổ cập mạng di động 4G/5G; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%; đặc biệt phấn đấu thuộc nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về an toàn, an ninh mạng.

Đối với phát triển kinh tế số, tỉnh đã thí điểm giải pháp quản lý cây thông minh, xây dựng hệ thống quản lý cây xanh thông minh trên bản đồ số, hoàn thành cơ bản các chức năng, cập nhật thông tin hơn 300.000 cây... Ngành Công thương tỉnh đã xây dựng hệ thống quản lý kinh doanh xăng dầu trực tuyến, hệ thống hỗ trợ thu hút đầu tư, quản lý cụm công nghiệp trực tuyến của tỉnh. Ngành Điện lực đã triển khai dịch vụ cung cấp điện mới cho khách hàng được thực hiện 100% qua phương thức điện tử, sử dụng chữ ký số đối với cả bên mua và bên bán điện…

Ngành Giáo dục, Y tế của tỉnh cũng bắt nhịp kịp thời với chuyển đổi số. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã áp dụng mô hình giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán học, đảm bảo 100% các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh triển khai phần mềm quản lý tài chính, tài sản, phần mềm quản lý các hoạt động của nhà trường. Ngành Y tế tỉnh xây dựng Đề án Phát triển công nghệ thông tin y tế thông minh giai đoạn 2021 - 2025 trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt, lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho 500.000 người dân, đạt 40% dân số; triển khai phần mềm quản lý thông tin y tế xã, phường, thị trấn đến 178 trạm y tế xã, phường thị trấn, thực hiện kết nối liên thông vào phần mềm quản lý dược quốc gia đối với các nhà thuốc, quầy thuốc cấp mới...

Ông Trịnh Việt Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên khẳng định, Thái Nguyên là một trong những địa phương đầu tiên xây dựng và ban hành nghị quyết chuyên đề về Chương trình chuyển đổi số. Tỉnh cũng đã lấy ngày 31/12 hằng năm là Ngày chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên - là địa phương đầu tiên trong cả nước có ngày chuyển đổi số.

“Đây là sự kiện ghi dấu ấn và là hoạt động thường niên sau này giúp tỉnh đánh giá, nhìn nhận kết quả thực hiện chuyển đổi số; tạo điều kiện để chia sẻ kinh nghiệm, giới thiệu các giải pháp, kết nối cung, cầu chuyển đổi số, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số”, ông Hùng khẳng định./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chuyển đổi số là yếu tố then chốt để phục hồi kinh tế sau đại dịch
Chuyển đổi số là yếu tố then chốt để phục hồi kinh tế sau đại dịch

VOV.VN - “Là trung tâm kinh tế- tài chính chủ đạo của nền kinh tế với xấp xỉ 20% GDP và 10% dân số của cả nước, TP.HCM mang một trọng trách to lớn nhằm tạo nên động lực có sức đột phá lớn cho cả nước trong thời kỳ hậu COVID-19”. Đây là nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế.

Chuyển đổi số là yếu tố then chốt để phục hồi kinh tế sau đại dịch

Chuyển đổi số là yếu tố then chốt để phục hồi kinh tế sau đại dịch

VOV.VN - “Là trung tâm kinh tế- tài chính chủ đạo của nền kinh tế với xấp xỉ 20% GDP và 10% dân số của cả nước, TP.HCM mang một trọng trách to lớn nhằm tạo nên động lực có sức đột phá lớn cho cả nước trong thời kỳ hậu COVID-19”. Đây là nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế.

Năm 2022 sẽ có 3 gói hỗ trợ giúp doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện
Năm 2022 sẽ có 3 gói hỗ trợ giúp doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện

VOV.VN - Mặc dù xác định được tầm quan trọng của chuyển đổi số, nhưng hiện nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp đang gặp khó về chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ; khó khăn do thói quen, tập quán kinh doanh, thiếu nguồn nhân lực để ứng dụng công nghệ số…

Năm 2022 sẽ có 3 gói hỗ trợ giúp doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện

Năm 2022 sẽ có 3 gói hỗ trợ giúp doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện

VOV.VN - Mặc dù xác định được tầm quan trọng của chuyển đổi số, nhưng hiện nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp đang gặp khó về chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ; khó khăn do thói quen, tập quán kinh doanh, thiếu nguồn nhân lực để ứng dụng công nghệ số…

Năm 2022 - 2023, chuyển đổi số sẽ là trọng tâm trong quá trình thích ứng an toàn
Năm 2022 - 2023, chuyển đổi số sẽ là trọng tâm trong quá trình thích ứng an toàn

VOV.VN - Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, năm 2022 - 2023 chuyển đổi số sẽ là trọng tâm trong quá trình thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Năm 2022 - 2023, chuyển đổi số sẽ là trọng tâm trong quá trình thích ứng an toàn

Năm 2022 - 2023, chuyển đổi số sẽ là trọng tâm trong quá trình thích ứng an toàn

VOV.VN - Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, năm 2022 - 2023 chuyển đổi số sẽ là trọng tâm trong quá trình thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Chuyển đổi số quốc gia: Nền tảng công nghệ phải do người Việt làm chủ
Chuyển đổi số quốc gia: Nền tảng công nghệ phải do người Việt làm chủ

VOV.VN - Nếu Việt Nam tiếp diễn tình trạng đi mua nền tảng số của nước ngoài sẽ không làm chủ được công nghệ và không đảm bảo an toàn bảo mật thông tin.

Chuyển đổi số quốc gia: Nền tảng công nghệ phải do người Việt làm chủ

Chuyển đổi số quốc gia: Nền tảng công nghệ phải do người Việt làm chủ

VOV.VN - Nếu Việt Nam tiếp diễn tình trạng đi mua nền tảng số của nước ngoài sẽ không làm chủ được công nghệ và không đảm bảo an toàn bảo mật thông tin.

Doanh nghiệp đã nhận thấy chuyển đổi số là động lực tăng trưởng
Doanh nghiệp đã nhận thấy chuyển đổi số là động lực tăng trưởng

VOV.VN - Đẩy mạnh chuyển đổi số là yêu cầu cấp thiết đồng thời là giải pháp đột phá giúp các ngành, lĩnh vực phục hồi, đẩy mạnh giao thương và phát triển bền vững sau đại dịch.

Doanh nghiệp đã nhận thấy chuyển đổi số là động lực tăng trưởng

Doanh nghiệp đã nhận thấy chuyển đổi số là động lực tăng trưởng

VOV.VN - Đẩy mạnh chuyển đổi số là yêu cầu cấp thiết đồng thời là giải pháp đột phá giúp các ngành, lĩnh vực phục hồi, đẩy mạnh giao thương và phát triển bền vững sau đại dịch.