Cô gái “nhỏ” đa tài Chinh phục Havard:

“Cứ học tập theo đam mê, thành công tự khắc sẽ đến”

VOV.VN -
Lã Hồ Minh Khuê là học sinh duy nhất toàn miền Bắc được nhận học bổng toàn phần của ĐH Havard trị giá 320.000 USD.

Không chỉ học giỏi, Khuê còn bộc lộ tài năng trong nhiều lĩnh vực. Minh Khuê từng nhận giải Bạc tại cuộc thi Piano quốc tế ở Hàn Quốc, đạt 112/120 điểm Toefl IBT. Khuê đã có triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên “Tình yêu của tôi” với 20 bức sơn dầu và 2 bức tranh lụa.

Hơn thế nữa, Khuê còn rất tâm huyết với hoạt động xã hội. Cô đã dành toàn bộ thù lao của buổi hòa nhạc “Giai điệu mùa Hạ” diễn ra hồi tháng 6, mà Khuê là pianist trình diễn bản nhạc Betthoven Concerto số 3 cùng dàn nhạc giao hưởng Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam và tiền bán tranh để thực hiện dự án đưa sách về nông thôn cho các em nhỏ.


Minh Khuê trong buổi biểu diễn “Giai điệu mùa hè”

Minh Khuê đã có những chia sẻ rất thú vị về con đường chinh phục Havard của mình.

Nuôi dưỡng ước mơ trở thành "công dân toàn cầu"

Ngay từ khi còn bé, những cuốn tiểu thuyết, những bản nhạc giao hưởng mẹ bật mỗi sáng đã nuôi dưỡng mơ ước trở thành công dân toàn cầu của cô. Được học hội họa, piano ngay từ khi 4 tuổi, được tìm hiểu nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới từ rất sớm, nên mơ ước đó đã nằm đâu đấy trong tâm trí của Khuê.

Khi bắt đầu có ý định đi du học, Khuê không tự đặt cho mình mục tiêu vào trường Havard hay bất cứ trường nào vì từ nhỏ cô đã được mẹ dạy một triết lí là “mình cứ học tập và làm việc theo đam mê thì thành công tự khắc sẽ đến” mà đừng quá kỳ vọng vào điều gì.

Khuê chia sẻ: “Em rất cảm ơn mẹ em vì khi đưa em đi học đàn, hội họa mẹ không hề kỳ vọng sau này em sẽ trở thành một nghệ sĩ dương cầm hay một họa sĩ. Đặc biệt khi có ý định cho đi du học, bố mẹ cũng không đặt quá nhiều kỳ vọng rằng em sẽ được vào trường Havard cả. Chỉ là em muốn được viễn du với những nền văn hóa của khắp mọi nơi trên thế giới”.

Tri thức đi liền với nghệ thuật

“Mẹ em luôn bảo là: có trách nhiệm với cộng đồng- đó là con lan tỏa âm nhạc đến với các bạn trẻ để các bạn thấy rằng không nhất thiết chỉ có chơi game online, lên mạng Internet mới là điều thú vị"- Khuê tâm sự.

MInh Khuê đến với âm nhạc từ khi còn rất nhỏ

Dù việc học tập rất bận rộn nhưng Khuê vẫn dành thời gian cho các bộ môn nghệ thuật mà mình theo đuổi từ nhỏ. Bí quyết của Khuê là sắp xếp thứ tự ưu tiên cho những việc khác nhau tùy vào thời điểm. Phải biết thời điểm cần tập trung của từng môn để đầu tư thêm thời gian vào đó. Dần dần mọi thứ sẽ đi vào guồng quay và trở thành điều tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày. Đây cũng là cách giáo dục hiện đại của Mỹ mà Khuê đã học và áp dụng.

Biết sống với đam mê

“Em ý thức được rằng, ở Mỹ, bên cạnh tính kỉ luật và tính mục tiêu cao thì họ trân trọng lối sống có đam mê với một hay vài bộ môn nghệ thuật. Mà những cố gắng của em trong cả một quá trình dài là  nhằm thỏa mãn những đam mê. Tuy nhiên đó là những việc em muốn làm, muốn dấn thân chứ không làm để ghi vào bộ hồ sơ..."

Không chỉ yêu Toán, Khuê còn rất thích được góp sức mình vào những hoạt động xã hội, hoạt động giáo dục. "Em chỉ nghĩ rằng đó là những công việc mà mình tâm huyết, mình muốn làm. Em muốn đưa sách về nông thôn nhưng không muốn xin tiền của mẹ mua sách. Em muốn tự bằng khả năng nghệ thuật của mình để chia sẻ trách nhiệm với xã hội. Lúc đó em hoàn toàn không có ý định rằng mình làm những việc ấy để ghi vào bộ hồ sơ đi du học”, Khuê chia sẻ.


Triển lãm tranh “Tình yêu của tôi” với mục đích từ thiện của Khuê

Nhìn lại quá trình dành học bổng của mình, Khuê không coi như đó là một cuộc “đi săn”, bởi nghĩ vậy sẽ tạo áp lực cho chính bản thân. Quá trình nộp hồ sơ gắn liền với quá trình học, phấn đấu trong một thời gian dài. 

Theo kinh nghiệm của Khuê thì chính những hoạt động ngoại khóa mình thực sự trải nghiệm, thực sự tâm huyết, khi viết vào trang giấy của bộ hồ sơ sẽ làm cho những nhà tuyển sinh bị thuyết phục.

Đối với Khuê các cuộc thi không phải để làm dày thêm bảng thành tích mà là để thỏa mãn những đam mê, những tâm huyết của mình.

Sách - người bạn đồng hành

Khuê rất yêu sách. Đối với Khuê việc đọc sách như là một thói quen trong cuộc sống hàng ngày. Khuê thích những cuốn sách như: “Lời nói có đáng tin không?”, “Bảy loại hình thông minh”, “Công dân toàn cầu”….

Khuê kể: “Em luôn thích thú với cảm giác cầm quyền sách trên tay, cảm giác ngửi mùi sách mới nó là như thế nào, đó là cảm giác mà không có một thiết bị điện tử nào có thể thay thế được... Nếu được tiếp xúc nhiều với sách, gây dựng tình yêu đối với sách từ bé thì lớn lên mình sẽ có một nền tảng tri thức, một thói quen muốn được tìm hiểu, tiếp thu thêm kiến thức mới".

Bắt đầu từ chính những gì mình đang có

Trong bản hồ sơ ấn tượng, thuyết phục được những giám khảo khó tính của trường Đại học Havard, Khuê "bật mí" rằng nội dung bài luận mà em viết là về truyền thống gia đình. Ngoài việc thể hiện trình độ tiếng Anh, khả năng hành văn, lập luận, tư duy, còn phải thể hiện được khả năng suy nghĩ, cá tính của bản thân.

Khuê cho rằng điểm mấu chốt trong bài luận thuyết phục được ban giám khảo đó là “Chúng ta không nên chấp nhận bất cứ cái gì mà cuộc sống mang đến cho mình, mà phải biết ta xứng đáng với điều gì và tự tạo cơ hội cho mình để đạt được điều ấy”.

“Nếu như gọi mục tiêu của mình là thiên đường thì đường đến thiên đường không từ đâu khác mà từ chính nơi mình đang đứng, từ những gì mình đang có và từ những gì mình có thể làm được. Vậy chúng ta nên tin tưởng vào bản thân mình, con đường mình đi, tin tưởng vào mục tiêu của mình thì niềm tin ấy sẽ đưa mình đi xa. Và quan trọng đầu tiên là phải hiểu chính mình”. Đó là những tâm sự rất chân thành của Khuê với các bạn cùng trang lứa.


Minh Khuê và mẹ

Một lời dạy mà Khuê nhận được từ mẹ đó là “Con muốn hiểu được bản thân mình thì trước hết phải khép mắt lại. Muốn thấy được nội lực của mình là gì thì chúng ta phải buông bỏ tất cả tác động có tính cạnh tranh, ganh đua từ bên ngoài để nhìn sâu vào bản thân mình, biết mình có được gì để từ đấy mà mình đi lên”.

Khuê chia sẻ là chắc chắn sau khi du học ở Mỹ xong sẽ quay về Việt Nam làm việc. Lý do Khuê đưa ra là lòng yêu nước. "Để trở thành một công dân toàn cầu thì không nhất thiết phải vươn ra bên ngoài. Điều ta nên làm là hiểu được nơi mà mình sinh ra, lớn lên, nơi gia đình mình cùng những người thân yêu của mình đang sống, đang cống hiến như thế nào"./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Harvard trao giải thưởng cho Justin Timberlake
Harvard trao giải thưởng cho Justin Timberlake

Nam ca sĩ Justin Timberlake sẽ được Đại học Harvard trao giải Hasty Pudding vì những đóng góp của anh cho làng giải trí thế giới.

Harvard trao giải thưởng cho Justin Timberlake

Harvard trao giải thưởng cho Justin Timberlake

Nam ca sĩ Justin Timberlake sẽ được Đại học Harvard trao giải Hasty Pudding vì những đóng góp của anh cho làng giải trí thế giới.

Những cô gái Việt ở đại học Harvard
Những cô gái Việt ở đại học Harvard

Tỷ lệ trúng tuyển của trường năm 2009 chỉ là 7%, khiến H.U trở thành một trong những trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh đầu vào thuộc loại cao nhất. Tuy nhiên không ít bạn trẻ gốc Việt vẫn không chùn bước trước ngưỡng cửa H.U

Những cô gái Việt ở đại học Harvard

Những cô gái Việt ở đại học Harvard

Tỷ lệ trúng tuyển của trường năm 2009 chỉ là 7%, khiến H.U trở thành một trong những trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh đầu vào thuộc loại cao nhất. Tuy nhiên không ít bạn trẻ gốc Việt vẫn không chùn bước trước ngưỡng cửa H.U

Harvard là trường Đại học tốt nhất thế giới
Harvard là trường Đại học tốt nhất thế giới

Trường Đại học Harvard, Mỹ mới đây vừa được tạp chí Times Higher Education  bầu chọn là trường Đại học tốt nhất thế giới.

Harvard là trường Đại học tốt nhất thế giới

Harvard là trường Đại học tốt nhất thế giới

Trường Đại học Harvard, Mỹ mới đây vừa được tạp chí Times Higher Education  bầu chọn là trường Đại học tốt nhất thế giới.

Cô gái Việt xuất sắc tại ĐH Harvard
Cô gái Việt xuất sắc tại ĐH Harvard

Với thành tích học tập xuất sắc tại Trường St. Andrew’s, Tôn Hà Anh đã được 5 trường đại học hàng đầu của Mỹ trải thảm đỏ mời nhập học, trong đó có Harvard.

Cô gái Việt xuất sắc tại ĐH Harvard

Cô gái Việt xuất sắc tại ĐH Harvard

Với thành tích học tập xuất sắc tại Trường St. Andrew’s, Tôn Hà Anh đã được 5 trường đại học hàng đầu của Mỹ trải thảm đỏ mời nhập học, trong đó có Harvard.

Tìm ra “tác giả” dọa đánh bom giả tại Đại học Harvard
Tìm ra “tác giả” dọa đánh bom giả tại Đại học Harvard

VOV.VN - Công tố viên liên bang cho biết ngày 17/12, sinh viên này dọa đánh bom giả nhằm mục đích... không phải tham gia kỳ thi cuối kỳ.

Tìm ra “tác giả” dọa đánh bom giả tại Đại học Harvard

Tìm ra “tác giả” dọa đánh bom giả tại Đại học Harvard

VOV.VN - Công tố viên liên bang cho biết ngày 17/12, sinh viên này dọa đánh bom giả nhằm mục đích... không phải tham gia kỳ thi cuối kỳ.

Giáo sư Harvard đến Việt Nam dạy kiếm tiền trong showbiz
Giáo sư Harvard đến Việt Nam dạy kiếm tiền trong showbiz

VOV.VN - “Chiến lược bom tấn” của Giáo sư Anita Elberse viết về một xu hướng táo bạo mới trong kinh doanh ngành giải trí tại Mỹ và thế giới.

Giáo sư Harvard đến Việt Nam dạy kiếm tiền trong showbiz

Giáo sư Harvard đến Việt Nam dạy kiếm tiền trong showbiz

VOV.VN - “Chiến lược bom tấn” của Giáo sư Anita Elberse viết về một xu hướng táo bạo mới trong kinh doanh ngành giải trí tại Mỹ và thế giới.

Họa sĩ Phạm Luận - người trọn đời đam mê "Nắng"
Họa sĩ Phạm Luận - người trọn đời đam mê "Nắng"

VOV.VN - Ánh sáng đóng vai trò chủ đạo trong các tác phẩm của họa sỹ Phạm Luận, lôi cuốn người xem vào thế giới mà tranh mà ông tái hiện

Họa sĩ Phạm Luận - người trọn đời đam mê "Nắng"

Họa sĩ Phạm Luận - người trọn đời đam mê "Nắng"

VOV.VN - Ánh sáng đóng vai trò chủ đạo trong các tác phẩm của họa sỹ Phạm Luận, lôi cuốn người xem vào thế giới mà tranh mà ông tái hiện

Sinh viên Đại học Cần Thơ đam mê nghệ thuật truyền thống
Sinh viên Đại học Cần Thơ đam mê nghệ thuật truyền thống

VOV.VN - Trường Đại học Cần Thơ luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sinh viên tiếp cận giá trị nghệ thuật truyền thống.

Sinh viên Đại học Cần Thơ đam mê nghệ thuật truyền thống

Sinh viên Đại học Cần Thơ đam mê nghệ thuật truyền thống

VOV.VN - Trường Đại học Cần Thơ luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sinh viên tiếp cận giá trị nghệ thuật truyền thống.