Danh tính 2 thuyền viên Việt Nam trên tàu cá Đài Loan mất tích

Hai thuyền viên này là Trần Văn Cương (Hà Tĩnh) và Nguyễn Văn Thuận (Nghệ An) cùng xuất cảnh ngày 16/1/2014

Chiều 9/3, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) cho biết đã có danh tính 2 thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu đánh bắt cá xa bờ Đài Loan “Xiang Fu Chung” (Tường Phúc Xuân) đang bị mất liên lạc trên vùng biển Nam Đại Tây Dương.

Sau khi nhận được thông tin tàu cá Đài Loan bị mất liên lạc sáng 26/2, trên tàu có 49 thuyền viên gồm 2 người Đài Loan, 11 người Trung Quốc, 21 người Indonesia, 13 người Philippines và 2 người Việt Nam, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp kiểm tra, xác minh.

Thông tin bước đầu, 2 thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu là Trần Văn Cương (sinh năm 1987, xã Kỳ Hà, H.Kỳ Anh, Hà Tĩnh) do Công ty Vinamoto phái cử và Nguyễn Văn Thuận (sinh năm 1975, xã Nghi Thiết, H.Nghi Lộc, Nghệ An) do Công ty Nosco Imast phái cử. Cả 2 lao động này cùng xuất cảnh ngày 16/1/2014.

Ông Đặng Sỹ Dũng, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, cho biết cơ quan này đã chỉ đạo 2 doanh nghiệp phái cử lao động, thông tin sự việc tới gia đình thuyền viên; phối hợp chặt chẽ với công ty môi giới, chủ tàu Đài Loan tìm mọi cách liên lạc với tàu cá, có biện pháp đảm bảo quyền lợi cho hai thuyền viên.

Liên quan đến thông tin Đài Loan có thể sẽ dỡ bỏ lệnh cấm tiếp nhận lao động Việt Nam, ông Dũng cho biết đây là một trong những nội dung đang được cơ quan lao động của hai bên thảo luận, đàm phán để tiến tới tiếp nhận lao động Việt Nam trở lại trong thời gian tới.

Theo ông Dũng, Đài Loan đã cấm tiếp nhận lao động ngư dân Việt Nam làm việc trên tàu cá gần bờ vào năm 2004 và năm 2005 ngừng tiếp nhận lao động giúp việc gia đình do tình trạng lao động bỏ trốn nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, phía Việt Nam đã có những động thái tích cực nhằm chấn chỉnh lại thị trường này.

Năm 2014, Bộ LĐ-TB-XH đã ra văn bản yêu cầu các DN xuất khẩu lao động giảm chi phí đi làm việc tại Đài Loan. Cụ thể, đối với các ngành công nghiệp, tổng chi phí của người lao động trước khi đi làm việc tại Đài Loan không vượt quá 4.000 USD/lao động  và 3.300 USD/lao động đối với lĩnh vực chăm sóc người bệnh, chi phí môi giới tối đa 1.500 USD./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam tích cực tìm kiếm thông tin về 2 thuyền viên mất tích
Việt Nam tích cực tìm kiếm thông tin về 2 thuyền viên mất tích

VOV.VN - Đây là tuyên bố được Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng đưa ra ngày 9/3.

Việt Nam tích cực tìm kiếm thông tin về 2 thuyền viên mất tích

Việt Nam tích cực tìm kiếm thông tin về 2 thuyền viên mất tích

VOV.VN - Đây là tuyên bố được Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng đưa ra ngày 9/3.

Tàu Đài Loan mất tích trên Đại Tây Dương có 2 thủy thủ người Việt Nam
Tàu Đài Loan mất tích trên Đại Tây Dương có 2 thủy thủ người Việt Nam

VOV.VN -Một tàu câu mực với 49 thành viên thủy thủ đoàn đã mất tích trên vùng biển Nam Đại Tây Dương, không phát tín hiệu cấp cứu

Tàu Đài Loan mất tích trên Đại Tây Dương có 2 thủy thủ người Việt Nam

Tàu Đài Loan mất tích trên Đại Tây Dương có 2 thủy thủ người Việt Nam

VOV.VN -Một tàu câu mực với 49 thành viên thủy thủ đoàn đã mất tích trên vùng biển Nam Đại Tây Dương, không phát tín hiệu cấp cứu

Tàu câu mực Đài Loan chở 2 thủy thủ Việt Nam mất tích
Tàu câu mực Đài Loan chở 2 thủy thủ Việt Nam mất tích

VOV.VN - Trên tàu bị mất tích có 49 thành viên, thủy thủ đoàn, trong đó có 2 người Việt Nam.

Tàu câu mực Đài Loan chở 2 thủy thủ Việt Nam mất tích

Tàu câu mực Đài Loan chở 2 thủy thủ Việt Nam mất tích

VOV.VN - Trên tàu bị mất tích có 49 thành viên, thủy thủ đoàn, trong đó có 2 người Việt Nam.