Hành trình đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc từ bản Tuyên ngôn Độc lập

VOV.VN - Đường lối độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng ta là một trong những nguyên nhân rất quan trọng dẫn đến thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, giờ đây vẫn được Đảng ta vận dụng vào thời kỳ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đó là vẫn phải có đường lối độc lập, tự chủ.

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố trước quân dân, đồng bào và với thế giới, Bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Nhưng sau ngày lập nước, chúng ta vẫn tiếp tục phải đi một chặng đường 30 năm trường kỳ gian khổ, chiến đấu chống lại các thế lực đế quốc, thực dân xâm lược để bảo vệ nền độc lập. Lời thề độc lập đã luôn khắc sâu trong tim, để các thế hệ người Việt Nam không tiếc máu xương, chiến đấu, hi sinh cho nền hòa bình, độc lập của đất nước.

Nhìn lại hành trình đấu tranh bảo vệ nền độc lập của dân tộc, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, khẳng định, cho đến ngày hôm nay, dân tộc Việt Nam vẫn kiên quyết để bảo vệ độc lập dân tộc, quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập đó.

PV: Trong bản Tuyên ngôn Độc lập đọc tại Quảng trường Ba Đình vào ngày 2/9, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững nền độc lập. Theo ông, lời khẳng định của Bác có ý nghĩa như thế nào trong thời điểm lúc bấy giờ?

PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà: Trong lịch sử, dân tộc Việt Nam đã đấu tranh để chống thực dân, phát xít, phong kiến giành độc lập dân tộc. Trong Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh viết: một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập. Rõ ràng dân tộc Việt Nam đứng vào hàng ngũ của các lực lượng đồng minh dân chủ chống phát xít, tức là đứng vào xu thế tiến bộ của thời đại, mang tính chính nghĩa, được nhân dân ủng hộ. Cho nên dân tộc Việt Nam sẽ kiên quyết để bảo vệ độc lập dân tộc, quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập đó.

PV: Khi Tổ quốc lâm nguy, Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và khẳng định: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Sau 30 năm trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chúng ta đã giành được độc lập, thống nhất trên phạm vi cả nước. Thắng lợi của đại thắng mùa xuân năm 1975 là minh chứng rõ nhất cho khát vọng hòa bình, độc lập của dân tộc ta, thưa ông?

PGS,TS Nguyễn Mạnh Hà: Đúng vậy, bởi chúng ta phải đương đầu với kẻ thù lớn mạnh nhất thế giới và còn am hiểu chúng ta. Nhưng chúng ta cũng biết kẻ thù này, bởi vì họ can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến tranh của Pháp, từ năm 1950 đến tận năm 1954 đã giúp Pháp đến 78% chi phí chiến tranh. Cho nên, thực chất, chúng ta đã đánh Mỹ ngay cả trong kháng chiến chống Pháp. Lúc đó, thế và lực của cách mạng Việt Nam đã lớn mạnh, cộng với quyết tâm không có gì quý hơn độc lập tự do, chúng ta đã triển khai thế trận chiến tranh toàn dân, toàn diện để đánh Mỹ, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại để đánh Mỹ, tạo ra sức mạnh tổng hợp lớn hơn địch. Chúng ta cũng dốc toàn lực cho tiền tuyến, cùng với sự giúp đỡ quốc tế đã tạo nên sức mạnh tổng hợp lớn hơn địch, nó phù hợp với quy luật chiến tranh là mạnh được yếu thua, thực chất là sức mạnh tổng hợp chúng ta mạnh hơn kẻ thù. Chúng ta giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đã hoàn thành khát vọng của dân tộc là sau 117 năm bị thực dân Pháp xâm lược, từ 1858 đến 1975, đất nước sạch bóng quân xâm lược.

PV: Có thể khẳng định trong suốt hành trình giữ lời thề độc lập, chúng ta đã trải qua không biết bao nhiêu đau thương mất mát. Khi đất nước bị xâm lăng, độc lập được hiểu đơn giản là đánh đuổi quân thù ra khỏi đất nước. Còn bây giờ, chúng ta đã có hòa bình, có tự do, thống nhất, khái niệm độc lập có đơn giản là không bị kẻ thù xâm lược hay không?

PGS,TS Nguyễn Mạnh Hà: Bây giờ chúng ta quan niệm phải có 4 yếu tố độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Như hiện nay rõ ràng chúng ta đã có độc lập và chúng ta cũng thực hiện chính sách độc lập là không tham gia một liên minh quân sự, không để nước ngoài đặt căn cứ quân sự ở đất nước chúng ta. Đường lối độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng ta là một trong những nguyên nhân rất quan trọng dẫn đến thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, giờ đây vẫn được Đảng ta vận dụng vào thời kỳ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đó là vẫn phải có đường lối độc lập, tự chủ.

PV: Độc lập là đứng một mình, không phụ thuộc vào ai. Nhưng trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, theo ông, chúng ta cần có biện pháp gì để có thể giải quyết hài hòa giữa hội nhập để phát triển đất nước với việc phải giữ cho được hòa bình độc lập của Tổ quốc?

PGS,TS Nguyễn Mạnh Hà: Chúng ta không chấp nhận sự can thiệp nhưng chúng ta chấp nhận sự ủng hộ giúp đỡ ở một chừng mực không vi phạm độc lập dân tộc. Như năm 1946, Bác Hồ đưa ra chủ trương dĩ bất biến, ứng vạn biến. Độc lập chủ quyền của quốc gia dân tộc là không mang đi mua bán đổi chác, động đến độc lập của tôi là không được, chúng ta phải giữ cái căn cốt ấy.

Trong bối cảnh hiện nay, khi toàn cầu hóa, rồi cách mạng công nghiệp đã len lỏi vào mọi mặt đời sống, nếu chúng ta đứng một mình theo nghĩa đen, chúng ta sẽ không phát triển được, tức là chúng ta sẽ tự cô lập mình, tự bế quan tỏa cảng. Chúng ta cần phải hội nhập nhưng phải giữ được bản sắc, phải giữ được độc lập, giữ được vị thế.

PV: Có nghĩa là, để giữ vững nền độc lập, chúng ta không thể đứng một mình mà phải hội nhập quốc tế, tăng cường quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế nhưng chúng ta phải tự chủ, không được lệ thuộc vào nước này hay nước khác?

PGS,TS Nguyễn Mạnh Hà: Đúng thế, phải quan hệ đa phương như chủ trương của Đảng, là người bạn đáng tin cậy, là người bạn có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, người ta tôn trọng chúng ta, nhưng chúng ta cũng đóng góp vào hòa bình ổn định của quốc tế.

PV: Để bảo vệ được nền hòa bình, độc lập của đất nước có quan điểm cho rằng, chúng ta phải đầu tư mua sắm thật nhiều vũ khí, rồi phải tham gia liên minh quân sự với nước này, nước kia. Ông có đồng tình với quan điểm này không?      

PGS,TS Nguyễn Mạnh Hà: Tôi không đồng tình với quan điểm đó, nền độc lập của chúng ta là để phát triển đất nước, chúng ta xây dựng Quân đội là để bảo vệ độc lập dân tộc. Chiến lược bảo vệ Tổ quốc của chúng ta là chiến lược phòng thủ, không phải là chiến lược đi tấn công ai; phòng thủ ở đây là chủ động để bảo vệ độc lập dân tộc. Chúng ta trang bị, rồi hệ thống hóa, hiện đại hóa quân đội không phải để đi đánh nước này, nước khác, mà là nâng cao chất lượng của quân đội, trang bị kỹ thuật, khả năng tác chiến quân đội là để bảo vệ đất nước. Chiến lược bảo vệ Tổ quốc của chúng ta, học thuyết quân sự của chúng ta không phải là học thuyết xâm lược.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sỹ quan Việt Nam là lực lượng uy tín, có năng lực hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất ở các phái bộ LHQ
Sỹ quan Việt Nam là lực lượng uy tín, có năng lực hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất ở các phái bộ LHQ

VOV.VN - Theo Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, sỹ quan Việt Nam là một trong những lực lượng uy tín nhất và có năng lực để hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất hiện nay ở các phái bộ của Liên Hợp Quốc

Sỹ quan Việt Nam là lực lượng uy tín, có năng lực hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất ở các phái bộ LHQ

Sỹ quan Việt Nam là lực lượng uy tín, có năng lực hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất ở các phái bộ LHQ

VOV.VN - Theo Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, sỹ quan Việt Nam là một trong những lực lượng uy tín nhất và có năng lực để hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất hiện nay ở các phái bộ của Liên Hợp Quốc

75 năm Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập: Quyền con người và quyền của mỗi dân tộc
75 năm Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập: Quyền con người và quyền của mỗi dân tộc

VOV.VN - Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ khẳng định quyền con người, quyền dân tộc trong bản tuyên ngôn độc lập mà còn chứa đựng những giá trị thời đại to lớn.

75 năm Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập: Quyền con người và quyền của mỗi dân tộc

75 năm Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập: Quyền con người và quyền của mỗi dân tộc

VOV.VN - Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ khẳng định quyền con người, quyền dân tộc trong bản tuyên ngôn độc lập mà còn chứa đựng những giá trị thời đại to lớn.

Tuyên ngôn Độc lập và quyền dân tộc tự quyết
Tuyên ngôn Độc lập và quyền dân tộc tự quyết

VOV.VN - Trong bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ đã rất sáng tạo khi phát triển, tiếp cận với quyền dân tộc từ quyền con người

Tuyên ngôn Độc lập và quyền dân tộc tự quyết

Tuyên ngôn Độc lập và quyền dân tộc tự quyết

VOV.VN - Trong bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ đã rất sáng tạo khi phát triển, tiếp cận với quyền dân tộc từ quyền con người