Hà Nội không có "vùng cấm" trong xử lý “chạy” công chức

(VOV) -Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội khẳng định với báo chí.

Chưa phát hiện trường hợp đưa- nhận tiền

Cũng trong cuộc họp này, thông tin về công tác tuyển dụng viên chức ngành giáo dục, ông Trần Huy Sáng, Giám đốc Sở Nội vụ cho biết, năm 2012 ngành giáo dục có 6.456 chỉ tiêu tuyển dụng. Tổng số thí sinh dự xét tuyển là 6.748 hồ sơ. Số thí sinh trúng tuyển, tính cả xét đặc cách là 6.315.

Ông Hồ Quang Lợi, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy: Sẽ xử lý nghiêm cán bộ nhận tiền chạy công chức

Qua đơn tố cáo của một số hội đồng tuyển dụng đã đề nghị công an, quận huyện xác minh tổng số 536 trường hợp, trong đó huyện Mỹ Đức đã tiến hành xác minh tất cả các bằng trung học phổ thông của thí sinh. 43 trường hợp giả mạo bằng cấp 3 để đi học trung cấp chuyên nghiệp đã được phát hiện. Qua thông tin báo chí kiến nghị, cơ quan chức năng đã kiểm tra, xác minh khẳng định có 16 thí sinh dự tuyển được tác động nâng điểm tại huyện Ứng Hòa liên quân đến 12 cán bộ huyện.

Sau khi có phản ánh của Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Thành ủy Trần Trọng Dực về dư luận xã hội có việc chạy công chức số tiền 100 triệu đồng tại kỳ họp thứ 6 HDND TP Hà Nội vừa qua, Sở Nội vụ đã thành lập 3 đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra tại 3 quận huyện là Thanh Trì, Ứng Hòa, Hà Đông theo chỉ đạo của Thành phố và Phó Thủ tướng Chính phủ.

Đoàn kiểm tra tại UBND huyện Thanh Trì đã phát hiện 1 trường hợp sai sót trong tổng hợp điểm xét tuyển làm thay đổi kết quả tuyển dụng ở khối Mầm non. Ngoài Ứng Hòa, chưa phát hiện có hồ sơ, tài liệu, chứng cứ thể hiện cán bộ, công chức vi phạm quy định hay lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái hay vụ lợi bất chính.

Ông Sáng cho biết thêm, tính đến ngày 4/1 chưa phát hiện trường hợp nào đưa tiền và nhận tiền để “chạy vào công chức, viên chức”, kể cả trường hợp sai phạm của huyện Ứng Hòa.

Giám đốc Sở Nội vụ Trần Huy Sáng cho rằng thi tuyển công chức, viên chức là một vấn đề xã hội nhạy cảm phức tạp, do thí sinh thi đông, chỉ tiêu tuyển có hạn nên dẫn đến hiện tượng nhờ vả giúp đỡ. Vì thế, người thi tuyển dễ bị đối tượng xấu lừa đảo, hứa hẹn “chạy” để  chiếm đoạt tiền, như trường hợp chị Phạm Thị Thơ (Quận Hoàng Mai) bị đối tượng Nguyễn Thu Hằng (xã Dương Hà, Gia Lâm) mạo danh cán bộ của Sở Nội vụ nhận 280 triệu đồng của chị Thơ và một số người khác để chạy làm giáo viên.

Không có "vùng cấm"

Vấn đề dư luận còn thắc mắc hiện nay là có hay không việc chạy 100 triệu đồng để trúng tuyển công chức? Ông Hồ Quang Lợi, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy cho rằng: “Đây là một vấn đề tiêu cực trong xã hội giống như tham nhũng, ở đâu cũng nghe thấy nhưng việc vạch mặt chỉ tên, chỉ ra địa chỉ người đó, việc đó ở đâu hoàn toàn không dễ”.

Ông Hồ Quang Lợi khẳng định, đến giờ vẫn chưa phát hiện ra (chứ không phải là không phát hiện ra) việc đó ai làm, ở đâu. Vấn đề này thành phố sẽ vẫn tiếp tục quan tâm.

“Lãnh đạo Thành phố có quan điểm dứt khoát, nếu phát hiện sai phạm thì sẽ xử lý nghiêm bất kể trường hợp đó là ai, ở đâu và sẽ không có vùng cấm”- Ông Lợi khẳng định.

Ông Lợi cũng đề nghị báo chí nếu có tư liệu, thông tin đáng tin cậy về “chạy chức” cần công khai lên báo hoặc thông tin cho Thành phố. Thành phố sẽ có những cơ quan chịu trách nhiệm để xử lý nghiêm túc vấn đề này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Làm gì để ngăn chặn nạn chạy chức, chạy quyền?
Làm gì để ngăn chặn nạn chạy chức, chạy quyền?

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn, đây là một vấn đề khó bởi người “chạy” đâu có cho tổ chức biết. Để khắc phục vấn đề này, cần tiến hành tốt các quy trình của Đảng

Làm gì để ngăn chặn nạn chạy chức, chạy quyền?

Làm gì để ngăn chặn nạn chạy chức, chạy quyền?

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn, đây là một vấn đề khó bởi người “chạy” đâu có cho tổ chức biết. Để khắc phục vấn đề này, cần tiến hành tốt các quy trình của Đảng

“Liều thuốc” cho nạn chạy chức, chạy quyền
“Liều thuốc” cho nạn chạy chức, chạy quyền

Minh bạch trong công tác bổ nhiệm cán bộ là một trong những biện pháp “cần”để làm trong sạch, nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo…

“Liều thuốc” cho nạn chạy chức, chạy quyền

“Liều thuốc” cho nạn chạy chức, chạy quyền

Minh bạch trong công tác bổ nhiệm cán bộ là một trong những biện pháp “cần”để làm trong sạch, nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo…