Hậu vỡ đập ở Thanh Hóa, nhiều hộ dân trắng tay

VOV.VN -Trong những ngày bão lũ, đập nước bị vỡ, nhiều tài sản gồm lúa gạo, trâu bò, tiền bạc... của các hộ dân bị nhấn chìm.

Sau 3 ngày ngập chìm trong nước, có mặt tại xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa vào sáng 3/10 trên các con đường vào thôn 4 và 5 bùn đất và rác rưởi vẫn đầy đường sau khi nước lũ rút. Mùi hôi do xác gia súc gia cầm chết vẫn còn phảng phất trong gió cộng thêm cái nắng gay gắt thường xuất hiện sau khi mưa bão đi qua càng làm cho không khí nơi đây thêm ảm đạm.

Tranh thủ trời nắng người dân vừa dọn dẹp đồ đạc, mang chăn màn quần áo ướt ra phơi. Vừa quét những hạt lúa bị vón cục do ngâm nước phơi trên sân còn phủ một lớp mỏng bùn nâu do nước ngập lâu ngày. Chị Lê Thị Giọng, người dân thôn 5, làng Thông, xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia thở than, từ hôm trở về nhà gia đình chị được chính quyền địa phương hỗ trợ 5kg gạo và hơn 1 thùng mì tôm ăn liền cùng với 1 chiếc chiếu mới. Mối quan tâm nhất của chị hiện nay là làm sao có gạo để nấu cơm cho các của con chị sau những ngày chạy lũ.

Phơi khô thóc và sách giáo khoa là mối quan tâm hàng đầu của người dân ở xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia

“Nước lũ lên nhanh quá tôi chỉ kịp chạy còn đồ đạc trong gia đình thì bị ngập hết. Bây giờ chỉ mong chính quyền hỗ trợ lương thực, sách vở cho gia đình sớm ổn định cuộc sống để các cháu đến trường học” - Chị Lê Thị Giọng chia sẻ.

Do ảnh hưởng của cơn bão số 10, trên địa bàn huyện Tĩnh Gia xuất hiện mưa to làm 3 hồ đập bị vỡ cùng với việc xã lũ của hồ Yên Mỹ, khiến 6 xã phía Nam của huyện bị ngập lụt. Mưa lũ bất chợt, khiến hàng trăm hộ dân không kịp trở tay. Người dân chỉ kịp bế theo con trẻ chạy ra đường, các cụ già leo lên xà nhà dỡ ngói ngồi vẫy tay cầu cứu lực lượng cứu hộ. Trong vòng ít giờ, nhiều tài sản gồm lúa gạo, trâu bò, tiền bạc... của các hộ dân bị nhấn chìm.

Cháu Lê Thị Hoa ở thôn 4 xã Tân Trường vui mừng khi sách đã khô để mai có thể đến trường.

Anh Trần Thế Nam, người dân xã Trường Lâm, có người thân của gia đình ở thôn 4, làng Thông, xã Tân Trường tâm sự: "Hôm đó trời mưa to từ sáng sớm cộng với nước dâng cao khiến cả xóm ngập cao. Tôi chạy xuống nhà bác để giúp các bác chạy lũ cũng phải đi thuyền. Còn nhà cửa thì không kịp khóa, đồ đạc đều ngập hết cả”.

Sau mưa lũ ngoài việc cứu đói cho người dân vùng thiên tai của các cấp chính quyền, vấn đề lo ngại nhất hiện nay là môi trường sinh sống sau lũ. Bởi dịch bệnh sẽ bùng phát vì môi trường và nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Ngay sau khi nước rút cán bộ xã Tân Trường khẩn trương phun thuốc khử trùng phòng dịch bệnh sau lũ.

Ông Lê Hồng Long, người dân thôn 4, xã Tân Trường lo lắng: “Trước đây ở khu vực này cũng bị ngập do lũ, sau đó dịch sốt xuất huyết hoành hành khi nước rút đi, còn bây giờ trận lũ này còn cao hơn trận lũ trước thì chắc chắn dịch bệnh là điều không tránh khỏi. Gia đình tôi đã chủ động vận động bà con trong xóm vệ sinh nhà cửa, không để bọ gậy những nơi nước tù đọng để tránh muỗi. Quan trong nhất hiện nay là ngoài sự hỗ trợ của chính quyền địa phương thì người dân cũng cần chủ động bảo vệ gia đình mình trước môi trường ô nhiễm”.

Ước tính thiệt hại của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa trong đợt mưa lũ vừa qua hơn 100 tỷ đồng. Trong đó, hơn 1.000 ha lúa và hoa màu bị ngập úng và mất trắng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sơn La chủ động phòng chống bão lũ
Sơn La chủ động phòng chống bão lũ

Tỉnh di dời những hộ dân nằm trong khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng của lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.

Sơn La chủ động phòng chống bão lũ

Sơn La chủ động phòng chống bão lũ

Tỉnh di dời những hộ dân nằm trong khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng của lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.

Hà Tĩnh gồng mình chống chọi mưa lũ
Hà Tĩnh gồng mình chống chọi mưa lũ

VOV.VN -UBND tỉnh Hà Tĩnh họp khẩn cấp về phương án xả lũ hồ Kẻ Gỗ để đảm bảo an toàn cho hồ chứa; bàn phương án khắc phục kè bị vỡ.

Hà Tĩnh gồng mình chống chọi mưa lũ

Hà Tĩnh gồng mình chống chọi mưa lũ

VOV.VN -UBND tỉnh Hà Tĩnh họp khẩn cấp về phương án xả lũ hồ Kẻ Gỗ để đảm bảo an toàn cho hồ chứa; bàn phương án khắc phục kè bị vỡ.

Nghệ An, Hà Tĩnh tiếp tục khắc phục hậu quả mưa lũ
Nghệ An, Hà Tĩnh tiếp tục khắc phục hậu quả mưa lũ

VOV.VN -Các tỉnh bị ảnh hưởng bởi mưa lũ tiếp tục tìm kiếm thi thể nạn nhân bị lũ cuốn trôi, vận hành trục tiêu thoát lũ hạn chế ngập lụt.

Nghệ An, Hà Tĩnh tiếp tục khắc phục hậu quả mưa lũ

Nghệ An, Hà Tĩnh tiếp tục khắc phục hậu quả mưa lũ

VOV.VN -Các tỉnh bị ảnh hưởng bởi mưa lũ tiếp tục tìm kiếm thi thể nạn nhân bị lũ cuốn trôi, vận hành trục tiêu thoát lũ hạn chế ngập lụt.

Mưa lũ khiến 38 nhà dân bị ngập tại Kon Tum
Mưa lũ khiến 38 nhà dân bị ngập tại Kon Tum

VOV.VN -Ngày 23/9, trên địa bàn tỉnh Kon Tum còn có mưa vừa, mưa to trên diện rộng, trên các sông nước lũ tiếp tục dâng cao.

Mưa lũ khiến 38 nhà dân bị ngập tại Kon Tum

Mưa lũ khiến 38 nhà dân bị ngập tại Kon Tum

VOV.VN -Ngày 23/9, trên địa bàn tỉnh Kon Tum còn có mưa vừa, mưa to trên diện rộng, trên các sông nước lũ tiếp tục dâng cao.

Cứu hộ 40 công nhân Khu kinh tế Vũng Áng trong cơn bão số 10
Cứu hộ 40 công nhân Khu kinh tế Vũng Áng trong cơn bão số 10

VOV.VN - Các công nhân ở khu kinh tế Vũng Áng và đơn vị đang thi công cầu sông Quyền, huyện Kỳ Anh bị mắc kẹt do mưa lớn của bão số 10

Cứu hộ 40 công nhân Khu kinh tế Vũng Áng trong cơn bão số 10

Cứu hộ 40 công nhân Khu kinh tế Vũng Áng trong cơn bão số 10

VOV.VN - Các công nhân ở khu kinh tế Vũng Áng và đơn vị đang thi công cầu sông Quyền, huyện Kỳ Anh bị mắc kẹt do mưa lớn của bão số 10

8 người chết, 199 người bị thương trong bão lũ
8 người chết, 199 người bị thương trong bão lũ

VOV.VN - Tại các địa phương, bão lũ làm hư hỏng gần 4.300 hecta lúa, gần 13.000 hecta ngô, sắn và hoa màu bị ngập, đổ...

8 người chết, 199 người bị thương trong bão lũ

8 người chết, 199 người bị thương trong bão lũ

VOV.VN - Tại các địa phương, bão lũ làm hư hỏng gần 4.300 hecta lúa, gần 13.000 hecta ngô, sắn và hoa màu bị ngập, đổ...