Không nên ăn những bộ phận nào của con bò?

VOV.VN - Một số bộ phận của con bò rất độc hại đối với sức khỏe con người, dù giá rẻ như cho cũng không nên mua để ăn.

Ngoài thịt bò là một trong những loại thực phẩm thiết yếu và bổ dưỡng, nhiều bộ phận khác của loài động vật này cũng được ưa chuộng, chế biến thành các món khoái khẩu.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, không phải phần nào cũng của nó cũng bổ dưỡng, có những bộ phận của con bò không nên ăn nếu bạn thực sự quan tâm đến sức khỏe bản thân.

Những bộ phận nào của bò không nên ăn?

Trả lời VnExpress, BS Đào Thị Hảo (khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) cho biết, nội tạng (đặc biệt là gan, phổi) và da là các bộ phận của bò không nên ăn nhiều. 

Nội tạng bò không chỉ có lượng cholesterol cao mà còn có thể chứa giun sán, vi khuẩn, virus gây bệnh nguy hiểm, hoặc tồn dư lượng thuốc trong quá trình chăn nuôi.

Đặc biệt, những người có bệnh lý tim mạch, rối loạn chuyển hóa, gout, huyết áp, béo phì, tắc mạch chi không nên ăn nội tạng bò nói riêng và nội tạng động vật nói chung để không làm tăng nguy cơ biến chứng.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), trong 100gr gan bò có 355mg cholesterol; 100gr phổi bò chứa 242mg cholesterol. Việc tiêu thụ quá nhiều loại thực phẩm này sẽ làm cholesterol trong máu tăng lên, lắng đọng ở thành mạch, gây các mảng xơ vữa.

Đặc biệt, phổi là cơ quan hô hấp của bò nên tồn dư nhiều chất bẩn, các loại bụi, kim loại nặng, không tốt cho người ăn.

Phần da bò vốn là món ăn được nhiều dân nhậu ưa chuộng nhưng lại rất khó tiêu hóa. Chưa kể, da bò có hàm lượng dinh dưỡng thấp nhưng rủi ro lại cao do khá bẩn, nếu không xử lý kỹ sẽ mất vệ sinh.

Ngoài ra, xét về thành phần dinh dưỡng, da bò cũng không phải thực phẩm lành mạnh khi 100gr da có tới 11gr chất béo bão hòa, 95mg cholesterol.

Vì thế, mọi người thận trọng khi sử dụng nội tạng và da bò. Chuyên gia cũng khuyên nên ăn thịt bò đã được nấu chín, đề phòng sán xâm nhập cơ thể.

Những người không nên ăn thịt bò?

Thịt bò là bộ phận bổ dưỡng và lành mạnh nhất của bò, được sử dụng phổ biến nhất để làm thực phẩm. Nó được gọi là "vua của các loại thịt đỏ" vì giàu protein chất lượng cao, nhiều vitamin và chất khoáng quan trọng như B12, kẽm, sắt, taurine…

Tuy nhiên, người mắc một số bệnh lý dưới đây nên hạn chế sử dụng thịt bò.

Người mắc bệnh da liễu

Với một số người mắc bệnh ngoài da khi ăn thịt bò sẽ có phản ứng bất lợi. Thịt bò thuộc dạng nóng nên sau khi ăn món này, người bệnh da liễu thường cảm thấy nóng ran và ngứa ngáy. Đặc biệt, với người bị bệnh thuỷ đậu, thịt bò nằm trong danh sách các thực phẩm cần kiêng.

Người vừa cắt ruột thừa

Sau phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa, hệ thống tiêu hóa hoạt động yếu. Trong giai đoạn này, người bệnh thường được khuyến khích chọn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu như nước cháo loãng, cháo, súp loãng. Trong khi đó thịt bò là thức ăn tiêu hoá chậm, do đó nên tránh dùng khi mới phẫu thuật.

Người bị viêm khớp

Trrong quá trình tiêu hoá thịt bò, cơ thể sản xuất rất nhiều axit. Các axit cần khoáng chất canxi để trung hòa. Nếu không được bổ sung đủ lượng canxi cần thiết, cơ thể sẽ tự rút canxi từ hệ xương để làm tròn nhiệm vụ. Đối với người bị viêm khớp, điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của xương.

Người bị sỏi thận

Thịt bò rất giàu protein khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng, dễ làm hình thành hoặc phát triển sỏi thận. Vì vậy, những người đang trong quá trình điều trị sỏi thận nên hạn chế ăn thịt bò.

Người tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu

Thịt bò giàu đạm và chứa lượng chất béo bão hòa cao, có thể gây ảnh hưởng xấu trong điều trị các bệnh này, vì vậy người bệnh nên hạn chế ăn.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những ai không nên ăn quả sấu?
Những ai không nên ăn quả sấu?

VOV.VN - Quả sấu thường được sử dụng để nấu canh hoặc ngâm đường, nhưng một số người không nên ăn sấu hoặc các món chế biến từ loại quả này.

Những ai không nên ăn quả sấu?

Những ai không nên ăn quả sấu?

VOV.VN - Quả sấu thường được sử dụng để nấu canh hoặc ngâm đường, nhưng một số người không nên ăn sấu hoặc các món chế biến từ loại quả này.

Bị đau mắt đỏ nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
Bị đau mắt đỏ nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

VOV.VN - Chế độ ăn phù hợp có thể cải thiện tình trạng đau mắt đỏ. Dưới đây là những thực phẩm bạn nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày để nhanh chóng khỏi bệnh đau mắt đỏ.

Bị đau mắt đỏ nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

Bị đau mắt đỏ nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

VOV.VN - Chế độ ăn phù hợp có thể cải thiện tình trạng đau mắt đỏ. Dưới đây là những thực phẩm bạn nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày để nhanh chóng khỏi bệnh đau mắt đỏ.

Nên ăn cà rốt sống hay nấu chín?
Nên ăn cà rốt sống hay nấu chín?

VOV.VN - Nhiều người nghĩ cà rốt sống tốt hơn vì còn nguyện vẹn vitamin, những người khác lại cho rằng cần nấu chín để đảm bảo vệ sinh, vậy nên ăn cà rốt sống hay nấu chín?

Nên ăn cà rốt sống hay nấu chín?

Nên ăn cà rốt sống hay nấu chín?

VOV.VN - Nhiều người nghĩ cà rốt sống tốt hơn vì còn nguyện vẹn vitamin, những người khác lại cho rằng cần nấu chín để đảm bảo vệ sinh, vậy nên ăn cà rốt sống hay nấu chín?

Tại sao nên ăn chuối hàng ngày, bạn biết chưa?
Tại sao nên ăn chuối hàng ngày, bạn biết chưa?

VOV.VN - Ăn chuối mỗi ngày sẽ tốt cho cơ bắp, kiểm soát cân nặng và giúp cơ thể nhận được các chất dinh dưỡng lành mạnh, tim và huyết áp hoạt động ổn định. Sau đây là tất cả lý do mà bạn nên đưa chuối vào trong chế độ ăn uống hằng ngày.

Tại sao nên ăn chuối hàng ngày, bạn biết chưa?

Tại sao nên ăn chuối hàng ngày, bạn biết chưa?

VOV.VN - Ăn chuối mỗi ngày sẽ tốt cho cơ bắp, kiểm soát cân nặng và giúp cơ thể nhận được các chất dinh dưỡng lành mạnh, tim và huyết áp hoạt động ổn định. Sau đây là tất cả lý do mà bạn nên đưa chuối vào trong chế độ ăn uống hằng ngày.