Lễ Hội Yên Tử 2011

Công tác chuẩn bị cho ngày khai hội Yên Tử vào ngày 12/2 tới đã tổ chức chu đáo từ nhiều ngày trước đó.

Đã thành truyền thống, hàng năm vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch, Hội Xuân Yên Tử chính thức được khai mạc. Lễ hội Yên Tử thông thường có hai phần lễ và hội với các nội dung: trống khai hội, cầu quốc thái dân an, lễ đóng dấu thiêng Yên Tử, biểu diễn nghệ thuật truyền thống, các bản hội Phật tử lên dâng lễ cúng Tam Tổ… Năm nay, đồng bào dân tộc ít người quanh khu vực di tích Yên Tử sẽ tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao trong ngày khai hội.

Công tác chuẩn bị cho Lễ hội Yên Tử năm 2011 diễn ra được an toàn, tốt đẹp, tạo thuận lợi cho người dân về đất Phật đã được chuẩn bị từ nhiều tháng trước, đặc biệt là vấn đề đảm bảo an toàn giao thông. Ngay từ ngày đầu năm Tân Mão, lực lượng công an Quảng Ninh đã nhận nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, không bị ách tắc, nhất là đoạn đường từ quốc lộ 18 vào chân núi Yên Tử.

Mấy năm nay, nhờ có hệ thống cáp treo với 2 chặng: từ bến Giải Oan đến chùa Hoa Yên, từ chùa Hoa Yên tới khu vực tượng An Kỳ Sinh nhiều người dân, nhất là các cụ già đã có dịp đặt chân lên đỉnh  non thiêng Yên Tử, chiêm bái, thắp nén hương tại chùa Đồng.

Một số đoạn đường ở khu di tích văn hoá, lịch sử Yên Tử được tu sửa, lan can ven đường được xây dựng mới, hệ thống đèn được lắp đặt, tạo thuận lợi cho khách hành hương

Trước mùa lễ hội, Công ty cổ phần Phát triển Tùng Lâm đã nâng cấp toàn bộ hệ thống cáp treo: hệ thống cabin từ khu vực tượng An Kỳ Sinh lên chùa Đồng được trang bị mới, rộng rãi, đẹp và an toàn hơn nên cơ bản không còn hiện tượng ùn tắc. Trong năm 2010, tuyến đường bộ từ cầu Giải Oan lên đến tận chùa Đồng đã được nâng cấp, lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng. Một số đoạn đường lên chùa Đồng đã được đầu tư tu sửa. Các quầy hàng ăn uống, nghỉ chân được sửa sang, bố trí cho phù hợp với quang cảnh chung làm sao đảm bảo tinh thần phục vụ văn minh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Năm 2010 lễ hội Yên Tử đón hơn 2 triệu khách thập phương hành hương về đất Phật. Dự kiến năm nay khoảng 2,5 đến 3 triệu phật tử, du khách về vùng cõi thiêng này tìm hiểu truyền thống văn hoá, lịch sử được nhiều người biết đến này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên