Mẹ và vợ bất hòa, tôi nên làm gì cho phải?
VOV.VN - Từ trước khi cưới, mẹ và vợ tôi đã có những xung đột không thể hòa giải, khiến tôi rất khó xử khi đứng giữa.
Tôi năm nay 32 tuổi, đã kết hôn được 1 năm. Tôi là con trai Hà Nội gốc, lại là con một nên được bố mẹ yêu chiều. Vợ tôi là người Thanh Hóa, sau khi học xong đại học thì ở lại Hà Nội. làm việc cho một công ty tư nhân.
Mẹ tôi, người vốn có tư tưởng truyền thống, ngay từ đầu đã tỏ ý không hài lòng về vợ tôi. Mẹ chê công việc của vợ tôi lương thấp, tỏ ra khinh thường. Bà thậm chí còn cho rằng vợ tôi tiếp cận con trai mình là có mục đích, muốn kết hôn là vì ham tài sản của đằng trai.
Mẹ biết, mẹ chỉ nói lên suy nghĩ về nói chung dựa vào hiểu biết sơ sài bên ngoài về vợ tôi. Bà không biết rằng tuy công việc của vợ tôi bình thường, lương lại thấp nhưng trong sự nghiệp luôn nỗ lực cố gắng, trong cuộc sống vô cùng tiết kiệm, không hề thiếu thốn như bà tưởng tượng. Tôi cũng nhiều lần giải thích với mẹ rằng vợ mình không phải là loại gái tham vật chất, mà ngược lại rất độc lập về tiền bạc. Thế nhưng dù có giải thích thế nào, mẹ cũng không nghe vào tai. Dù vợ tôi đã về làm dâu nhưng mẹ chồng vẫn không thay đổi quan điểm đối với cô ấy.
Trong khi tình cảm của vợ chồng son càng ngày càng sâu đậm, cuộc sống hôn nhân cũng trôi qua hòa thuận thì mẹ chồng lại tỏ ý không hài lòng. Mẹ chồng luôn nói bóng gió với tôi rằng cô là người tiêu tiền bừa bãi, không có kế hoạch, còn nói cô 2, 3 ngày lại thấy về nhà đẻ, nhất định là đưa tiền cho người nhà mẹ đẻ, để tôi cẩn thận giữ tiền. Mỗi lần mẹ nói như vậy, tôi đều bảo vệ vợ. Hơn nữa, cô ấy vẫn duy trì độc lập kinh tế, cho dù về nhà mẹ đẻ đưa tiền thì cũng là tiền của cô ấy, không thể bắt bẻ.
Một tháng trước, mẹ tôi đột nhiên yêu cầu vợ tôi phải giao thẻ lương của tôi cho bà quản. Vợ tôi cũng đành giao thẻ lương cho mẹ chồng, nhưng cũng tỏ ý uất ức, không chịu ngủ chung với chồng. Cả ngày, cô ấy cũng thường xuyên tránh mặt tôi và mẹ tôi. Tôi hiểu nỗi uất ức của vợ, nhưng mẹ cũng là người nuôi tôi khôn lớn, tôi càng không muốn làm trái ý mẹ. Tôi nên làm gì bây giờ?./.