Ngáy ngủ ảnh hưởng đến “lửa” hạnh phúc hôn nhân ra sao?

VOV.VN - Các nghiên cứu bệnh lý ngưng thở khi ngủ cũng tác động không nhỏ đến đời sống tình dục – được xem như ngọn lửa giữ hạnh phúc của hôn nhân.

Chưa hết nếu không điều trị các bệnh lý kịp thời sẽ gây ra nhiều hệ lụy như làm giảm khả năng sản xuất testosterone ở cả nam và nữ, gây rối loạn tình dục.

Để giải đáp những điều thầm kín này, Phóng viên VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với bác sĩ Phan Thanh Thủy đến từ Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai, nhằm giải đáp những thắc mắc hoặc những lắng lo khó nói của các quý thính giả.

PV: Có một việc rất là thầm kín rằng, bệnh lý ngưng thở khi ngủ nó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống tình dục của người bệnh?

ThS BS Phan Thanh Thủy: Đây là một câu hỏi hay mà đôi khi chúng ta cũng ít để ý. Có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn góp phần gây ra những cảm xúc ảnh hưởng đến ham muốn tình dục, cũng như sự thỏa mãn tình dục của một người.

Các nghiên cứu cũng phát hiện rằng, có tới 70% nam giới bị mắc chứng ngưng thở khi ngủ gặp các vấn đề về hoạt động tình dục và cả nữ giới cũng thế. Nữ giới mà mắc chứng ngưng thở không được điều trị cũng tăng các trường hợp không hài lòng hoặc rối loạn chức năng tình dục.

PV: Vậy bệnh lý ngưng thở khi ngủ tác động xấu và làm căng thẳng  cho đời sống vợ chồng ra sao?

ThS BS Phan Thanh Thủy: Việc không thể ngủ ngon thường xuyên sẽ tác động tiêu cực đến  mối quan hệ hôn nhân, bạn tình, từ đó có thể ảnh hưởng đến đời sống quan hệ tình dục. Ở đây chúng ta thấy rằng, các nhà khoa học làm các nghiên cứu chứng minh rằng giấc ngủ bị gián đoạn thì nồng độ testosterone bị giảm xuống.

Cả  nam và nữ giới đều sản xuất testosterone  - một trong những loại hóc môn giới tính. Vậy sự  sụt giảm testosterone này là cái yếu tố để dẫn đến các rối loạn. Ví dụ như rối loạn cương dương hoặc mất ham muốn tình dục.

Ngoài ra, khi một cặp vợ chồng ngủ cùng nhau, song người bạn đời của mình thì lại ngáy to quá, ngáy liên tục nên người còn lại có cảm giác ngủ không ngon, mệt mỏi dẫn đến bất hòa trong ngày. Bản thân bác sĩ Thủy gặp nhiều trường hợp vợ đưa chồng đến khám.

Bởi vì ngủ ngáy to quá khiến bà vợ không ngủ được, thậm chí xuất hiện cơn ngưng thở và chị lúc nào cũng cảm giác lo sợ trong đầu “Chết rồi, nếu chồng mình ngừng thở thế này liệu ông ấy có đột tử trong đêm hay không?”.

Cho nên người thân lúc nào cũng trong trạng thái lo lắng, bất an và thậm chí người nhà chia sẻ đôi khi phải thức canh chồng đêm đêm để lỡ khi nào ngừng thở để đánh thức. Đấy là những mối lo khi mối quan hệ hôn nhân giữa 2 người lại có một người ngưng thở khi ngủ.

PV: Vậy việc điều trị giúp bệnh nhân có nhịp sống bình thường trở lại cũng như giảm được tác hại bệnh ngủ ngáy?

ThS BS Phan Thanh Thủy: Trước tiên cần phải chẩn đoán được hội chứng ngưng thở khi ngủ, xác định đây là chứng ngưng thở khi ngủ mình phải dựa vào đo đa ký hô hấp hoặc đa ký giấc ngủ. Thứ hai, hội chứng ngưng thở khi ngủ ở mức độ nào?

Mức độ nhẹ, trung bình hay ở mức độ nặng, tùy theo mức độ nặng nhẹ bác sĩ sẽ đề ra hướng giải quyết tùy trường hợp và tình trạng của mỗi bệnh nhân. Nhân đây bác sĩ xin chia sẻ trường hợp thường gặp. Đó là ca một chị vợ đưa chồng đến khám và kể rằng anh ấy ngủ ngáy nhiều quá, khiến chị nhà không ngủ được.

Ca này đặc biệt ở chỗ là thời điểm xảy ra vào giai đoạn Covid-19, thời điểm đang giãn cách xã hội. Khi không đi làm, ở nhà người chồng bắt đầu tăng cân và mua máy đo SPO2 về theo dõi Covid,  ban ngày theo dõi SPO2 bình thường nhưng vào đêm thì oxy trong máu giảm nên lo lắng đi khám.

Khi khám bác sĩ tiến hành đo đa ký hô hấp thì phát hiện ra là có ngưng giảm thở rất nặng, với chỉ số giảm thở (AHI) lên tới 70, tức là 70 cơn ngừng thở trong vòng 1 giờ. Sau đó, bệnh nhân được bác sĩ tư vấn gồm các biện pháp điều trị giảm cân và đeo máy trợ thở khi ngủ.

Qua thời gian điều trị thì được phản hồi rất tích cực từ bệnh nhân lẫn người nhà. Bệnh nhân kể rằng rất thỏa mái, sau một đêm dậy thấy đầu óc tỉnh táo, minh mẫn không còn mệt mỏi đau đầu như trước. Riêng người vợ nhắn tin với bác sĩ, từ ngày chồng được điều trị nên cũng được ngủ ngon hơn.

Chị còn tâm sự: “em không còn chịu đựng tiếng ồn do ngáy, không phải sợ giảm oxy và những vấn đề ngưng thở trong đêm của chồng”.

Vì vậy vợ chồng cảm thấy hạnh phúc, thích phương án điều trị và bày tỏ sau bao nhiêu năm mới biết phương án điều trị của bác sĩ, giá như biết sớm hơn thì tốt cho cả vợ chồng.

PV: Xin cảm ơn bác sĩ!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngáy và ngưng thở khi ngủ, âm thầm gây hại cho tài xế
Ngáy và ngưng thở khi ngủ, âm thầm gây hại cho tài xế

VOV.VN - Chúng ta dành 1/3 cuộc đời mình để ngủ, song không mấy ai hiểu hết về khoa học giấc ngủ, giấc ngủ cũng biểu hiện sức khỏe thể chất tinh thần của một con người.

Ngáy và ngưng thở khi ngủ, âm thầm gây hại cho tài xế

Ngáy và ngưng thở khi ngủ, âm thầm gây hại cho tài xế

VOV.VN - Chúng ta dành 1/3 cuộc đời mình để ngủ, song không mấy ai hiểu hết về khoa học giấc ngủ, giấc ngủ cũng biểu hiện sức khỏe thể chất tinh thần của một con người.

10 nguyên nhân khiến bạn ngáy khi ngủ
10 nguyên nhân khiến bạn ngáy khi ngủ

VOV.VN -Rất nhiều người ngáy khi ngủ và điều này có thể gây phiền toái cho những người xung quanh. Dưới đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng này.

10 nguyên nhân khiến bạn ngáy khi ngủ

10 nguyên nhân khiến bạn ngáy khi ngủ

VOV.VN -Rất nhiều người ngáy khi ngủ và điều này có thể gây phiền toái cho những người xung quanh. Dưới đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng này.

7 thói quen khi đi ngủ giúp giảm cân hiệu quả mà bạn nên thực hiện mỗi ngày
7 thói quen khi đi ngủ giúp giảm cân hiệu quả mà bạn nên thực hiện mỗi ngày

VOV.VN - Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại, iPad,... sẽ làm giảm việc sản xuất ra melatonin. Vì thế bạn sẽ mất nhiều thời gian để bắt đầu giấc ngủ, khiến cơ thể mệt mỏi vào ngày hôm sau.

7 thói quen khi đi ngủ giúp giảm cân hiệu quả mà bạn nên thực hiện mỗi ngày

7 thói quen khi đi ngủ giúp giảm cân hiệu quả mà bạn nên thực hiện mỗi ngày

VOV.VN - Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại, iPad,... sẽ làm giảm việc sản xuất ra melatonin. Vì thế bạn sẽ mất nhiều thời gian để bắt đầu giấc ngủ, khiến cơ thể mệt mỏi vào ngày hôm sau.