“Chưa bao giờ đất nước có nền tảng tài chính quốc gia vững mạnh như hiện nay”

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh điều này khi thảo luận về tài chính quốc gia, về đầu tư công, nợ công cũng như tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước.

“Thành công là cơ bản, song còn những băn khoăn”

Phát biểu trên hội trường sáng 2/11, Đại biểu Trần Văn Lâm – Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách (TC-NS) cho rằng, nửa nhiệm kỳ đã qua, đất nước ta đà vững vàng vượt qua nhiều sóng gió, thách thức, và đang sẵn sàng bước vào giai đoạn phát triền mới. Góp phần làm nên kết quà đó, cỏ sự đóng góp rất quan trọng của công tác quàn trị ngân sách và thực thi chính sách tài khóa.

“Có thể nói, chưa bao giờ đất nước ta có được nền tảng tài chính quốc gia vững mạnh như hiện nay” – ông nói.

Chứng minh cho nhận định đó, ông Lâm cho biết, trong hoàn cảnh khó khăn, dịch bệnh, nhưng các kế hoạch tài chính, ngân sách trung hạn và hàng năm đều được triển khai thực hiện đạt và vượt kế hoạch; đảm bảo các nhu cầu chi định kỳ và đột xuất; bội chi thấp hơn dự toán; nợ công, nợ Chính phủ nằm trong giới hạn an toàn; tạo dư địa cho các chính sách tài khoá được triển khai tích cực, hiệu quả.

Điều hành chính sách tài khoá thời gian qua vừa góp phần quan trọng đảm bảo ồn dinh kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, vừa hỗ trợ phục hồi sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, tạo tiền đề cho sự phát triển đất nước cả trước mắt và lâu dài.

Sự phối hợp với chính sách tiền tệ cũng đồng bộ hiệu quả chính sách tài khóa vừa qua

“Thành công là cơ bản, song cũng còn những băn khoăn, trăn trở” – đại biểu Trần Văn Lâm nói. Nhiều chính sách thu ngân sách biểu hiện sự lạc hậu, bất cập, nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh. Ví dụ thuế thu nhập cá nhân hiện hành, với các qui định về khởi điểm thu nhập chịu thuế; phân chia bậc lũy tiến, mức chiết trừ gia cảnh... không được cập nhật theo biến động của mức lương tối thiểu, giá cả, lạm phát; có nội dung đã lạc hậu cả chục năm.

Thuế VAT được coi là sắc thuế tiên tiến, hiện đại, song cũng có không ít vấn đề khi số thu lớn, nhưng số hoàn cũng lớn.

“Điều đáng nói, qui trình hành thu phức tạp, tốn kém, diễn ra ở rất nhiều khâu trung gian; thu rồi khấu trừ; thu rồi lại phải hoàn; chi phí cho thu, rồi lại chi phí cho hoàn nhưng kết cục ngân sách chẳng được bao nhiêu. Quá trình này còn làm tàng nguy cơ, rủi ro sai phạm, gian lận, thất thu” - ” – ông Trần Văn Lâm phân tích.

Bội chi ngân sách tính trên GDP luôn được duy trì trong giới hạn an toàn; thực tế bội chi thực hiện luôn thấp hơn dự toán. Kết quả này có yếu tố tích cực về tăng hệ số an toàn nợ quốc gia. Song, ở khía cạnh khác lại không hoàn thành kế hoạch đầu tư, sẽ ảnh hường tới tiềm năng tăng trường cả ở hiện tại và giai đoạn sau.

Về sử dụng các công cụ tài khoá vĩ mô, thời gian qua, Chính phủ, Quốc hội đã sử dụng linh hoạt, đồng bộ khá hiệu quả phù hợp với tình hình tại từng thời điểm. Tuy nhiên, nhiều biện pháp còn mang tính tình thế, ứng phó, trong đó chứa đựng không ít mâu thuẫn mà chưa phải là biện pháp căn cơ, bền vững.

“Chính sách đề ra để ứng phó bối cảnh tình hình dịch bệnh phức tạp, nay đã khác thì cũng cần phải thay đồi phù hợp. Có thể liên hệ hình ảnh: cơ thể ta khi có bệnh, cần dùng thuốc; nhưng thuốc bổ mà dùng nhiều quá có khi còn sinh bệnh khác, chứ nói chi thuốc bệnh. Dùng phải có liều” – ông Trần Văn Lâm nêu ý kiến.

Nhà nước nên mua lại dự án BOT đường cao tốc, cầu đường bộ đang bị lỗ?

Đề cập kế hoạch đầu tư công, Đại biểu Phạm Văn Thịnh (đoàn Bắc Giang) cho rằng thành phần kinh tế Nhà nước cần là nhà đầu tư chính cho các hạ tầng giao thông chiến lược. Bởi có lợi thế tuyệt đối so với nhà đầu tư khác về thời hạn thu hồi vốn đối với dự án đầu tư; lợi ích đem lại của các dự án hạ tầng chiến lược về giao thông là lợi ích tổng hợp, đa mục đích, cả kinh tế, xã hội, thậm chí cả quốc phòng, an ninh và chính trị.

Theo ông, với công nghệ thu phí như hiện nay, việc quản lý nguồn thu từ khai thác các dự án giao thông chiến lược như đường cao tốc, cầu, cảng biển, cảng hàng không đều dễ dàng được thực hiện và giám sát chặt chẽ, nên thành phần kinh tế Nhà nước quản lý sẽ không gặp phải thất thoát, loại trừ được cái gọi là “thất bại thị trường” của kinh tế Nhà nước.

Các nghiên cứu mới nhất về các nền kinh tế phát triển đều cho thấy, vai trò của kinh tế Nhà nước tại các quốc gia này ngày càng quan trọng và mở rộng, thực hiện đúng vai trò dẫn dắt và sửa chữa các khuyết tật của kinh tế thị trường.

“Tôi đề xuất với Chính phủ cần có giải pháp để đột phá phát huy vai trò của thành phần kinh tế Nhà nước là nhà đầu tư các dự án hạ tầng giao thông chiến lược, cũng như quản lý, vận hành, khai thác các dự án này” – ông Thịnh nêu kiến nghị Nhà nước mua lại các dự án BOT đường cao tốc, cầu đường bộ của nhà đầu tư tư nhân hiện đang bị lỗ, không cân đối được phương án tài chính.

Chính phủ đang tập trung nghiên cứu và đề xuất dự án đầu tư lớn cho giao thông đường sắt, dự kiến sẽ được thực hiện sau năm 2025. Tuy nhiên, ngay trong thời điểm này, đại biểu Phạm Văn Thịnh thấy có 1 hệ thống đường sắt có nhiều tiềm năng nhưng chưa được tập trung khai thác. Đó là 2 tuyến đường sắt khổ 1m43 là Yên Viên – Kép (Bắc Giang) – Đồng Đăng (Lạng Sơn) và Lưu Xá (Thái Nguyên) – Kép – Cái Lân (Quảng Ninh), giao nhau tại ga Kép – Bắc Giang.

Đây là 2 tuyến có khổ 1m43 duy nhất của cả nước, được kết nối trực tiếp với hệ thống đường sắt của Trung Quốc, cách đầu mối trung tâm vận tải của Trung Quốc là thành phố Trùng Khánh chưa đến 1.200km. Đồng thời, ở phía Việt Nam, tuyến được kết nối trực tiếp ra biển là cảng nước sâu Cái Lân, có năng lực đón tàu container lên đến 70.000 tấn.

“Tuyến đường này có tiềm năng rất lớn về vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu” – ông Phạm Văn Thịnh nhấn mạnh và dẫn chứng các số liệu chứng minh. Vì vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ nghiên cứu và đề ra các biện pháp, trong đó có bổ sung dự án nâng cao năng lực vận tải của 2 tuyến đường sắt trên và cảng nước sâu Cái Lân vào đầu tư công trung hạn 2021-2025 để nhanh chóng khai thác tiềm năng to lớn về tuyến vận tải đã có sẵn.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Làm sao để cán bộ dám nghĩ, dám làm không theo nghĩa "xé rào"?
Làm sao để cán bộ dám nghĩ, dám làm không theo nghĩa "xé rào"?

VOV.VN - Đánh giá cao việc Chính phủ ban hành Nghị định khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, song có ý kiến đại biểu Quốc hội băn khoăn, một văn bản tầm dưới luật sẽ khó triển khai hiệu quả trên thực tế.

Làm sao để cán bộ dám nghĩ, dám làm không theo nghĩa "xé rào"?

Làm sao để cán bộ dám nghĩ, dám làm không theo nghĩa "xé rào"?

VOV.VN - Đánh giá cao việc Chính phủ ban hành Nghị định khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, song có ý kiến đại biểu Quốc hội băn khoăn, một văn bản tầm dưới luật sẽ khó triển khai hiệu quả trên thực tế.

Bộ trưởng KH&ĐT lý giải nguyên nhân gói hỗ trợ lãi suất 2% cho DN "tắc"
Bộ trưởng KH&ĐT lý giải nguyên nhân gói hỗ trợ lãi suất 2% cho DN "tắc"

VOV.VN - Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do thiết kế chương trình hỗ trợ lãi suất 2% rất thận trọng, trong đó có quy định về "dự án có khả năng phục hồi” khiến người đi vay, đơn vị cho vay đều "ngại" trong việc hiểu thế nào là doanh nghiệp có khả năng phục hồi.

Bộ trưởng KH&ĐT lý giải nguyên nhân gói hỗ trợ lãi suất 2% cho DN "tắc"

Bộ trưởng KH&ĐT lý giải nguyên nhân gói hỗ trợ lãi suất 2% cho DN "tắc"

VOV.VN - Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do thiết kế chương trình hỗ trợ lãi suất 2% rất thận trọng, trong đó có quy định về "dự án có khả năng phục hồi” khiến người đi vay, đơn vị cho vay đều "ngại" trong việc hiểu thế nào là doanh nghiệp có khả năng phục hồi.

Thêm một bộ SGK có giải quyết được vấn đề giá?
Thêm một bộ SGK có giải quyết được vấn đề giá?

VOV.VN - Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP.HCM) cho rằng, phải nhìn nhận theo cách thức khác để thắt chặt chất lượng SGK, kiểm định chất lượng, cơ chế giá, chi phí, chứ không chỉ là vai trò ai biên soạn.

Thêm một bộ SGK có giải quyết được vấn đề giá?

Thêm một bộ SGK có giải quyết được vấn đề giá?

VOV.VN - Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP.HCM) cho rằng, phải nhìn nhận theo cách thức khác để thắt chặt chất lượng SGK, kiểm định chất lượng, cơ chế giá, chi phí, chứ không chỉ là vai trò ai biên soạn.