Người khuyết tật vẫn gặp khó dù thạo nghề

(VOV) -Người khuyết tật phải cố gắng gấp nhiều lần mới theo được người bình thường, song tiền công lại thấp hơn…

Nghị lực của chàng trai liệt đôi chân

Bị liệt cả hai chân do tai biến từ một cơn sốt ác tính từ khi mới 3 tháng tuổi, nhưng Quách Đức Mạnh ở thôn Cao Xá, xã Cao Thủy, huyện Thanh Oai – Hà Nội không chịu đầu hàng số phận mà vươn lên làm giàu. Hiện xưởng mộc của Mạnh đã tạo được việc làm cho 11 thanh niên trong xã, trong đó có 2 người khuyết tật.

Với đôi nạng gỗ, song Mạnh vẫn có thể di chuyển hoạt bát để quán xuyến công việc trong xưởng. Nhìn đôi thay thoăn thoắt của Mạnh thao tác đục, bào… trên những tấm gỗ, để cho ra đời những sản phẩm có văn hoa tinh xảo, ai cũng khâm phục nghị lực của chàng thanh niên 30 tuổi này.

Mạnh kể, bố mẹ làm ruộng, nhà lại đông anh em. Tuy chịu thiệt thòi từ bé, nhưng anh không cam chịu sống cảnh lệ thuộc gia đình. Học hết cấp 2, Mạnh đã xác định phải trang bị cho mình một nghề ổn định để lập nghiệp. Do bị khuyết tật vận động nên Mạnh nghĩ công việc “ngồi” là phù hợp với mình. Thế là Mạnh lân la tới các bác thợ mộc trong xóm học mót nghề.


Quách Đức Mạnh trong xưởng mộc của mình

Ban đầu, ai cũng e ngại, cho rằng với thể trạng nhỏ bé, yếu ớt như Mạnh thì không biết có theo được cái nghề rất vất vả này không. “Tôi nghĩ, quan trọng là mình phải có lòng đam mê với nghề. Nếu có tình yêu nghề, cùng với sự quyết tâm và suy nghĩ tích cực thì bất cứ ai cũng có thể tạo nên sự thành công cho mình, không riêng gì người khuyết tật” – Mạnh chia sẻ.

Xưởng mộc của Quách Đức Mạnh tuy quy mô nhỏ, nhưng lúc nào cũng nhộn nhịp khách vào ra. Sản phẩm của Mạnh là đồ thờ, nội thất gia đình; nhiều đình, chùa lân cận cũng tìm đến Mạnh đặt hàng, thế nên đầu ra rất ổn định. Mạnh cho biết, mong muốn tới đây sẽ mở rộng xưởng, công nghiệp hơn trong sản xuất và sẵn sàng tiếp nhận những người cùng hoàn cảnh vào làm việc. Anh cũng bày tỏ mong muốn các cấp hội, chính quyền địa phương tạo điều kiện hỗ trợ vốn vay để phát triển sản xuất.

Ông Vũ Duy Thức, Chủ tịch Hội Người khuyết tật huyện Thanh Oai cho biết, Mạnh là một thanh niên giàu nghị lực, là tấm gương không những cho người khuyết tật noi theo, mà chính những thanh niên bình thường tại địa phương cũng phải học tập, bởi từ xưởng mộc của Mạnh, nhiều thành niên đã có việc làm, có thu nhập ổn định, tránh xa tệ nạn. 

Vẫn khó khăn dù thạo nghề

Tại thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, ai cũng biết xưởng may của ông Hà Sỹ Hùng, một cựu chiến binh bị nhiễm chất độc hóa học, nơi có 3 người khuyết tật làm việc. Anh Hà Văn Thắng, 41 tuổi, vừa cặm cụi bên chiếc máy khâu vừa kể, anh bị liệt đôi chân từ khi 12 tuổi sau một cơn sốt ác tính, từ đó cuộc sống của anh gắn liền với chiếc xe lăn. 15 tuổi, được sự giúp đỡ của bác thợ may trong xóm, anh đã thạo nghề và có thể kiếm tiền nuôi bản thân, đỡ đần cha mẹ.

Ngoài 3 người khuyết tật, xưởng may của ông Hùng còn có 9 thợ may khác, song anh Thắng được ông Hùng khen là lành nghề nhất. “Ông trời lấy đi của anh Thắng đôi chân, nhưng lại ban tặng cho đôi tay khéo léo, trí nhớ rất tốt. Thắng tự mày mò học hỏi các mẫu mới và khi máy móc hỏng hóc, Thắng đều tự tay sửa chữa” – ông Hùng nói.

Nhiều lần bị ngã rất đau đớn, nhưng anh Thắng vẫn gượng dậy để làm việc

Anh Thắng cho biết, với người bình thường, có một công việc ổn định để tự kiếm sống đôi khi còn cả một vấn đề nan giải, với người khuyết tật, điều này còn khó khăn gấp bội; còn trong công việc, người khuyết tật phải cố gắng gấp nhiều lần mới theo được người bình thường.

Ngay như ở xưởng may, một người bình thường có thể dễ dàng bưng bê vải, di chuyển lấy chỉ, cắt kéo, đạp máy… còn với người như anh Thắng, anh phải “thiết kế” chỗ làm việc làm sao thuận lợi cho mình nhất, như kê vải lên cao hơn, thiết kế bàn đạp phù hợp với đôi chân của mình, để đồ ở đâu cho thuận tiện nhất.

Những rào cản

Theo bà Phan Thị Bích Diệp, Phó Chủ tịch Hội người khuyết tật thành phố Hà Nội, hiện nay người khuyết tật hiểu biết hơn về quyền của mình và họ cảm thấy tự tin hơn để hòa nhập cuộc sống. Do đó, người khuyết tật không chỉ làm tốt công việc của mình, mà còn có thể tham gia vào tất cả các hoạt động xã hội khác như văn hóa, thể thao, qua đó, nhiều người khuyết tật đã tìm thấy tình yêu và có cuộc sống hạnh phúc sau khi có việc làm.

Người khuyết tật thường được trả công thấp hơn người bình thường

Tuy nhiên, những người khuyết tật đều cho rằng, họ thường được trả lương thấp hơn những lao động khác cho dù cùng làm một công việc như nhau, nguyên nhân do năng suất lao động không bằng người lành lặn, khỏe mạnh. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều doanh nghiệp sẵn sàng từ chối lao động là người khuyết tật khiến họ thêm mặc cảm, thiếu tự tin vào khả năng của bản thân.

Chuyên gia đầu ngành về khuyết tật của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Geneva, bà Barbara Murray cho biết: Người khuyết tật luôn cố gắng thể hiện khát vọng làm việc và năng lực làm việc để đóng góp một cách hiệu quả cho thị trường lao động. Theo ILO, Việt Nam mất khoảng 3% GDP mỗi năm, do thị trường lao động hạn chế tiếp nhận người khuyết tật.

Bà Dương Thị Vân, Chủ tịch Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội chia sẻ, Nhà nước đã có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp thu hút từ 1 - 3% lao động khuyết tật vào làm việc, nhưng khi thực hiện lại ít mang tính bắt buộc, khiến nhiều doanh nghiệp thờ ơ với lao động khuyết tật. Thế nên, những người như anh Quách Đức Mạnh, ông Hà Sỹ Hùng, anh Hà Văn Thắng… vẫn phải “tự bơi” trên đôi chân khuyết tật của mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người khuyết tật gian nan tìm việc
Người khuyết tật gian nan tìm việc

(VOV) -Việt Nam mất đi 3% GDP mỗi năm vì thị trường lao động hạn chế tiếp nhận người khuyết tật.

Người khuyết tật gian nan tìm việc

Người khuyết tật gian nan tìm việc

(VOV) -Việt Nam mất đi 3% GDP mỗi năm vì thị trường lao động hạn chế tiếp nhận người khuyết tật.

Cơ quan nhà nước đứng ngoài qui định nhận người khuyết tật
Cơ quan nhà nước đứng ngoài qui định nhận người khuyết tật

(VOV) -Luật người khuyết tật mới qui định doanh nghiệp phải nhận người khuyết tật mà chưa bắt buộc các cơ quan Nhà nước.

Cơ quan nhà nước đứng ngoài qui định nhận người khuyết tật

Cơ quan nhà nước đứng ngoài qui định nhận người khuyết tật

(VOV) -Luật người khuyết tật mới qui định doanh nghiệp phải nhận người khuyết tật mà chưa bắt buộc các cơ quan Nhà nước.

Từ chối chở người khuyết tật, bị phạt tới 10 triệu đồng
Từ chối chở người khuyết tật, bị phạt tới 10 triệu đồng

(VOV) - Trường hợp không miễn giá vé cho người khuyết tật nặng khi đi xe buýt có thể bị phạt tiền từ 2-5 triệu đồng…

Từ chối chở người khuyết tật, bị phạt tới 10 triệu đồng

Từ chối chở người khuyết tật, bị phạt tới 10 triệu đồng

(VOV) - Trường hợp không miễn giá vé cho người khuyết tật nặng khi đi xe buýt có thể bị phạt tiền từ 2-5 triệu đồng…

Báo chí cần thay đổi cách đưa tin về người khuyết tật
Báo chí cần thay đổi cách đưa tin về người khuyết tật

(VOV) -Nhiều phóng viên, nhà báo khi viết bài về người khuyết tật chưa thực sự hiểu rõ và còn mang nặng tư tưởng thương hại

Báo chí cần thay đổi cách đưa tin về người khuyết tật

Báo chí cần thay đổi cách đưa tin về người khuyết tật

(VOV) -Nhiều phóng viên, nhà báo khi viết bài về người khuyết tật chưa thực sự hiểu rõ và còn mang nặng tư tưởng thương hại

Thi hoa hậu tôn vinh vẻ đẹp người khuyết tật
Thi hoa hậu tôn vinh vẻ đẹp người khuyết tật

(VOV) - Từ ngày 12-14/4, lần đầu tiên cuộc thi tôn vinh nét đẹp của nữ thanh niên khuyết tật được tổ chức tại Việt Nam.

Thi hoa hậu tôn vinh vẻ đẹp người khuyết tật

Thi hoa hậu tôn vinh vẻ đẹp người khuyết tật

(VOV) - Từ ngày 12-14/4, lần đầu tiên cuộc thi tôn vinh nét đẹp của nữ thanh niên khuyết tật được tổ chức tại Việt Nam.

Đào tạo công nghệ thông tin cho người khuyết tật
Đào tạo công nghệ thông tin cho người khuyết tật

(VOV) -Lớp học đầu tiên gồm 28 sinh viên tại Đại học Đông Á về thiết kế đồ họa và phát triển website…

Đào tạo công nghệ thông tin cho người khuyết tật

Đào tạo công nghệ thông tin cho người khuyết tật

(VOV) -Lớp học đầu tiên gồm 28 sinh viên tại Đại học Đông Á về thiết kế đồ họa và phát triển website…