Người lính già bị “mắc kẹt” trong chiến tranh

VOV.VN -Sau những tháng ngày biền biệt xa quê, “món quà” duy nhất ông giành cho mẹ là hai mảnh đạn còn sót lại trong đầu.

7 anh chị em đều tham gia kháng chiến

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, năm 1970, chàng trai trẻ Thái Mai Toản (SN 1951) ở xóm 4, xã Diễn Thành (Diễn Châu, Nghệ An) xung phong lên đường nhập ngũ. Tại thời điểm đó hai anh trai ông Toản cũng đã nhập ngũ và đang chiến đấu tại những chiến trường trọng điểm, nên ông được thuộc diện miễn nghĩa vụ. Nhưng ông vẫn tình nguyện đăng ký nhập ngũ chỉ với một suy nghĩ đơn giản: Khi Tổ quốc cần thì chúng ta lên đường. Nối bước anh trai, người em Thái Mai Tư cũng lên đường nhập ngũ. Rồi sau đó, lần lượt 3 chị em gái cũng tình nguyện tham gia vào đội thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu ở những chiến trường trọng điểm.

Hiện tại ông Toản đang sống một mình trong căn nhà hai gian đã hư hỏng. Hàng ngày ông được người em trai Thái Mai Tư và các cháu chăm sóc

Lần lượt tiễn 7 đứa con vào chiến trường, nơi mà ranh giới giữa sinh tử vô cùng mong manh, chỉ cách nhau một làn đạn, nhưng người mẹ già Trương Thị Kiểm không một lần rơi nước mắt. Ông Thái Mai Tư (em trai ông Toản) nhớ lại thời khắc thiêng liêng đó: “Mỗi lần đưa chân các con đường nhập ngũ, mẹ tôi lẳng lặng nhìn theo mà không khóc bao giờ. Mẹ dặn anh em tôi rằng: “Nhớ viết thư thường xuyên về cho Mẹ”.

7 anh chị em trong gia đình mỗi người một chiến trường, mỗi người một nhiệm vụ họ đều hết mình cống hiến cho cách mạng, cho cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Các chị em gái không trực tiếp chiến đấu thì tình nguyện vào đội thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tải đạn, vận chuyển lương thực, làm đường phục vụ cho kháng chiến.

Ông Toản và người em trai là Thái Mai Tư

4 anh em trai, người thì ở Tây Ninh, người đường 9 nam Lào, người lại ở Quảng Trị. Riêng ông Thái Mai Toản sau khi nhập ngũ (năm 1970) được huấn luyện vào biên chế đơn vị C9 D3 E101, tham gia chiến đấu tại chiến trường Tây Ninh với nhiệm vụ mở rộng vùng giải phóng. Năm 1972, trong một trận càn ác liệt của địch, ông cùng các đồng đội đã anh dũng chiến đấu giữ vững trận địa, cầm chân địch. Cuối cùng ông bị thương và bị địch bắt giam tại nhà tù Cần Thơ, sau đó đưa ra nhà tù Phú Quốc.

Tại đây, ông cùng các đồng đội bị địch tra tấn dã man, hòng lấy được những thông tin về lực lượng, cách bố trí hỏa lực của ta trên chiến trường. Tuy nhiên không ai hé răng nửa lời dù phải chịu nhiều hình thức tra tấn của địch.

Chiếc hòm ông Toản dùng để cất giữ những “kỷ vật” của mình và không có bất kỳ ai trong gia đình động đến. Không ai biết trong đó ông Toản để những bảo vật gì. Thấy người lạ ông vội vã kiểm tra lại khóa.

40 năm sống với quá khứ một thời lửa đạn

Sau ngày đất nước giải phóng, 6 anh chị em trong gia đình ông Toản đều trở về đoàn tụ với gia đình. Riêng ông Toản không có bất kỳ tin tức gì. Mọi người trong gia đình đều vô cùng lo lắng, không ít người nghĩ có thể ông đã hi sinh. Nhưng bằng trực giác của người mẹ, bà Kiểm vẫn vững một niềm tin rằng con mình vẫn còn sống.

Ông Tư chia sẻ: “Khi đó, ai cũng bảo anh Toản đã hi sinh rồi. Nhưng mẹ tôi một mực khẳng định anh ấy vẫn còn sống. Mẹ tôi bảo, nếu anh Toản đã hi sinh thì đơn vị chắc chắn đã báo tử về cho gia đình. Chưa có giấy báo tử là mẹ tôi nhất quyết không lập bàn thờ, không tin rằng anh ấy đã hi sinh. Tất cả 6 anh chị em tôi cũng đều tin như thế”.

Một năm sau ngày đất nước thống nhất, năm 1976 ông Thái Mai Toản trở về quê hương trong sự ngỡ ngàng của người thân, hàng xóm láng giềng. Lúc đó, trên người ông Toản chỉ mang duy nhất một bộ quân phục đã bạc màu, sờn bờ vai. Ông bước đi trong vô thức. Tuy nhận ra mẹ, các anh chị em nhưng ai hỏi gì ông cũng không nói. “Khi đó ai cũng hốt hoảng trước thái độ của anh Toản. Mọi người đều rất lo lắng, thỉnh thoảng lúc tỉnh táo nghe anh ấy nói chúng tôi mới biết là anh bị thương ở đầu, bị địch bắt giam tra tấn rất dã man”, ông Tư nghẹn ngào kể lại.

Bộ quân phục lúc nào ông Toản cũng cất kỹ và giữ như một bảo vật. Dù đã gần 40 năm trôi qua nhưng lúc nào ông Toản cũng chỉ sống với miền ký ức của riêng mình.

Sau những tháng ngày biền biệt, khi trở về quê hương, “món quà” duy nhất ông giành cho người mẹ là hai mảnh đạn còn sót lại trong đầu. Những ký ức một thời lửa đạn, những vết thương bị địch tra tấn, mỗi lúc trái gió trở trời lại đau nhức như muốn xé nát tâm can ông.

Từ ngày trở về, ông Toản hoàn toàn khác, lúc nào tâm lý cũng hoảng loạn, lo sợ như đang sống trong những ngày bị giam cầm tra tấn tại nhà tù. Rồi những câu nói lúc tỉnh lúc mê như thể ông đang tham gia một trận đánh lớn, cùng đồng đội tiêu diệt được nhiều quân địch.

“Anh ấy lúc nào cũng như vậy, nghe tiếng máy bay là anh ấy chạy ngay vào gầm giường trốn, rồi gọi mọi người vào trốn cùng và giơ tay như thể ra hiệu lệnh cho ai đó bắn máy bay. Ngày trước, chồng tôi đưa anh ấy đi khám phát hiện còn hai mảnh đạn trong đầu nhưng không mổ lấy ra được. Nên những lúc trái gió trở trời, anh ấy lại lên cơn, có khi lại hét lên: “Đừng đánh tôi, tôi không khai đâu”, “Xung phong”, “Khép chặt vòng vây”... rồi anh ấy bỏ đi lang thang. Duy nhất, bộ quân phục, chiếc mũ và những thứ đồ lỉnh kỉnh bỏ trong chiếc hòm gỗ hễ ai động vào là anh ấy đuổi đánh!”, bà Cao Thị Liên (vợ ông Thái Mai Tư) kể về người anh chồng.

Ông Toản nâng niu Danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang được Chủ tịch nước truy tặng cho tập thể chiến sĩ cách mạng bị đich bắt, tù đày tại trại giam Phú Quốc

Sau ngày trở về, ông Toản không lập gia đình mà sống với người mẹ già. Năm 2001, mẹ ông qua đời, hiện ông sống một mình, được em trai là Thái Mai Tư chăm sóc. Tuy nhiên do những di chứng quá nặng từ vết thương, đặc biệt là còn hai mảnh đạn trong đầu chưa được lấy ra, nên ông Toản đang có vấn đề về thần kinh. Và hiếm lắm những lúc may mắn trí não ổn định, ông luôn nhắc tới những ký ức đau thương của chiến tranh.

Đã hơn 40 năm trôi qua nhưng lúc nào ông Toản cũng như đang sống trong một thời lửa đạn. Những vết thương quá nặng, những đợt hành hạ, tra tấn trong suốt 3 năm tù đày hằn sâu trong tâm trí… là những nỗi đau mà người lính già ấy còn mang theo suốt cả cuộc đời…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những người lính vui Xuân không quên nhiệm vụ
Những người lính vui Xuân không quên nhiệm vụ

(VOV) - Khi Tết đến xuân về với mọi nhà thì các chiến sỹ biên phòng vẫn chắc tay súng nơi biên cương.

Những người lính vui Xuân không quên nhiệm vụ

Những người lính vui Xuân không quên nhiệm vụ

(VOV) - Khi Tết đến xuân về với mọi nhà thì các chiến sỹ biên phòng vẫn chắc tay súng nơi biên cương.

Bữa cơm tất niên của người lính hải quân
Bữa cơm tất niên của người lính hải quân

(VOV) - Tranh thủ về, vội vã ăn bữa cơm chiều 30 Tết, người lính lại để trở về đơn vị tiếp tục làm nhiệm vụ.

Bữa cơm tất niên của người lính hải quân

Bữa cơm tất niên của người lính hải quân

(VOV) - Tranh thủ về, vội vã ăn bữa cơm chiều 30 Tết, người lính lại để trở về đơn vị tiếp tục làm nhiệm vụ.

Những người lính trẻ và quyết tâm bảo vệ biển đảo quê hương
Những người lính trẻ và quyết tâm bảo vệ biển đảo quê hương

(VOV) -"Nhận nhiệm vụ ở huyện đảo Trường Sa, được canh trời, giữ biển cho nhân dân đón Tết là điều rất thiêng liêng, cao cả".

Những người lính trẻ và quyết tâm bảo vệ biển đảo quê hương

Những người lính trẻ và quyết tâm bảo vệ biển đảo quê hương

(VOV) -"Nhận nhiệm vụ ở huyện đảo Trường Sa, được canh trời, giữ biển cho nhân dân đón Tết là điều rất thiêng liêng, cao cả".

Những người lính “đùa” sóng dữ An Bang
Những người lính “đùa” sóng dữ An Bang

(VOV) - Đó là những chiến sỹ làm một công việc tưởng chừng đơn giản – kéo xuồng.

Những người lính “đùa” sóng dữ An Bang

Những người lính “đùa” sóng dữ An Bang

(VOV) - Đó là những chiến sỹ làm một công việc tưởng chừng đơn giản – kéo xuồng.

Những người lính đón Tết giữa trùng khơi
Những người lính đón Tết giữa trùng khơi

(VOV) -Tết đến Xuân về, các anh tạm gác niềm vui của riêng mình vì sự bình yên cho Tổ quốc.

Những người lính đón Tết giữa trùng khơi

Những người lính đón Tết giữa trùng khơi

(VOV) -Tết đến Xuân về, các anh tạm gác niềm vui của riêng mình vì sự bình yên cho Tổ quốc.

Người lính già khóc bên di ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Người lính già khóc bên di ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VOV.VN -Tiếng khóc của một người đã bước sang tuổi 87 - người hàng xóm cũng là cấp dưới của Đại tướng làm lay động bao trái tim.

Người lính già khóc bên di ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Người lính già khóc bên di ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VOV.VN -Tiếng khóc của một người đã bước sang tuổi 87 - người hàng xóm cũng là cấp dưới của Đại tướng làm lay động bao trái tim.