Người mang niềm hạnh phúc cho những vợ chồng hiếm muộn

VOV.VN -Đề tài ứng dụng thành công đã mang lại niềm hạnh phúc cho hàng nghìn cặp vợ chồng hiếm muộn

Dù đã nhận lời hẹn với tôi từ lâu nhưng rồi công việc cứ cuốn ông đi… Một buổi chiều cuối năm, bác sĩ Nguyễn Viết Tiến mới dành cho tôi cuộc trò chuyện về giải Thành tựu trọn đời trong lĩnh vực Y dược mà ông vừa được tôn vinh tại buổi lễ vinh danh Nhân tài đất Việt năm 2013.

PGS.TS. Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Những nỗi niềm trăn trở… 

Công trình “Nghiên cứu ứng dụng một số kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị vô sinh ở Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương được ông ấp ủ từ lâu. Khi ấy, BV còn rất nhiều bệnh nhân bị vô sinh, nếu không làm kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (TTON) thì họ không thể có con. Mà ở thời điểm đó bệnh viện chưa chưa thể thực hiện được kỹ thuật này. Điều này khiến ông vô cùng day dứt.

Năm 1999, ông mới có điều kiện đi Mỹ học. Đến năm 2000, ông triển khai kỹ thuật TTON tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản (TTHTSS), BV Phụ sản T.Ư. Khi đã thành công, ông tiến hành chuyển giao các kỹ thuật này cho Trung tâm Mô phôi của Học viện Quân y, BV Phụ sản Hà Nội, tiếp đến là BV Phụ sản Hải Phòng, BV Hùng Vương (TP.HCM)...

PGS.TS. Nguyễn Viết Tiến đang giao lưu với các bác sĩ nước ngoài về kỹ thuật mổ nội soi


Ông tâm sự: “Tôi rất mừng vì đề tài này đã ứng dụng thành công, mang lại niềm hạnh phúc cho hàng nghìn cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn”. Bởi thực tế, hàng ngày, ông phải chứng kiến cảnh nhiều cặp vợ chồng phải chữa chạy khắp trong và ngoài nước, phải bán cả gia tài và vay mượn khắp nơi chỉ mong ngóng một mụn con… Chính vì thế, ngoài việc dạy nghề cho các BV trong nước, ông còn đào tạo cho nhiều đoàn bác sĩ các nước bạn như Lào, Indonesia, Philippines… và rất nhiều buổi giao lưu với các nước như Mỹ, Hà Lan, Pháp, Thái Lan, Singapore…

Vợ chồng chị Đỗ Thị Thảo và Nguyễn Như Hải ở Khương Trung, Hà Nội sau khi cưới được 11 năm vẫn chưa thể có con. Chị Thảo đã hai lần mổ chửa ngoài tử cung, phải cắt hai vòi trứng và một lần mổ nội soi để thăm khám nhưng vẫn không có hy vọng gì. “Chồng tôi là con trưởng, mặc dù anh Hải không một lời tỏ vẻ phàn nàn về tôi, song tôi thấy bế tắc và áp lực vô cùng. Nhưng may mắn đến với gia đình tôi khi được biết đến bác sĩ Nguyễn Viết Tiến và vợ chồng tôi là những người đầu tiên được làm thành công với kỹ thuật TTON tại BV này” - chị Thảo xúc động nói.

Ba đứa con trai ra đời trong niềm hạnh phúc vô bờ của vợ chồng chị và cả họ hàng nội ngoại. Chị chia sẻ: “Tôi không biết dùng lời nói nào để diễn tả lòng biết ơn với bác sĩ Tiến. Tôi đã xin phép bác sĩ Tiến cho đặt tên con trai út của mình là Nguyễn Việt Tiến để luôn nhớ tới công trình của ông”. Hằng năm, vào ngày Thầy thuốc Việt Nam, chị đưa 3 con đến tặng hoa và báo cáo thành tích học tập của các cháu với bác sĩ Tiến. Giờ đây, gia đình chị luôn đầy ắp tiếng cười khi có những đứa con vừa khỏe mạnh, vừa thông minh.


Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban TƯMTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân và nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm cùng lên trao Giải thưởng Thành tựu trọn đời lĩnh vực Y dược cho PGS.TS Nguyễn Viết Tiến, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương - Thứ trưởng Bộ Y tế với Công trình “Nghiên cứu ứng dụng một số kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị vô sinh ở Việt Nam”.

“Chúng ta nên ủng hộ việc mang thai hộ”

Nếu ai có dịp đến với TTHTSS đều chứng kiến cảnh bệnh nhân ngồi đợi dọc 2 bên hành lang, thậm chí ngồi kín cả bậc cầu thang tầng 3 của khu nhà D, BV Phụ sản T.Ư. Đặc biệt, khi đến phòng giám đốc BV, bất cứ lúc nào cũng thấy hàng chục người chờ bác sĩ Tiến để được tư vấn làm TTON. Bởi tất cả các hồ sơ bệnh án đều do ông trực tiếp ký duyệt rồi chỉ định phác đồ cụ thể cho từng bệnh nhân. Chị Linh, Thư ký BV Phụ sản T.Ư chia sẻ: “Bác Tiến hầu như chẳng được nghỉ trưa, cứ về đến phòng là bệnh nhân đã ào vào, có hôm bác về đến nhà đã nửa đêm rồi”.

Sau hơn 10 năm thực hiện kỹ thuật TTON, BV Phụ sản T.Ư trở thành đơn vị lớn nhất cả nước về số lượng người bệnh đến chữa vô sinh (mỗi năm từ 2.000 - 3.000 ca), đã có hơn 5.000 cháu bé ra đời (riêng năm 2013 có hơn 1.000 cháu ra đời). Tỷ lệ thành công của các ca TTON ở BV Phụ sản T.Ư cao nhất cả nước (50%-60%). Trong khi các nước như Thái Lan, Singapore tỷ lệ thành công chỉ 40%. Giá thành cho một ca TTON trung bình là 40-50 triệu đồng, so với Mỹ thì chỉ bằng 1/10.

Không chỉ thành công với kỹ thuật TTON, mà nhiều kỹ thuật khác như phẫu thuật tạo hình tử cung, phẫu thuật nối vòi tử cung đều được thực hiện rất hiệu quả tại BV này. Thậm chí, nhiều kỹ thuật Việt Nam làm được nhưng các nước khác chưa thực hiện được như: nuôi phôi dài ngày, phôi thoát màng, sinh thiết để chẩn đoán phôi trước khi làm tổ (phát hiện phôi tốt hay phôi có gene bệnh lý)… PGS.TS Nguyễn Viết Tiến khẳng định, đến nay tay nghề, trình độ, kỹ thuật, sự sáng tạo của bác sĩ Việt Nam không thua kém các nước, mặc dù chúng ta khó khăn hơn họ về điều kiện, trang thiết bị.

Khi hỏi ông còn băn khoăn điều gì, PGS.TS Nguyễn Viết Tiến bộc bạch: “Mặc dù kỹ thuật TTON đã được thực hiện tốt rồi, nhưng vẫn còn rất nhiều cặp vợ chồng không thể có con được nếu như không áp dụng kỹ thuật mang thai hộ. Hiện nay, trên thế giới một số nước đã làm, một số chưa làm và cũng có một số nước không đồng tình ủng hộ chuyện này. Nhưng qua thực tế ở Việt Nam, tôi cho rằng chúng ta nên ủng hộ việc mang thai hộ. Tuy nhiên, việc làm này phải mang tính nhân văn chứ không để bị lạm dụng để kinh doanh thương mại”.

19h, cuộc trò chuyện của chúng tôi phải tạm dừng vì bên ngoài, có rất nhiều bệnh nhân đang đợi ông để được tư vấn miễn phí. Tôi ra về trong ánh đèn hành lang vàng vọt và cảm nhận cái lạnh ùa vào nhưng lòng vẫn ấm áp bởi một niềm tin về tài năng và y đức của một người đứng đầu ngành sản khoa…/.

Tỷ lệ thành công của các ca TTON ở BV Phụ sản T.Ư cao nhất cả nước (50%-60%). Trong khi các nước như Thái Lan, Singapore tỷ lệ này chỉ 40%. Giá thành cho một ca TTON trung bình là 40-50 triệu đồng, so với Mỹ thì chỉ bằng 1/10.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khoảng 10% dân số trong độ tuổi sinh đẻ bị hiếm muộn
Khoảng 10% dân số trong độ tuổi sinh đẻ bị hiếm muộn
Tư vấn: Chữa vô sinh bằng phương pháp cấy chỉ
Tư vấn: Chữa vô sinh bằng phương pháp cấy chỉ

VOV.VN - Chuyên gia tư vấn, BS Việt kiều Lê Thúy Oanh-người đã nghiên cứu, áp dụng thành công “phương pháp cấy chỉ” chữa vô sinh.

Tư vấn: Chữa vô sinh bằng phương pháp cấy chỉ

Tư vấn: Chữa vô sinh bằng phương pháp cấy chỉ

VOV.VN - Chuyên gia tư vấn, BS Việt kiều Lê Thúy Oanh-người đã nghiên cứu, áp dụng thành công “phương pháp cấy chỉ” chữa vô sinh.

Phương pháp mới giúp phụ nữ vô sinh có con
Phương pháp mới giúp phụ nữ vô sinh có con

VOV.VN - Lần đầu tiên một phương pháp sinh sản mới đã được ghi nhận ở Nhật Bản. 

Phương pháp mới giúp phụ nữ vô sinh có con

Phương pháp mới giúp phụ nữ vô sinh có con

VOV.VN - Lần đầu tiên một phương pháp sinh sản mới đã được ghi nhận ở Nhật Bản. 

15% cặp vợ chồng bị hiếm muộn
15% cặp vợ chồng bị hiếm muộn

Tỷ lệ vô sinh ở nam và nữ cùng chiếm gần 40%, còn lại 10% là do cả 2 vợ chồng và 10% không rõ nguyên nhân.

15% cặp vợ chồng bị hiếm muộn

15% cặp vợ chồng bị hiếm muộn

Tỷ lệ vô sinh ở nam và nữ cùng chiếm gần 40%, còn lại 10% là do cả 2 vợ chồng và 10% không rõ nguyên nhân.

Vô sinh – thách thức lớn cho ngành sản khoa
Vô sinh – thách thức lớn cho ngành sản khoa

(VOV) -Tỷ lệ vô sinh trong cả nước là 7,7%, tức là đang có tới 700.000 - 1 triệu cặp vợ chồng hiếm muộn.

Vô sinh – thách thức lớn cho ngành sản khoa

Vô sinh – thách thức lớn cho ngành sản khoa

(VOV) -Tỷ lệ vô sinh trong cả nước là 7,7%, tức là đang có tới 700.000 - 1 triệu cặp vợ chồng hiếm muộn.

Protein cải thiện khả năng thụ thai cho nam giới vô sinh
Protein cải thiện khả năng thụ thai cho nam giới vô sinh

(VOV)- Protein tinh dịch giúp khởi động tất cả các quy trình sinh học cần thiết để phát triển phôi thai.

Protein cải thiện khả năng thụ thai cho nam giới vô sinh

Protein cải thiện khả năng thụ thai cho nam giới vô sinh

(VOV)- Protein tinh dịch giúp khởi động tất cả các quy trình sinh học cần thiết để phát triển phôi thai.