Giá xăng, gas, thực phẩm tăng cao, người dân, doanh nghiệp oằn mình chống chịu

Từ hôm nay (1/10) giá gas bán lẻ tăng 20.000 đồng/bình 12 kg và là tháng thứ ba tăng liên tiếp khiến cả người dân và doanh nghiệp đều than khó.

Cùng với giá xăng dầu, gạo, thực phẩm tăng phi mã những tháng gần đây, việc giá gas tăng "giáng thêm một cú bồi", cao làm cho đời sống của người lao động và các nhà cung cấp dịch vụ ăn uống gặp rất nhiều khó khăn.

Giá gas tăng theo giá thế giới

Các doanh nghiệp cung ứng gas lý giải, do giá gas thế giới tăng mạnh, giá gas bán lẻ trong nước cũng được điều chỉnh tăng thêm 20.000 đồng/bình 12 kg kể từ hôm nay (1/10).

Đại diện thương hiệu City Petro cho biết các sản phẩm gas bán lẻ của doanh nghiệp này sẽ tăng 75.000 đồng loại bình gas 45 kg, 83.000 đồng đối với bình gas 50 kg. Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng đối với loại bình gas 12 kg của hãng này là 464.000 đồng sau tăng giá.

Công ty cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam - PV gas LPG miền Nam cho biết giá gas của hãng sẽ tăng 1.667 đồng/kg (đã bao gồm VAT) so với tháng 9.

Các thương hiệu gas khác trên thị trường phổ biến ở mức từ 410.000 - 470.000 đồng/bình 12 kg, nếu có khuyến mãi thì giá thấp hơn từ 20.000 - 50.000 đồng/bình 12 kg.

Nguyên nhân giá gas tăng là do giá gas thế giới tháng 10 chốt 607,5 USD/tấn, tăng 52,5 USD/tấn so với tháng 9 nên các công ty điều chỉnh tăng giá bán lẻ theo. Như vậy, giá gas đã có tháng thứ ba tăng liên tiếp sau các tháng giảm.

Theo các doanh nghiệp, xu hướng giá gas có thể tiếp tục tăng vào các tháng cuối năm do nhu cầu nhiên liệu dự trữ cho mùa đông sẽ tăng.

Không chỉ giá gas tăng, thời gian qua, hàng loạt mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như xăng dầu, điện, gạo, thực phẩm tăng chóng mặt khiến cho đời sống của người dân vốn đã khó khăn, nay càng thêm chật vật.

Cụ thể, tại các chợ dân sinh, giá gạo tẻ thường ở mức 12.000 - 14.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 16.000 đồng/kg; gạo nàng nhen 23.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài 18.000 - 20.000 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.500 - 17.000 đồng/kg; gạo Hương Lài 19.500 đồng/kg; gạo nàng hoa 19.000 đồng/kg; gạo sóc thường 16.000 - 17.000 đồng/kg... Giá các loại gạo tăng từ 2.000 - 3.000 đồng/kg kể từ cuối tháng 7 đến nay.

Trong khi đó, giá các loại thịt heo 3 tháng qua cũng tăng từ 20 - 30%. Hiện thịt mông sấn có giá 90.000 – 95.000 đồng/kg, sườn thăn, ba chỉ có giá 120.000 - 130.000 đồng/kg, giảm khoảng 5.000 đồng/kg so với giữa tuần.

Dù giá thịt heo giảm nhẹ nhưng do thu nhập eo hẹp, kinh tế khó khăn nên người tiêu dùng đã phải thắt lựng buộc bụng, cắt giảm chi tiêu nên sức tiêu thụ khá chậm.

Oằn mình chống chịu

Trả lời VTC News, nhiều người dân và doanh nghiệp cung cấp thực phẩm, suất ăn trong các trường học, khu công nghiệp cho biết, giá gas tăng mạnh và trước đó giá xăng dầu, các loại thực phẩm như gạo, thịt, cá file cũng tăng khiến cho họ gặp nhiều khó khăn.

Vừa bật bếp gas chuẩn bị bữa sáng cho cả gia đình, chị Trần Phương Dung, công nhân may mặc khu công nghiệp Đồng Văn (Hà Nam) cho biết cuộc sống gia đình vốn đã khó khăn, nay giá gas tăng mạnh khiến việc nấu nướng của chị cũng rất dè chừng.

Cả gia đình thuê trọ ở phường Đồng Văn đã 6 năm nay, thu nhập hai vợ chồng chưa đầy 15 triệu, lại đang nuôi hai con nhỏ nên các khoản chi phí cho cuộc sống như tiền trọ, tiền điện, tiền nước, xăng xe, thực phẩm, gạo, học phí cho con và cả tiền gas tăng phi mã khiến chị rất áp lực.

Vì có con nhỏ nên việc nấu nướng rất mất thời gian, mỗi tháng gia đình chị Dung dùng hết hơn một bình gas (loại 12 kg).

Dù muốn chuyển sang dùng bếp điện để tiết kiệm chi phí, nhưng việc này cũng trở nên xa vời với gia đình chị, bởi ngoài việc đầu tư khoản tiền hàng chục triệu đồng để mua mới một chiếc bếp từ còn là câu chuyện giá điện tăng từ tháng 5 vừa qua và tăng theo lũy tiến càng khiến gia đình chị phải đắn đo cân nhắc.

"Nhiều người bảo tăng có vài chục nghìn, gì mà quá lên nhưng gia đình tôi còn khó khăn, lương công nhân hai vợ chồng chưa đầy 15 triệu, nuôi 4 miệng ăn, học, đi lại, rồi hai tháng phải đi xe máy về quê Hải Dương một lần nên phải tính toán chi li từng bữa theo kiểu “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”.

Hiện trẻ em đã vào năm học mới, lại đang vào dịp cuối năm, chi phí vốn đã tăng, nay lại càng tăng thêm. Có lẽ vợ chồng tôi phải dè sẻn hơn, phải cắt bớt khẩu phần sữa của con, ít về quê hơn may ra mới đủ", chị Dung than thở.

Anh Vũ Huy Hà, Giám đốc công ty Suất ăn công nghiệp Hà Nội (Hà Nội) cho biết, là đơn vị chuyên cung cấp hàng trăm nghìn suất ăn cho các cháu học sinh trên địa bàn Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang nên nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm gạo, thịt, cá, thịt gà, trứng và ga để nấu chín thức ăn mỗi ngày rất lớn.

“Đơn vị chúng tôi bắt đầu cung cấp suất ăn vào các trường học từ trung tuần tháng 8. Và cũng kể từ đó đến nay, giá các loại thực phẩm liên tục tăng và neo ở mức cao, trong khi suất ăn của các cháu học sinh dao động từ 25.000 - 30.000 tuỳ từng khu vực khiến doanh nghiệp đang phải gồng mình gánh chịu.

Tuy nhiên, do giữ uy tín của doanh nghiệp và đã ký kết với các nhà trường, các bậc phụ huynh nên chúng tôi vẫn phải duy trì, dù biết là làm cũng không có lợi nhuận. Do vậy, chúng tôi mong các bộ, ngành sớm có chính sách bình ổn không chỉ giá gas mà còn xăng dầu và các loại thực phẩm khác”, anh Hà nói.

Anh Nguyễn Văn Trường, Phó Giám đốc Công ty thực phẩm Nhân Hoà (Hà Nội) cũng than thở, trong bối cảnh nền kinh tế đang còn khó khăn, thực phẩm các loại đã đắt đỏ, nay giá gas lại tăng thêm càng tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp.

Theo tính toán của anh Trường, trung bình mỗi ngày doanh nghiệp anh tiêu thụ khoảng 5 tạ gas. Nếu giá ga chưa tăng như hôm nay, mỗi bình ga 50 kg chúng tôi giảm chi phí được 83.000 đồng.

Nay giá ga tăng, mỗi ngày chi phí của doanh nghiệp tăng 830.000 tiền gas. Chưa kể các loại thực phẩm khác như rau của quả, gạo, thịt, cá, xăng dầu cũng tăng khiến mỗi ngày chi phí của doanh nghiệp cũng đội thêm hơn 3 triệu đồng.

“Nếu tính gộp cả tháng cho 21 ngày phục vụ, mỗi tháng chúng tôi tăng chi phí hơn 63 triệu đồng. Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, giá thực phẩm, xăng dầu, gas liên tiếp tăng cao không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp mà còn tác động trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Do vậy, chúng tôi rất mong Nhà nước sớm có chính sách can thiệp để bình ổn, giúp cho doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn”, anh Trường kiến nghị.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người nuôi cá tra thương phẩm chịu áp lực của giá con giống và thức ăn tăng cao
Người nuôi cá tra thương phẩm chịu áp lực của giá con giống và thức ăn tăng cao

VOV.VN - Gần đây, các mặt hàng từ cá tra xuất khẩu thuận lợi, giá tăng nên mô hình nuôi thủy sản này ở vùng ĐBSCL đang mở rộng. Trong khi đó, lũ về cá tra giống khan hàng, sốt giá kết hợp với giá thức ăn thủy sản tăng vọt đã tạo áp lực cho người nuôi.

Người nuôi cá tra thương phẩm chịu áp lực của giá con giống và thức ăn tăng cao

Người nuôi cá tra thương phẩm chịu áp lực của giá con giống và thức ăn tăng cao

VOV.VN - Gần đây, các mặt hàng từ cá tra xuất khẩu thuận lợi, giá tăng nên mô hình nuôi thủy sản này ở vùng ĐBSCL đang mở rộng. Trong khi đó, lũ về cá tra giống khan hàng, sốt giá kết hợp với giá thức ăn thủy sản tăng vọt đã tạo áp lực cho người nuôi.

Giá thực phẩm, hoa quả tăng cao sau Tết
Giá thực phẩm, hoa quả tăng cao sau Tết

VOV.VN - Ngày 29/1 (tức Mùng 5 Tết), giá nhiều mặt hàng thực phẩm, hoa quả tại các chợ Hà Nội đều tăng cao hơn so với trước Tết từ 10 – 20%.

Giá thực phẩm, hoa quả tăng cao sau Tết

Giá thực phẩm, hoa quả tăng cao sau Tết

VOV.VN - Ngày 29/1 (tức Mùng 5 Tết), giá nhiều mặt hàng thực phẩm, hoa quả tại các chợ Hà Nội đều tăng cao hơn so với trước Tết từ 10 – 20%.

Giá thực phẩm, xăng dầu đẩy CPI tháng 9 tăng cao
Giá thực phẩm, xăng dầu đẩy CPI tháng 9 tăng cao

VOV.VN - Theo Tổng cục Thông kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 năm 2017 tăng 0,59% so với tháng trước, 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá thực phẩm, xăng dầu đẩy CPI tháng 9 tăng cao

Giá thực phẩm, xăng dầu đẩy CPI tháng 9 tăng cao

VOV.VN - Theo Tổng cục Thông kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 năm 2017 tăng 0,59% so với tháng trước, 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái.