ĐBQH: “Tôi sẽ rất băn khoăn nếu bấm nút thông qua Dự án Hồ chứa nước”

VOV.VN - ĐBQH nêu ý kiến rằng, nếu không có phương án bảo vệ môi trường khả thi thì sẽ còn băn khoăn khi bấm nút thông qua các Dự án Hồ chứa nước.

Sáng 2/11, các ĐBQH cho ý kiến tại tổ về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án Hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận và Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An. 

Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện hai Dự án Hồ chứa nước này, ông Phan Xuân Dũng - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã trình bày báo cáo thẩm tra cho biết, theo khảo sát thực tế và báo cáo tại các địa phương, các tỉnh đều thực hiện tốt công tác trồng rừng, có tỷ lệ che phủ rừng cao. Diện tích rừng phải chuyển đổi để thực hiện Dự án đều là những diện tích bắt buộc phải chuyển đổi để bảo đảm hiệu quả công trình. Theo đánh giá của cơ quan chức năng, chất lượng các diện rừng phải chuyển đổi đều là rừng nghèo, nghèo kiệt. 

“Tuy nhiên, đối với Dự án Hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận, cần giải thích rõ thêm về tính tối ưu của việc điều chỉnh, nâng dung tích hồ chứa. Với hồ chứa nước Bản Mồng, cần lưu ý sau khi được Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng thì cần cập nhật báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án”, ông Phan Xuân Dũng nhấn mạnh.

Cụ thể, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng hơn 1.100 hécta đất rừng bao gồm cả rừng phòng hộ, rừng sản xuất để thực hiện Dự án hồ chứa nước Bản Mồng. Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đang vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư cho người dân thuộc khu vực bị ảnh hưởng. Trong khi đó, việc giải ngân chậm khiến tiến độ thực hiện bị chậm.

Đại biểu Mai Sĩ Diễn (Đoàn Thanh Hóa) cho rằng, thủ tục pháp lý Thủ tướng phải phê duyệt quy hoạch, sau đó là nguồn kinh phí để địa phương thực hiện. Theo đại biểu Sĩ Diễn, trước đây dự án có đánh giá tác động môi trường nhưng tới nay đã có điều chỉnh diện tích rừng thay đổi. Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường phải bổ sung đánh giá tác động môi trường.

Nhiều ý kiến đại biểu cũng cho rằng, việc xây dựng phương án cần đề cập cụ thể hơn về đánh giá tác động môi trường liên quan tới dự án Dự án Hồ chứa nước sông Than và Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng. Việc phải giải phóng mặt bằng với rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ sẽ ảnh hưởng lớn tới phương án phòng chống lũ hay không? Thực tế vừa qua là trận lũ lụt lịch sử ở miền Trung đã mang lại nhiều tiêu cực, ảnh hưởng tới đời sống người dân.

Đại biểu Tô Văn Tám (Đoàn Kon Tum) nhấn mạnh: “Cần làm rõ thêm việc lấy rừng phòng hộ có tác động gì? Khi lấy diện tích lớn rừng phòng hộ, đầu nguồn sẽ có ảnh hưởng gì tới phòng chống lũ, điều tiết lũ? Dự án thường trình ra báo cáo rất đầy đủ nhưng khi vận hành thì lại có vấn đề xảy ra”.

Đại biểu Vương Đình Huệ (Đoàn Hà Nội) đề nghị tiếp tục rà soát tất cả các dự án hồ chứa nước chứ không chỉ hai dự án này, không để tình trạng vướng về tác động môi trường nên dự án bị chậm tiến độ, gây lãng phí ngân sách. 

Còn theo ý kiến đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Đoàn Hà Nội), Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng có nhiều hạng mục dậm chân tại chỗ 10 năm qua. Đã có phương án thay thế rừng tự nhiên bằng rừng trồng, song nếu không có phương án cụ thể về bảo vệ môi trường thì vẫn còn nhiều điểm chưa thuyết phục.

“Cá nhân tôi băn khoăn về cái gọi là “thay thế” bởi vì trên thực tế thì sẽ không thể thay thế được. Rừng tự nhiên có những đặc điểm mà rừng trồng không bao giờ có được, đó là khả năng giữ nước, giữ đất và bảo vệ môi trường. Nếu như chúng ta chưa làm rõ rõ tính khả thi, nếu như phải bấm nút thông qua 2 dự án này thì tôi vẫn còn băn khoăn”, đại biểu Lưu Mai nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trình Quốc hội chuyển đổi mục đích sử dụng hơn 1.000ha rừng cho dự án hồ chứa nước
Trình Quốc hội chuyển đổi mục đích sử dụng hơn 1.000ha rừng cho dự án hồ chứa nước

VOV.VN - Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước Sông Than, tỉnh Ninh Thuận và dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.

Trình Quốc hội chuyển đổi mục đích sử dụng hơn 1.000ha rừng cho dự án hồ chứa nước

Trình Quốc hội chuyển đổi mục đích sử dụng hơn 1.000ha rừng cho dự án hồ chứa nước

VOV.VN - Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước Sông Than, tỉnh Ninh Thuận và dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.

Bão số 10 giảm xuống cấp 8 giật cấp 10, cách Hoàng Sa 740km
Bão số 10 giảm xuống cấp 8 giật cấp 10, cách Hoàng Sa 740km

VOV.VN - Vào hồi 7h ngày 2/11, bão số 10 đã giảm xuống cấp 8 giật cấp 10, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 740 km về phía Đông Đông Nam.

Bão số 10 giảm xuống cấp 8 giật cấp 10, cách Hoàng Sa 740km

Bão số 10 giảm xuống cấp 8 giật cấp 10, cách Hoàng Sa 740km

VOV.VN - Vào hồi 7h ngày 2/11, bão số 10 đã giảm xuống cấp 8 giật cấp 10, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 740 km về phía Đông Đông Nam.

Hình ảnh đường dẫn vào hồ đập thủy điện sạt lở do mưa lũ ở Đắc Nông
Hình ảnh đường dẫn vào hồ đập thủy điện sạt lở do mưa lũ ở Đắc Nông

VOV.VN -Theo Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Đắk Nông, con đường dẫn vào thủy điện Đăk Sin 1, bị sạt lở khoảng 5 km giao thông tê liệt nhà máy bị cô lập hoàn toàn

Hình ảnh đường dẫn vào hồ đập thủy điện sạt lở do mưa lũ ở Đắc Nông

Hình ảnh đường dẫn vào hồ đập thủy điện sạt lở do mưa lũ ở Đắc Nông

VOV.VN -Theo Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Đắk Nông, con đường dẫn vào thủy điện Đăk Sin 1, bị sạt lở khoảng 5 km giao thông tê liệt nhà máy bị cô lập hoàn toàn