Phụ nữ ở những nơi này là người có quyền năng cao nhất

VOV.VN - Hầu như mọi nơi trên thế giới theo chế độ phụ hệ. Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên là ở một số nơi trên thế giới vẫn còn tồn tại xã hội hệ mẫu.

Bộ tộc Akan của Ghana hiện nay là xã hội theo chế độ mẫu hệ phổ biến nhất Châu Phi. Với một hệ thống thừa kế, trong đó người thừa kế trực tiếp của một người đàn ông là con của chị gái chứ không phải con của anh ta.
Balue của Cameroon: Bộ tộc Balue là một nhóm sắc tộc nằm ở khu vực Tây Nam Cameroon. Balues theo chế độ mẫu hệ, trong đó trẻ em theo họ của mẹ. Theo luật lệ, người con đầu lòng của người chị cả trong gia đình được thừa kế tài sản từ anh trai của người mẹ. Và đứa trẻ sử dụng tài sản theo ý muốn của mình.
Bộ lạc Khasi, Ấn Độ: Đây là một trong số ít những xã hội mẫu hệ vẫn tồn tại ở Ấn Độ. Bộ lạc này sinh sống ở tỉnh Meghalaye, bao gồm các dòng họ được xác định bởi dòng dõi gia đình của người mẹ. Thông thường, trẻ em gái sẽ được kế thừa bất động sản như đất đai trong cộng đồng.
Quần đảo Owambos của Namibia: Bộ lạc Owambo là nhóm sắc tộc lớn nhất ở Namibia. Theo truyền thống, Owambos thừa kế theo chế độ mẫu hệ. Mặc dù sự ảnh hưởng của phương Tây đã gây ra những thay đổi đối với sự thừa kế của người dân, nhưng chế độ thừa kế này vẫn còn tồn tại trong các cộng đồng ở nông thôn của bộ tộc.
Bộ tộc Mosuo của Trung Quốc là một trong những xã hội mẫu hệ lâu đời nhất trên thế giới. Bộ lạc này nằm ở tây nam Trung Quốc. Người dân Mosuo coi tình yêu của một người mẹ là cốt lõi của nhân loại. Theo truyền thống, trẻ em sinh ra mang họ mẹ và sống trong gia đình người mẹ.
Bộ lạc Garo, Ấn Độ: Bộ lạc Garo sinh sống ở vùng đông bắc Ấn Độ, là một xã hội mẫu hệ trong nhiều thế kỷ, công nhận người vợ là trụ cột của gia đình. Mọi tài sản trong gia đình đều nằm trong tay người phụ nữ. Quyền thừa kế sau khi người mẹ mất đi cũng thuộc về người con gái. 
Cộng đồng Minangkabau của Indonesia: Đây là một xã hội mẫu hệ lớn nhất trên thế giới và nằm ở phía tây Sumatra của Indonesia. Ở đây, tài sản thuộc sở hữu của những người phụ nữ. Theo tập tục người mẹ sẽ trao quyền thừa kế cho con gái. Người dân Minangkabau coi bà mẹ là nhân vật quan trọng nhất trong xã hội.
Các Bijagos ở Guinea Bissau: Bijagos bao gồm bốn thị tộc duy trì một trật tự xã hội theo chế độ mẫu hệ và mẫu quyền. Luật pháp cho phép mọi người sử dụng tài sản hoặc đất thuộc sở hữu của người phụ nữa mà không phải chia đất. Người mẹ có quyền lực lớn nhất trong mỗi hộ gia đình.
Cộng đồng người Amis ở Đài Loan vẫn tiếp tục duy trì chế độ mẫu hệ và mỗi hộ gia đình đều do một bà mẹ đứng đầu. Theo truyền thống, phụ nữ sở hữu tài sản, con gái cả của mỗi gia đình sẽ có quyền thừa kế. Trong khi nam giới tham gia các hoạt động quân sự theo luật bản xứ của bộ tộc.
Dân tộc Lào ở Thái Lan: Đây là một nhóm dân tộc ở đông bắc Thái Lan. Sau khi kết hôn, người đàn ông được yêu cầu chuyển vào ở nhà của vợ mình. Ngoài ra, con gái út của một gia đình có quyền thừa kế tài sản của gia đình. Đây là một trong số ít các xã hội còn lại trên thế giới theo chế độ mẫu hệ.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kỳ lạ bộ tộc ở Nam Sudan bôi nước tiểu bò lên da để chống nhiễm trùng
Kỳ lạ bộ tộc ở Nam Sudan bôi nước tiểu bò lên da để chống nhiễm trùng

VOV.VN -Nhiếp ảnh gia Tariq Zaidi đã dành thời gian ghi lại những hình ảnh độc đáo xung quanh cuộc sống của bộ tộc ít người Mundari ở Nam Sudan.

Kỳ lạ bộ tộc ở Nam Sudan bôi nước tiểu bò lên da để chống nhiễm trùng

Kỳ lạ bộ tộc ở Nam Sudan bôi nước tiểu bò lên da để chống nhiễm trùng

VOV.VN -Nhiếp ảnh gia Tariq Zaidi đã dành thời gian ghi lại những hình ảnh độc đáo xung quanh cuộc sống của bộ tộc ít người Mundari ở Nam Sudan.

Hình ảnh hiếm hoi về những bộ tộc sắp biến mất trên thế giới
Hình ảnh hiếm hoi về những bộ tộc sắp biến mất trên thế giới

VOV.VN - Nhiếp ảnh gia Jimmy Nelson đã đi khắp thế giới và chụp lại những khoảnh khắc quý giá về cuộc sống của các bộ lạc đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. 

Hình ảnh hiếm hoi về những bộ tộc sắp biến mất trên thế giới

Hình ảnh hiếm hoi về những bộ tộc sắp biến mất trên thế giới

VOV.VN - Nhiếp ảnh gia Jimmy Nelson đã đi khắp thế giới và chụp lại những khoảnh khắc quý giá về cuộc sống của các bộ lạc đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.