Bằng sáng chế Nokia khiến các hãng điện thoại Trung Quốc "đau đầu"

VOV.VN - Vấn đề bằng sáng chế đang trở thành thứ mà các hãng điện thoại Trung Quốc phải đau đầu khi phải thanh toán các khoản tiền lớn cho chủ sở hữu bằng sáng chế.

Oppo, Vivo và Xiaomi đều đã trở thành nạn nhân của các vụ kiện tụng về bằng sáng chế ở châu Âu trước đây, và hai nhà sản xuất đầu tiên thậm chí về cơ bản đã ngừng bán sản phẩm của họ ở Đức. Tất cả đều vì vấn đề bằng sáng chế.

Như đã biết, ngành công nghiệp truyền thông là một ngành có mức độ tiêu chuẩn hóa rất cao và bằng sáng chế thiết yếu tiêu chuẩn (SEP) là những bằng sáng chế không thể thiếu để triển khai các công nghệ tiêu chuẩn, tuy nhiên lại không có tiêu chuẩn thống nhất trong ngành cụ thể về tỷ lệ phí bằng sáng chế.

Tiêu chuẩn phí bằng sáng chế của Ericsson cho điện thoại di động đa chế độ 5G chủ yếu được điều chỉnh theo giá bán của điện thoại, với mức phí bằng sáng chế là từ 2,5 USD đến 5 USD cho mỗi chiếc. Trong khi đó, Nokia tuyên bố vào năm 2018 rằng phí cấp phép cho tổ hợp 5G SEP được giới hạn ở mức 3 EUR cho mỗi thiết bị, còn Huawei giới hạn phí giấy phép bằng sáng chế cho một điện thoại di động duy nhất ở mức 2,5 USD, đồng thời cung cấp một tỷ lệ phần trăm hợp lý áp dụng cho giá bán của điện thoại di động. Về giá thành, tiêu chuẩn của Huawei thấp hơn nhiều so với mức giá mà các công ty nước ngoài cấp bằng sáng chế.

Chính vì điều này mà thu nhập từ phí bản quyền bằng sáng chế của Nokia vào năm 2019 là 1,402 tỷ euro và thu nhập từ phí bản quyền vào năm 2020 là 1,487 tỷ euro. Trên thực tế, trong 10 năm qua, Nokia đã đệ đơn kiện bằng sáng chế chống lại Apple, Huawei, HTC và nhiều công ty khác chỉ riêng trong lĩnh vực điện thoại di động nhằm thu về các khoản tiền như vậy.

Đáng chú ý hơn, theo báo cáo nghiên cứu về các bằng sáng chế thiết yếu tiêu chuẩn 5G toàn cầu và các đề xuất tiêu chuẩn do Học viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trung Quốc công bố, xét về tỷ lệ các họ bằng sáng chế toàn cầu có hiệu quả, Huawei là công ty dẫn đầu với con số 14,59%. Xếp thứ hai là Qualcomm với 10,04% và Samsung xếp thứ ba với 8,8%. Các công ty xếp thứ 4 đến 10 lần lượt là ZTE, LG, Nokia, Ericsson, Datang, Oppo và Xiaomi.

Nhìn chung, trong kỷ nguyên 4G, bằng sáng chế điện thoại di động mà các doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu là tương đối ít, nhưng 5G thì khác. Bây giờ, Huawei có nhiều bằng sáng chế nhất, nhưng Nokia lại tính phí cao hơn Huawei để thu nhập tiền từ bằng sáng chế. Với cách làm này, Nokia bị các doanh nghiệp Trung Quốc tố là không thực hiện nghĩa vụ cấp giấy phép hợp lý dựa trên nguyên tắc FRAND - công bằng, hợp lý và không phân biệt đối xử./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Google bị phạt hơn 30 triệu USD vì vi phạm bằng sáng chế
Google bị phạt hơn 30 triệu USD vì vi phạm bằng sáng chế

VOV.VN - Google đã được lệnh phải trả cho Sonos số tiền 32,5 triệu USD phí bồi thường thiệt hại do vi phạm bằng sáng chế của Sonos.

Google bị phạt hơn 30 triệu USD vì vi phạm bằng sáng chế

Google bị phạt hơn 30 triệu USD vì vi phạm bằng sáng chế

VOV.VN - Google đã được lệnh phải trả cho Sonos số tiền 32,5 triệu USD phí bồi thường thiệt hại do vi phạm bằng sáng chế của Sonos.

Ericsson kiện Apple vi phạm cấp phép bằng sáng chế 5G
Ericsson kiện Apple vi phạm cấp phép bằng sáng chế 5G

VOV.VN - Công ty Thụy Điển Ericsson vừa đệ đơn kiện Apple vi phạm bằng sáng chế của hãng liên quan đến phí sử dụng các bằng sáng chế 5G trên iPhone.

Ericsson kiện Apple vi phạm cấp phép bằng sáng chế 5G

Ericsson kiện Apple vi phạm cấp phép bằng sáng chế 5G

VOV.VN - Công ty Thụy Điển Ericsson vừa đệ đơn kiện Apple vi phạm bằng sáng chế của hãng liên quan đến phí sử dụng các bằng sáng chế 5G trên iPhone.

Trung Quốc dẫn đầu thế giới về số bằng sáng chế năm 2020
Trung Quốc dẫn đầu thế giới về số bằng sáng chế năm 2020

Trong những quốc gia dẫn đầu về IP, Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất về lượng bằng sáng chế có hiệu lực trong năm 2020, tiếp đến là Đức, Mỹ và Hàn Quốc.

Trung Quốc dẫn đầu thế giới về số bằng sáng chế năm 2020

Trung Quốc dẫn đầu thế giới về số bằng sáng chế năm 2020

Trong những quốc gia dẫn đầu về IP, Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất về lượng bằng sáng chế có hiệu lực trong năm 2020, tiếp đến là Đức, Mỹ và Hàn Quốc.