Ưu tiên sắp xếp lại dân cư vùng lở núi ở Quảng Nam

VOV.VN - Sau các trận sạt lở núi vùi lấp nhiều người liên tiếp xảy ra trong mùa mưa bão vừa qua, tỉnh Quảng Nam đang tính toán, cơ cấu lại chính sách đầu tư phát triển miền núi, ưu tiên di dời dân ở đến nơi an toàn.

Quảng Nam là một trong những địa phương sớm triển khai Đề án sắp xếp lại dân cư vùng miền núi gắn với xây dựng nông thôn mới. Sau 3 năm triển khai, tỉnh đã sắp xếp lại 6.500 hộ dân vào các khu tái định cư. Sau các trận sạt lở núi vùi lấp nhiều người liên tiếp xảy ra trong mùa mưa bão vừa qua, tỉnh Quảng Nam đang tính toán, cơ cấu lại chính sách đầu tư phát triển miền núi, ưu tiên di dời dân ở đến nơi an toàn.

Làng mới Khe Chữ, xã vùng cao Trà Vân, huyện miền núi Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam nằm giữa thung lũng rộng đẹp. Đường Trường Sơn Đông mới mở chạy xuyên qua làng mới, không còn sợ cô lập, tắc đường mỗi khi mưa bão. Sau vụ sạt lở núi kinh hoàng vào cuối tháng 11 năm 2017, làm 4 người dân thiệt mạng, 13 người bị thương, chính quyền địa phương lập làng mới này, di chuyển 150 hộ dân về đây sinh sống.

Ngôi nhà khung gỗ, lợp tôn khá kiên cố của gia đình ông Hồ Văn Ngo ở làng mới Khe Chữ hướng ra mặt đường lớn. Sau 3 năm về làng mới, gia đình ông cùng bà con sinh sống an toàn, không còn lo sợ lở núi vùi lấp nhà cửa. Nhắc đến chuyện buồn của 3 năm trước, ông Hồ Văn Ngo, mất đi người vợ, con gái bị thương trong vụ sạt lở núi vùi lấp nhà năm đó cứ ám ảnh mãi. Nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính quyền và nhà hảo tâm, ông Ngo xây dựng ngôi nhà tại làng mới an toàn hơn: “Được nhà nước đưa xuống đây tập trung dân để cho nó bảo đảm, được sống yên ổn. Nhà nước cấp đất và mỗi hộ 50 triệu đồng mua tôn, xẻ gỗ thuê họ làm nhà. Xuống làng Khe Chữ này có chỗ rộng bằng phẳng, cuộc sống an toàn hơn và tiện đường xe.”

Nằm ở vị trí đẹp gần đường lớn, Khe Chữ trở thành ngôi làng tái định cư kiểu mẫu ở vùng cao Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch huyện Nam Trà My cho biết, đến nay huyện đã đầu tư 135 tỷ đồng làm 45 khu tái định cư, bố trí chỗ ở cho gần 2000 hộ dân vùng sạt lở núi đến nơi an toàn. Đây là chủ trương đúng đắn nhằm giải quyết vấn đề an cư ở miền núi, khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Theo ông Trần Duy Dũng, sau các đợt sạt lở đất, lũ quét vùi lấp nhiều bản làng, nhiều ngôi làng bị xóa sổ phải lập làng mới ở vị trí khác. Nam Trà My là huyện vùng cao, địa hình hiểm trở, rất khó để tìm kiếm địa điểm thuận lợi, an toàn nên rất cần nhiều nguồn lực để đầu tư.

“Trước hết phải tìm điểm an toàn, căn cứ theo khoa học điểm đó có bị sạt lở hay không. Phải xin ý kiến của người dân bởi vì họ có kinh nghiệm xem họ thích ở chỗ đó hay không, sau đó di dời. Thực chất ở Nam Trà My có nhiều điểm không có quỹ đất, trong khi nguồn lực nhà nước thì có hạn cho nên làm sao đó nhà nước và nhân dân cùng làm, hỗ trợ lẫn nhau để giảm chi phí đền bù.”- Ông Dũng nói.

Sau 3 năm triển khai Nghị quyết 12 của HÐND tỉnh về việc sắp xếp dân cư miền núi, gần 6.500 hộ dân ở 9 huyện miền núi tỉnh Quảng Nam được sắp xếp bố trí chỗ mới. UBND tỉnh cũng bố trí gần 390 tỷ đồng cho các huyện triển khai sắp xếp lại dân cư. Huyện miền núi Tây Giang là điểm sáng của tỉnh Quảng Nam thực hiện chủ trương này. Nhiều năm trước, khi tỉnh chưa có chủ trương, địa phương này đã chủ động sắp xếp, bố trí dân cư tập trung. Đến nay, huyện này đã bố trí nơi ở ổn định cho gần 4.690 hộ dân.

Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, sau  thảm họa sạt lở đất xảy ra với tần suất và mật độ nhiều hơn, địa phương cơ cấu lại chính sách đầu tư phát triển miền núi, ưu tiên nguồn lực cho việc sắp xếp bố trí lại dân cư để người dân sống an toàn hơn. Trong 5 năm tới, tỉnh phấn đấu sắp xếp hơn 8.000 hộ dân vùng có nguy cơ cao lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.

Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, trước mắt tỉnh ưu tiên tập trung di dời, bố trí sắp xếp lại dân cư bị mất nhà cửa trong các đợt mưa bão vừa qua: “Chúng tôi cũng đánh giá được nguy cơ sạt lở miền núi khá cao do ảnh hưởng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Qua đợt thiên tai vừa qua, nhu cầu sắp xếp dân cư miền núi càng lớn hơn. Do địa hình ở miền núi rất khó khăn về mặt bằng nên chủ yếu là sắp xếp xen cư vào các khu dân cư hiện hữu. Còn những vị trí nào cần khảo sát đánh giá mặt bằng để đảm bảo an toàn lâu dài thì cùng với cơ quan chức năng khảo sát chọn mặt bằng./." 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sạt lở đất ở miền núi, ngập lụt ở vùng thấp trũng Quảng Nam
Sạt lở đất ở miền núi, ngập lụt ở vùng thấp trũng Quảng Nam

VOV.VN - Hôm nay (12/11), ở vùng núi Quảng Nam có mưa, nguy cơ sạt lở đất tiếp tục đe doạn cuộc sống người dân. Trong khi đó, một số thủy điện xả lũ nên những vùng thấp trũng tiếp tục ngập  lụt.

Sạt lở đất ở miền núi, ngập lụt ở vùng thấp trũng Quảng Nam

Sạt lở đất ở miền núi, ngập lụt ở vùng thấp trũng Quảng Nam

VOV.VN - Hôm nay (12/11), ở vùng núi Quảng Nam có mưa, nguy cơ sạt lở đất tiếp tục đe doạn cuộc sống người dân. Trong khi đó, một số thủy điện xả lũ nên những vùng thấp trũng tiếp tục ngập  lụt.

Hơn 10.000 người dân Quảng Nam ở vùng nguy cơ sạt lở núi, bờ sông, biển
Hơn 10.000 người dân Quảng Nam ở vùng nguy cơ sạt lở núi, bờ sông, biển

VOV.VN - Cứ vào mùa mưa bão, hơn 10.000 người dân nằm dọc các sông, suối, ven núi ở tỉnh Quảng Nam lại nơm nớp lo âu vì tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng.

Hơn 10.000 người dân Quảng Nam ở vùng nguy cơ sạt lở núi, bờ sông, biển

Hơn 10.000 người dân Quảng Nam ở vùng nguy cơ sạt lở núi, bờ sông, biển

VOV.VN - Cứ vào mùa mưa bão, hơn 10.000 người dân nằm dọc các sông, suối, ven núi ở tỉnh Quảng Nam lại nơm nớp lo âu vì tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng.

Cứu trợ người dân vùng sạt lở núi Trà Leng
Cứu trợ người dân vùng sạt lở núi Trà Leng

VOV.VN - Sau trận lũ quét gây sạt lở kinh hoàng, 15 hộ dân bị vùi lấp. Cuộc sống của người dân vùng cao xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đã khó khăn nay càng cơ cực hơn.

Cứu trợ người dân vùng sạt lở núi Trà Leng

Cứu trợ người dân vùng sạt lở núi Trà Leng

VOV.VN - Sau trận lũ quét gây sạt lở kinh hoàng, 15 hộ dân bị vùi lấp. Cuộc sống của người dân vùng cao xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đã khó khăn nay càng cơ cực hơn.