Tết này, da diết nhớ quê xa…

(VOV) - Với nhiều người lao động Việt Nam xa xứ, mong ước được ăn Tết với người thân ở quê nhà lại quá xa vời…

Tết cổ truyền dân tộc từ lâu đã trở nên ý nghĩa và thiêng liêng đối với mọi người Việt Nam. Dù sống và làm việc ở bất cứ nơi đâu, nhưng những ngày Tết, ai cũng đau đáu một nỗi niềm được về quê đón Tết. Với những người không có điều kiện ăn Tết ở quê nhà, thì nỗi nhớ quê hương, nhớ hương vị ngày Tết lại càng da diết, đong đầy.

Tết cổ truyền dân tộc từ lâu đã trở nên ý nghĩa và thiêng liêng đối với mọi người Việt Nam.

Những người lao động Việt Nam ở Hàn Quốc cũng vậy. Tết quê nhà đối với họ lại thực sự quan trọng hơn bao giờ hết. Cả năm lao động cực nhọc, vất vả, họ chỉ mong có những ngày Tết được sum vầy bên gia đình, người thân nhưng mơ ước này đối với nhiều người trở nên xa vời.

Da diết nhớ Tết Việt Nam

Đã 5 năm liền không được về Việt Nam đón Tết, anh Nguyễn Văn Thủy ở Hà Trung, Thanh Hóa vẫn không thể nào quen được cảm giác trống trải, nhớ nhà mỗi khi dịp Tết đến. “Làm sao có thể không nhớ được các phong tục, tập quán ở Việt Nam mỗi khi Tết đến. Hồi tôi còn ở nhà, các con còn bé, gia đình tôi đón Tết vui lắm. Vui nhất là những ngày gần Tết, vợ chồng, con cái đi chợ mua sắm đồ. Dù gia đình khi ấy thiếu thốn trăm bề, nhưng Tết đến, vợ chồng tôi cũng cố dành dụm mua những thứ mà các con thích. Đêm giao thừa, hai đứa đang tuổi ăn tuổi lớn, lăn ra ngủ từ sớm nhưng vẫn không quên dặn bố mẹ đến giao thừa gọi chúng dậy để xem bắn pháo hoa… Cái cảm giác cả nhà cùng đón giao thừa, cùng đi chúc Tết ông bà, người thân trong ngày Tết sao mà ấm cúng”.

Anh Thủy tâm sự, chỉ còn 2 tháng nữa, anh sẽ hết hạn hợp đồng lao động ở Hàn Quốc. Anh mong từng ngày trở về để được gặp cha mẹ, vợ con và người thân sau 5 năm xa cách: “Tôi thương vợ con ở nhà vất vả. Những công việc mà đáng ra đàn ông phải gánh vác, thì ở nhà, vợ tôi đều phải làm một mình. Khi tôi sang đây lao động, các con đều còn nhỏ, giờ chúng đã lớn cả rồi. Cháu đầu đã vào Đại học. Tôi chỉ mong sớm được trở về để chia sẻ nỗi vất vả với vợ con”.  

Anh Nguyễn Văn Thủy: "Cái cảm giác cả nhà cùng đón giao thừa, cùng đi chúc Tết ông bà, người thân trong ngày Tết sao mà ấm cúng"

Công ty nơi anh Thủy làm việc cũng ở khá xa thành phố, nên việc sắm sửa đầy đủ các món ăn trong ngày Tết của Việt Nam đối với anh và những lao động Việt nơi đây cũng khá khó khăn: “Chúng tôi mua giò chả, bánh chưng ở siêu thị ASEAN nhưng hương vị của nó không giống ở Việt Nam. Tôi chỉ mong sớm được về quê, được đón Tết ở nhà và ăn các món ăn mang đậm hương vị Việt Nam”.

Còn đối với anh Phạm Minh Đoàn quê ở Minh Xuyên, Vị Giang, Hải Dương và những người bạn của anh đang làm việc tại Hàn Quốc thì điều kiện chuẩn bị một cái Tết cổ truyền dân tộc có nhiều thuận lợi hơn. Công ty anh Đoàn làm việc có khoảng 20 người cùng làng với anh, nên cứ mỗi khi dịp Tết đến, mọi người lại tụ tập để cùng làm các món ăn Việt Nam.

“Ngày Tết của chúng tôi cũng có đầy đủ món ăn Việt Nam, có cả bánh chưng, giò nạc, giò mỡ... Có Tết, chúng tôi còn thịt cả lợn để làm đủ món. Món giò xào không có điều kiện làm như ở nhà, mọi người đóng thịt xào vào chai nhựa, sau đó để ra gốc cây, vì trời lạnh có khi âm 24 độ C nên giò rất nhanh đông, chỉ một lúc sau là đem vào ăn được. Nhưng kể cả không thiếu món ăn Việt Nam trong ngày Tết, không nói ra, nhưng ai cũng thấy nhớ nhà. Tôi nhớ nhất là đêm giao thừa ở quê, 3 anh em trai tôi cùng bố sửa soạn mâm lễ lên chùa thắp hương, sau đó về đi Tết ông bà, họ hàng. Còn mẹ tôi thì ở nhà sửa soạn mâm cỗ cúng gia tiên sáng mùng Một. Không khí ấm cúng đó làm sao bên này chúng tôi có được”- Anh Đoàn tâm sự.

Bồi hồi thời khắc giao thừa xa quê…

Ở Việt Nam, thời khắc giao thừa có lẽ là giây phút mọi người mong đợi nhất nhưng đối với những người lao động Việt ở Hàn Quốc, họ vừa mong chờ giây phút này lại vừa ngại ngần, bởi nếu gọi điện về cho người thân ở Việt Nam vào lúc này, họ không kìm nén được tình cảm của mình, sẽ khóc trong ngày đầu năm mới.

Anh Thủy tâm sự, cứ đến giờ giao thừa ở Hàn Quốc, lúc đó mới là 10 giờ đêm ở Việt Nam, anh gọi điện về chúc Tết cha mẹ, vợ con và người thân. “Tôi gọi sớm như thế để còn nói được nhiều chuyện và gặp được nhiều người. Cứ có số điện thoại của ai ở Việt Nam, tôi đều gọi điện chúc Tết. Ở xa nhà, nhớ lắm, muốn nói thật nhiều chuyện, gặp thật nhiều người cho khuây khỏa. Không chỉ riêng tôi, mà anh em ai cũng vậy, cứ giao thừa xong là mỗi người một góc, điện thoại về Việt Nam để gặp người thân”.

Anh sợ thời khắc giao thừa ở Việt Nam vì không muốn mọi người nhìn thấy mình khóc. Bởi vậy, vào thời điểm ấy, anh chỉ bật dám webcam để được được xem gia đình ở Việt Nam đón Tết: “Một vài năm gần đây, nhà tôi sắm được cái máy tính, cứ đến giao thừa, tôi lại bật webcam để xem vợ con đón Tết, nghe cả tiếng reo hò của mọi người, tôi thấy hạnh phúc và đỡ nhớ gia đình”.

Anh Dương Ngọc Thắng: "Chỉ loanh quanh chuyện bố mẹ có khỏe không, ở nhà thế nào, ăn Tết ra sao… nhưng em cứ muốn nói mãi chuyện với bố mẹ cho đỡ nhớ".

Mặc dù năm nay được đón 2 lần Tết Việt trên đất Hàn, nhưng bạn trẻ Dương Ngọc Thắng, 21 tuổi, quê ở Hà Tĩnh vẫn không thể nào nguôi ngoai nỗi nhớ Tết quê nhà. Thắng khoe, trước Tết 2 tuần, Trung tâm hỗ trợ người lao động Việt Nam ở đây phối hợp với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Việt Nam đã tổ chức Tết cho người lao động Việt Nam, có đầy đủ các món ăn trong ngày Tết, có mời cả ca sĩ từ Việt Nam sang biểu diễn. Đúng dịp Tết, Thắng và anh em lao động người Việt cùng công ty cũng tụ họp nhau lại, sắm sửa các món ăn Việt Nam để đón Tết.

Dù vậy, nhưng Thắng và mọi người vẫn thèm được sống trong không khí Tết như ở quê nhà: “Không chỉ riêng em, mà ai cũng vậy, cứ muốn gọi điện về nhà trước giao thừa để nói được nhiều chuyện. Mà thực ra, cũng chỉ loanh quanh chuyện bố mẹ có khỏe không, ở nhà thế nào, ăn Tết ra sao… nhưng em cứ muốn nói mãi chuyện với bố mẹ cho đỡ buồn, đỡ nhớ. Bố mẹ em cũng động viên con là giữ gìn sức khỏe, chịu khó làm việc để lo cho sau này là bố mẹ vui rồi. Em là con út, nên xa nhà chắc bố mẹ nhớ lắm và em cũng rất thương bố mẹ. Em chỉ mong làm việc, kiếm được chút vốn rồi về quê làm ăn để được gần gia đình, được ăn những món mẹ nấu. Khi ở nhà, biết em thích nhất món bánh ngào và cháo chè, nên mẹ hay nấu cho em ăn”.

Cũng đón giao thừa cùng với gần 20 bạn bè trong làng đang lao động ở Hàn Quốc, nhưng anh Phạm Minh Đoàn cũng không thể nào quen được cái Tết xa quê: “Chúng tôi có 2 lần đón giao thừa. Một lần là giao thừa ở Hàn Quốc, trước Việt Nam 2 giờ, chúng tôi nâng cốc chúc nhau xong là mỗi người mỗi góc, gọi điện ngay về cho gia đình, người thân. Còn đến giờ giao thừa ở Việt Nam, chúng tôi chỉ gọi điện về riêng cho bố mẹ. Năm nào cũng gọi điện vào giờ giao thừa, nhưng năm nào chúng tôi cũng thấy cảm động khi được gặp bố mẹ. Thường thì giao thừa, chúng tôi gọi điện về Việt Nam đến 1 giờ sáng mùng Một mà vẫn không hết chuyện”.

Anh Phạm Minh Đoàn: "Thấy hình ảnh gia đình mình ở quê đón Tết vui vẻ, đầm ấm, Đoàn và anh em bên này cũng cảm thấy ấm lòng và vợi đi nỗi nhớ nhà".

Đoàn cũng khoe rằng, nhà mình và một số anh em ở Việt Nam đã sắm được máy tính, biết sử dụng mạng internet nên đêm giao thừa, được thấy hình ảnh gia đình mình ở quê đón Tết vui vẻ, đầm ấm, Đoàn và anh em bên này cũng cảm thấy ấm lòng và vợi đi nỗi nhớ nhà.

“Giao thừa xong, chúng tôi hay bật các bài hát Việt Nam để nghe, có lần nghe bài hát về Tết quê nhà nhiều anh em đã sụt sùi, nhất là những người có vợ con ở nhà, thì đều bật khóc. Không hiểu sao những lúc như vậy mọi người rất dễ mềm lòng, hay tủi thân, chỉ xem hình quảng cáo có hình ảnh người con hỏi cha: “Tết này cha không về?” là mọi người lại cũng có thể khóc ngon lành. Chúng tôi sợ nhất là cảm giác phải ngồi một mình trong căn phòng trống trải để đối diện với nỗi nhớ nhà trong những ngày Tết. Vì vậy, mọi người giao hẹn với nhau, cứ đến Tết, không ai được vắng mặt vì bất cứ lý do gì. Nếu ai vắng mặt, coi như không phải là người làng nữa”- Đoàn tâm sự.

Chúng tôi hiểu và chia sẻ với những tâm sự của Đoàn. Với những người Việt Nam, nhất là ai đã ít nhất một lần ăn Tết ở xa quê hương, thì điều đó lại càng trở nên thấm thía hơn bao giờ, bởi Tết cổ truyền đã ăn sâu vào máu thịt, thấm đẫm vào tâm hồn của mỗi người con đất Việt./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hơn 2/3 số cô dâu Việt tại Hàn sống hạnh phúc
Hơn 2/3 số cô dâu Việt tại Hàn sống hạnh phúc

(VOV) - Tuy vậy, theo Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc, cuộc sống ở đây không phải toàn màu hồng, mà có cả mặt trái, mặt phải...

Hơn 2/3 số cô dâu Việt tại Hàn sống hạnh phúc

Hơn 2/3 số cô dâu Việt tại Hàn sống hạnh phúc

(VOV) - Tuy vậy, theo Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc, cuộc sống ở đây không phải toàn màu hồng, mà có cả mặt trái, mặt phải...

Lời chúc Tết của Đại sứ Việt và độc giả VOV online
Lời chúc Tết của Đại sứ Việt và độc giả VOV online

(VOV) - Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Trần Trọng Toàn và nhiều độc giả VOV online gửi lời chúc Tết nhân dịp năm mới 2013...

Lời chúc Tết của Đại sứ Việt và độc giả VOV online

Lời chúc Tết của Đại sứ Việt và độc giả VOV online

(VOV) - Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Trần Trọng Toàn và nhiều độc giả VOV online gửi lời chúc Tết nhân dịp năm mới 2013...

Đầm ấm Tết Việt trên đất Hàn
Đầm ấm Tết Việt trên đất Hàn

(VOV) - Đối với những người con xa xứ, những ngày Tết lại càng trở nên thiêng liêng và có ý nghĩa hơn bao giờ hết…

Đầm ấm Tết Việt trên đất Hàn

Đầm ấm Tết Việt trên đất Hàn

(VOV) - Đối với những người con xa xứ, những ngày Tết lại càng trở nên thiêng liêng và có ý nghĩa hơn bao giờ hết…

Các Giáo sư thành danh ở nước ngoài nhớ Tết quê nhà
Các Giáo sư thành danh ở nước ngoài nhớ Tết quê nhà

(VOV) - Dù thành danh trên đất khách, nhưng những Giáo sư mà chúng tôi đã gặp, luôn đau đáu hướng về Tổ quốc…

Các Giáo sư thành danh ở nước ngoài nhớ Tết quê nhà

Các Giáo sư thành danh ở nước ngoài nhớ Tết quê nhà

(VOV) - Dù thành danh trên đất khách, nhưng những Giáo sư mà chúng tôi đã gặp, luôn đau đáu hướng về Tổ quốc…

Đại sứ Việt Nam gói bánh chưng mời Việt kiều đón Tết
Đại sứ Việt Nam gói bánh chưng mời Việt kiều đón Tết

(VOV) - Một cái Tết Việt đậm đà bản sắc dân tộc ngay trên đất Hàn đang dần được hình thành với đủ hương vị của Tết và có cả hoa đào...

Đại sứ Việt Nam gói bánh chưng mời Việt kiều đón Tết

Đại sứ Việt Nam gói bánh chưng mời Việt kiều đón Tết

(VOV) - Một cái Tết Việt đậm đà bản sắc dân tộc ngay trên đất Hàn đang dần được hình thành với đủ hương vị của Tết và có cả hoa đào...

Giáo sư người Hàn: “Đến Việt Nam tôi như được về quê”
Giáo sư người Hàn: “Đến Việt Nam tôi như được về quê”

(VOV)- GS Kim Young Soon, Đại học Inha: "Đến đây, tôi mới thấy làng quê ở Hàn và Việt khá giống nhau, tôi như người con đi xa về thăm quê"

Giáo sư người Hàn: “Đến Việt Nam tôi như được về quê”

Giáo sư người Hàn: “Đến Việt Nam tôi như được về quê”

(VOV)- GS Kim Young Soon, Đại học Inha: "Đến đây, tôi mới thấy làng quê ở Hàn và Việt khá giống nhau, tôi như người con đi xa về thăm quê"

Thăm nơi ở của vua chúa Hàn thời xưa
Thăm nơi ở của vua chúa Hàn thời xưa

(VOV) - Gyeongbokgung là cung điện đồ sộ nhất Hàn Quốc và là niềm tự hào của người dân nơi đây....

Thăm nơi ở của vua chúa Hàn thời xưa

Thăm nơi ở của vua chúa Hàn thời xưa

(VOV) - Gyeongbokgung là cung điện đồ sộ nhất Hàn Quốc và là niềm tự hào của người dân nơi đây....

Tiếng Việt- cầu nối con em Việt kiều với quê hương
Tiếng Việt- cầu nối con em Việt kiều với quê hương

(VOV) - Đại sứ Trần Trọng Toàn: “Việc dạy tiếng Việt cho con em kiều bào vẫn là mối quan tâm lớn nhất của tôi…”

Tiếng Việt- cầu nối con em Việt kiều với quê hương

Tiếng Việt- cầu nối con em Việt kiều với quê hương

(VOV) - Đại sứ Trần Trọng Toàn: “Việc dạy tiếng Việt cho con em kiều bào vẫn là mối quan tâm lớn nhất của tôi…”