Nhật Bản lập kỷ lục tốc độ Internet nhanh nhất thế giới

VOV.VN - Con số này vượt xa so với kỷ lục trước đó được thiết lập bởi các nhà nghiên cứu thuộc Đại học London với tốc độ 178 Tbps.

Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Quốc gia ở Nhật Bản đã thiết lập một kỷ lục thế giới mới về tốc độ Internet nhanh nhất thế giới khi đạt tốc độ đường truyền 319 Terabyte mỗi giây (Tbps) ngay cả khi đường truyền được thực hiện ở khoảng cách xa hơn 3.000 km.

Nhóm nghiên cứu được dẫn đầu bởi Benjamin Puttnam cho biết họ đã hoàn thành công việc truyền các băng tần S, C và L đầu tiên trên một quãng đường dài thông qua một sợi quang 4 lõi có đường kính tiêu chuẩn 0,125mm. Họ tiết lộ rằng việc sử dụng bộ khuếch đại sợi pha tạp erbium và thulium cùng với bộ khuếch đại Raman đã làm nên kỳ tích khó tin này.

Theo nhóm, họ đã phát triển một hệ thống truyền dẫn với khả năng sử dụng toàn bộ công nghệ ghép kênh phân chia bước sóng. Họ sử dụng các công nghệ khuếch đại khác nhau để đạt được tốc độ truyền dữ liệu trình diễn là 319 Tbps. Cùng với đó, họ cũng trở thành nhóm đầu tiên đạt khả năng truyền tải 957 petabit/giây cho mỗi km, lập kỷ lục thế giới về sợi quang có đường kính ngoài tiêu chuẩn.

Trong bài báo, các nhà nghiên cứu đã tiết lộ rằng ngoài các băng tần C và L thường được sử dụng với tốc độ dữ liệu cao và đường truyền xa, nhóm cũng sử dụng băng thông truyền dẫn của băng tần S vẫn chưa được sử dụng tối đa ngoại trừ truyền một nhịp.

Họ cũng tuyên bố rằng sợi quang 4 lõi với đường kính bọc tiêu chuẩn có thể được kết nối với thiết bị hiện có và sớm cho phép truyền tốc độ dữ liệu cao trong thực tế. Họ tin rằng nghiên cứu này có thể đóng góp vào việc hiện thực hóa hệ thống truyền thông đường trục vốn được yêu cầu cho việc phổ biến các dịch vụ truyền thông mới ngoài 5G.

Các nhà nghiên cứu cũng đã tuyên bố rằng họ sẽ tiếp tục phát triển các hệ thống truyền dẫn băng rộng khoảng cách xa và xem xét các cách để tăng khả năng truyền dẫn của các sợi đa lõi có số lượng lõi thấp và các sợi SDM mới khác. Họ cũng nhằm mục đích mở rộng phạm vi truyền dẫn đến khoảng cách xuyên đại dương. Được biết, SDM là một công nghệ sử dụng kích thước không gian để phân phối các luồng dữ liệu khác nhau đồng thời bằng cách tạo các kênh không gian song song./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lùi thời gian bắt đầu sửa tuyến cáp quang biển AAE-1 đến ngày 1/7
Lùi thời gian bắt đầu sửa tuyến cáp quang biển AAE-1 đến ngày 1/7

Thay vì được sửa từ ngày 22/6 như kế hoạch ban đầu, thời điểm khắc phục sự cố trên tuyến cáp quang biển AAE-1 được lùi sang ngày 1/7. Dự kiến, tuyến cáp sẽ sửa xong vào 7/7.

Lùi thời gian bắt đầu sửa tuyến cáp quang biển AAE-1 đến ngày 1/7

Lùi thời gian bắt đầu sửa tuyến cáp quang biển AAE-1 đến ngày 1/7

Thay vì được sửa từ ngày 22/6 như kế hoạch ban đầu, thời điểm khắc phục sự cố trên tuyến cáp quang biển AAE-1 được lùi sang ngày 1/7. Dự kiến, tuyến cáp sẽ sửa xong vào 7/7.

Cáp quang biển AAG đến ngày 6/6 mới hoạt động bình thường
Cáp quang biển AAG đến ngày 6/6 mới hoạt động bình thường

VOV.VN - Thay vì được sửa xong vào ngày 2/6 như dự kiến, ngày 6/6, tuyến cáp quang biển quốc tế AAG mới hoạt động bình thường trở lại.

Cáp quang biển AAG đến ngày 6/6 mới hoạt động bình thường

Cáp quang biển AAG đến ngày 6/6 mới hoạt động bình thường

VOV.VN - Thay vì được sửa xong vào ngày 2/6 như dự kiến, ngày 6/6, tuyến cáp quang biển quốc tế AAG mới hoạt động bình thường trở lại.

Cáp quang AAG hồi sinh đúng hẹn những ngày cận Tết
Cáp quang AAG hồi sinh đúng hẹn những ngày cận Tết

VOV.VN - Tuyến cáp quang biển quốc tế AAG đã được khắc phục xong theo đúng lịch đã thông báo tới các nhà cung cấp dịch vụ internet tại Việt Nam.

Cáp quang AAG hồi sinh đúng hẹn những ngày cận Tết

Cáp quang AAG hồi sinh đúng hẹn những ngày cận Tết

VOV.VN - Tuyến cáp quang biển quốc tế AAG đã được khắc phục xong theo đúng lịch đã thông báo tới các nhà cung cấp dịch vụ internet tại Việt Nam.