Thói quen tâm lý có thể khiến bạn nhận lấy tổn thương

VOV.VN - Chúng ta thường có thói quen để ý cảm xúc, đánh giá của người khác mà quên mất rằng bản thân mình thế nào mới là tốt nhất. Những thói quen không tốt sẽ khiến bạn bị tổn thương tâm lý nếu chỉ sống mà nhìn vào sắc mặt người khác.

Các mối quan hệ xã hội là một phần quan trọng của cuộc sống, và bạn nên có mối quan hệ tốt với mọi người. Tuy nhiên, thời gian dành cho việc xây dựng mối quan hệ không phải lúc nào cũng mang lại kết quả tích cực. Nếu bạn nhận thấy rằng mình ngày càng dành nhiều thời gian hơn để lo lắng về ý kiến ​​của người khác, thì đây là thời điểm tốt tạm dừng và suy nghĩ lại.

1. Bạn khó nói câu từ chối

Trong cuộc sống cũng như trong công việc, giúp đỡ nhau hoàn thành một điều gì đó là nên làm và cũng rất cần thiết. Tuy nhiên điều này sẽ trở nên tai hại nếu đối phương nghĩ rằng việc bạn làm giúp họ là lẽ đương nhiên. Đồng thời, họ cũng có thể chưa làm được gì cho bạn nhưng lại đòi hỏi bạn phải làm mọi thứ mà họ cần.

Điều này thường xuyên xảy ra trong xã hội, đặc biệt là đối với những người ở cấp thấp hoặc vì chữ “nể” mà sẵn sàng làm. Nhưng bạn cũng nên hiểu rằng, mỗi người trong chúng ta đều có những công việc riêng cần hoàn thành và bạn không thể giúp đỡ người khác mãi được. Vì thế, để tránh được tình trạng này, tốt hơn hết là bạn nên đặt nhiệm vụ của riêng bạn thành ưu tiên số một. Và đừng bận tâm đến việc người khác cho rằng bạn là người ích kỷ chỉ vì một lần từ chối giúp đỡ.

2. Bạn đánh giá mình bằng sự chấp thuận của người khác

Trong một vài thời điểm nào đó, bạn có thể sẽ cảm thấy thành quả tốt hay xấu của bản thân bị phụ thuộc vào sự chấp thuận của người khác. Bạn sẽ chỉ cảm thấy mình đã làm tốt, đã đủ tự tin khi nghe lời khen ngợi mà không tin tưởng vào khả năng của chính mình, thậm chí có thể tự thấy bản thân vô dụng khi thành quả làm ra không được chú ý tới.

Thói quen tâm lý này có thể khiến bạn phải sống trong trạng thái mệt mỏi, bồn chồn. Vì thế, đừng quá quan trọng lời nói của người khác vì bạn có quyền được tự hào về thành quả bạn đã cố gắng làm ra. Sự tự tin sẽ trở thành người bạn đồng hành trung thành của bạn và nhu cầu được chấp thuận của bạn sẽ biến mất.

3. Bạn giải quyết ổn thỏa mọi việc

Nếu bạn là một người sống không tranh cãi, phàn nàn, đấu tranh hay đứng lên bảo vệ quyền lợi của mình mà lại dễ dàng chấp thuận lời người khác, cố gắng kìm nén cảm xúc chỉ vì không muốn gây ra xung đột. Thì đó là một tâm lý không tốt cho chính bạn.

Bản thân bạn không phải là con rối trong tay người khác, cũng không phải là người không biết suy nghĩ mà chỉ làm theo mệnh lệnh của người khác. Nếu tiếp tục làm điều này, chính bạn sẽ tự ngăn chặn khả năng sáng tạo và tư duy của chính mình, cũng tự hạn chế tài năng của bản thân trong mắt người khác.

Vì thế, đừng ngại ngần nói ra ý kiến của bản thân. Và cho dù nó không được chấp thuận thì ít nhất bạn cũng được bày tỏ quan điểm.

4. Bạn tự trách mình vì cảm xúc của người khác

Sống mà luôn để cảm xúc của bản thân ảnh hưởng bởi cảm xúc của người khác thì đó là điều rất mệt mỏi. Để ý tới người khác không phải là điều xấu, nhưng nếu bạn cũng để bản thân bị chi phối bởi cảm xúc tiêu cực của người khác thì việc đó là không nên. 

Thay vào đó, hãy tập quan tâm đối phương ở mức vừa phải, đừng để sự sợ hãi và cảm giác tội lỗi xâm chiếm cảm xúc của bạn khi đó không phải là điều tiêu cực mà bạn tạo nên.

5. Bạn sẵn sàng làm mọi thứ vì mọi người

Đừng để người khác nghĩ rằng việc bạn làm giúp họ là điều đương nhiên! Mọi điều trên đời này nếu không vì bản thân và gia đình, hay thượng tôn pháp luật, thì có lẽ không có chuyện gì xảy ra là bắt buộc. Bạn cần phải sống và giúp đỡ người khác, nhưng nếu sự giúp đỡ đó khiến bạn mệt mỏi, bằng mặt không bằng lòng và nó chiếm quá nhiều thời gian của bạn thì bạn hoàn toàn có thể từ chối.

Tốt hơn hết là hãy xem xét lại và cần biết rõ mình nên làm gì, cân nhắc sự phù hợp và đừng quá tỏ ra là người đa năng.

6. Bạn làm những điều bản thân không thích

Làm điều không thích trong sự ép buộc của người khác thường không đem tới hiệu quả tốt nhất. Một việc được làm với sự tự nguyện và niềm yêu thích chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái, tràn đây năng lượng để hoàn thành nhanh chóng hơn. Đừng để ý tới yêu cầu của người khác, đặc biệt là khi chúng quá vô lý và không phù hợp với con người cũng như tính cách của bạn. Thay vào đó, hãy đặt ưu tiên của bạn và suy nghĩ kỹ trước khi đảm nhận công việc của người khác.

Trong cuộc sống này, không ai khuyến khích bạn không được giúp đỡ người khác với những cách khác nhau. Nhưng bạn cũng nên nhớ rằng không phải lúc nào cũng sẵn sàng nghe lời người khác, hỗ trợ họ một cách miễn phí mà cần cân nhắc họ là ai, bạn làm vì lợi ích gì và tại sao mà bạn nên làm điều đó. Ưu tiên bản thân cũng là cách thể hiện tình yêu với chính mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cách xử lý khôn ngoan với những câu hỏi không mong muốn
Cách xử lý khôn ngoan với những câu hỏi không mong muốn

VOV.VN - Có nhiều lý do khiến một số người đưa ra những câu hỏi mang tính chất soi mói. Một lý do trong số đó là đối phương đã có ác cảm hoặc ghen tị, khó chịu với bạn và muốn đẩy bạn vào “thế bí”.

Cách xử lý khôn ngoan với những câu hỏi không mong muốn

Cách xử lý khôn ngoan với những câu hỏi không mong muốn

VOV.VN - Có nhiều lý do khiến một số người đưa ra những câu hỏi mang tính chất soi mói. Một lý do trong số đó là đối phương đã có ác cảm hoặc ghen tị, khó chịu với bạn và muốn đẩy bạn vào “thế bí”.

Không gian lộn xộn liệu có lợi ích gì?
Không gian lộn xộn liệu có lợi ích gì?

VOV.VN - Giữ một không gian luôn sạch sẽ là điều mà chúng ta đều nên làm để vận hành cuộc sống được tốt hơn. Nhưng sự lộn xộn có quy tắc cũng vẫn có thể đem lại bạn những lợi ích riêng biệt.

Không gian lộn xộn liệu có lợi ích gì?

Không gian lộn xộn liệu có lợi ích gì?

VOV.VN - Giữ một không gian luôn sạch sẽ là điều mà chúng ta đều nên làm để vận hành cuộc sống được tốt hơn. Nhưng sự lộn xộn có quy tắc cũng vẫn có thể đem lại bạn những lợi ích riêng biệt.

Giới trẻ ngày càng sợ, ngại lập gia đình
Giới trẻ ngày càng sợ, ngại lập gia đình

VOV.VN - Ngày càng nhiều người trẻ ngại lập gia đình và nhiều người có quan điểm rất rõ ràng là sẽ không lập gia đình. Cuộc sống này vốn có quá nhiều áp lực khiến cho nhiều bạn trẻ sợ ràng buộc bởi 2 chữ “gia đình”, “hôn nhân”, “con cái”, họ chỉ yêu nhưng không muốn kết hôn.

Giới trẻ ngày càng sợ, ngại lập gia đình

Giới trẻ ngày càng sợ, ngại lập gia đình

VOV.VN - Ngày càng nhiều người trẻ ngại lập gia đình và nhiều người có quan điểm rất rõ ràng là sẽ không lập gia đình. Cuộc sống này vốn có quá nhiều áp lực khiến cho nhiều bạn trẻ sợ ràng buộc bởi 2 chữ “gia đình”, “hôn nhân”, “con cái”, họ chỉ yêu nhưng không muốn kết hôn.