9 dấu hiệu nhận biết khi cha mẹ bảo vệ con quá mức

VOV.VN - Tất nhiên, bạn muốn bảo vệ con bạn. Tất cả chúng ta đều như vậy. Nhưng bạn có đang trở thành một người cha người mẹ bao bọc quá mức, người thực sự có thể đang cản trở toàn bộ tiềm năng của con bạn không?

Tất nhiên, bạn muốn bảo vệ con bạn. Tất cả chúng ta đều như vậy. Nhưng bạn có đang trở thành một người cha người mẹ bao bọc quá mức, người thực sự có thể đang cản trở toàn bộ tiềm năng của con bạn không? Hãy để ý 9 dấu hiệu dưới đây để nhận biết xem bạn có phải là một bậc cha mẹ như vậy hay không. Từ đó, bạn nên cố gắng rút kinh nghiệm và nới lỏng bản thân ra một chút.

Quản lý mọi thứ cho con bạn

Bạn có đang giữ con của bạn quá gần bản thân mình? Việc quqanr lí mọi khía cạnh trong cuộc sống của con cái đều không tốt cho cả hai. Quản lý vi mô có thể ngăn cản con bạn theo đuổi những đam mê và tìm thấy những sở thích mà chúng mong muốn. Hãy mở lòng để họ nói cho bạn biết họ muốn làm gì, từ việc bắt đầu một sở thích cho đến việc ngủ lại nhà một người bạn nào đó.

Giữ con bạn khỏi thất bại

Không một ai muốn con cái mình phải vấp ngã. Đôi khi, cái mong muốn trở nên hoàn hảo vô tình khiến chúng ta nghĩ rằng mình đang thất bại khi làm cha mẹ. Nỗi sợ hãi đó dẫn đến việc cha mẹ cảm thấy mình cần phải đảm bảo cho con mình cũng không vấp ngã như cha mẹ của chúng. Tuy nhiên, trên thực tế, con bạn sẽ phải thất bại. Và không sao cả. Hãy để chúng trải qua những đau đớn đó và ngạc nhiên bởi sự trưởng thành của chúng. Vì vậy, nếu con của bạn không tham gia đội bóng đá, chúng hoàn toàn có thể tập luyện chăm chỉ bộ môn yêu thích và trở thành ngôi sao của trường.

Không dạy con về trách nhiệm

Bạn dọn giường cho chúng. Bạn dọn phòng cho chúng. Bạn gấp gọn quần áo cho chúng. Tất cả chúng ta đều biết điều đó dễ dàng và nhanh chóng hơn khi bạn tự mình làm tất cả. Tuy nhiên, dạy con ý thức phải có trách nhiệm với bản thân và gia đình là một bài học quan trọng. Ngay cả những đứa trẻ nhỏ tuổi nhất cũng nên được dạy dỗ về tinh thần trách nhiệm. Hãy dành thời gian để chỉ bảo con cái cách dọn dẹp phòng ngủ của chúng, bạn hoàn toàn có thể giúp chúng một lần cuối và để con tự nhận lấy thành quả của mình. Phân công công việc phù hợp với lứa tuổi trong nhà để mọi người cùng làm với nhau, vừa vui vẻ vừa ý nghĩa.

An ủi con quá mức

Bạn sẽ đau lòng khi thấy con mình khó chịu, cho dù đó là vì lý do nào đi chăng nữa. Chúng ta đều muốn chữa lành những cảm giác bị tổn thương đó, nhưng đại đa số các bậc phụ huynh đều có xu hướng xu nịnh, an ủi con cái một cách thái quá. Không phải bạn cứ chiều con là chúng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Thay vào đó, bạn nên để con tự mình vượt qua cảm xúc của mình trước, giải quyết những khúc mắc trong người, sau đó mới đến lượt bạn. Hãy ôm con một cái ôm thật ấm áp khi chúng kể về những gì đứa trẻ khác đã làm để tổn thương chúng. Chỉ cần không đi quá đà với những hành động chiều chuộng, như mua trò chơi điện tử mới hay một thùng kẹo được ăn thỏa thích. Nếu bạn làm vậy, trẻ sẽ dựa dẫm vào việc đó để liên tục tỏ ra “bị tổn thương” để được chiều chuộng.

Quản lý tình bạn của con

Bạn thấy chàng trai này thật tốt bụng và bạn nghĩ rằng con mình thực sự nên là bạn tốt nhất với nó. Thật tuyệt vời biết bao nếu chúng ta có thể chọn bạn cho con của mình. Tuy nhiên, chúng ta cũng sẽ chẳng bao giờ muốn cha mẹ chọn bạn bè cho chúng ta, phải không? Mặc dù việc giới thiệu con bạn với những đứa trẻ khác không hề gây hại điều gì, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể buộc chúng trở thành bạn bè của nhau. Tuy nhiên, có một lý do chính đáng để can thiệp khi cần thiết: những tình bạn có hại. Chẳng hạn như một đứa trẻ khác làm tổn hại đến thể chất hoặc tinh thần của con bạn, bạn cần phải đứng ra giải quyết, không còn nghi ngờ gì nữa.

Ngăn chặn con bạn khỏi những trải nghiệm

Con bạn muốn thử bóng chày trong năm nay nhưng bạn biết chúng rất giỏi đá bóng. Con bạn muốn được vào đội toán cùng với người bạn thân nhất của mình nhưng bạn biết thế mạnh của chúng nằm ở môn địa lý. Chúng muốn đến một trại hè khác thay vì cùng một trại mà chúng đã đi trong bốn năm qua. Đôi khi chúng ta lơ đễnh không cho bọn trẻ tự trải nghiệm. Bạn nên biết rằng mọi chuyện vẫn ổn thôi nếu chúng chơi bóng chày không giỏi, cũng như không có vấn đề gì nếu lý do để tham gia đội toán là vì chúng muốn gắn kết tình bạn lâu năm của mình. Và nếu con bạn muốn đến một trại hè khác để khám phá điều gì đó mới mẻ, điều đó lại hoàn toàn nên được khuyến khích. Hãy để con bạn đưa ra một số quyết định của riêng chúng. Chúng nên được tận hưởng sự tự do và trở thành một người độc lập hơn, đó là điều mà tất cả chúng ta đều muốn cho con của mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bạn có phải là người không ổn định về cảm xúc hay không?
Bạn có phải là người không ổn định về cảm xúc hay không?

VOV.VN - Tất cả chúng ta đều có những ngày tồi tệ và tâm trạng thất thường. Nhưng làm thế nào để bạn biết khi ai đó đã vượt qua ranh giới từ những cảm xúc bình thường trở thành những cảm xúc không ổn định?

Bạn có phải là người không ổn định về cảm xúc hay không?

Bạn có phải là người không ổn định về cảm xúc hay không?

VOV.VN - Tất cả chúng ta đều có những ngày tồi tệ và tâm trạng thất thường. Nhưng làm thế nào để bạn biết khi ai đó đã vượt qua ranh giới từ những cảm xúc bình thường trở thành những cảm xúc không ổn định?

Nuôi dạy "con một", có khó không?
Nuôi dạy "con một", có khó không?

VOV.VN - Được là con một có thể là ước mơ của nhiều người. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề có thể nảy sinh về mặt tâm lý từ những đứa con “độc nhất vô nhị” này.

Nuôi dạy "con một", có khó không?

Nuôi dạy "con một", có khó không?

VOV.VN - Được là con một có thể là ước mơ của nhiều người. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề có thể nảy sinh về mặt tâm lý từ những đứa con “độc nhất vô nhị” này.

7 cách tạo ra khoảng thời gian “chất lượng” với con cái
7 cách tạo ra khoảng thời gian “chất lượng” với con cái

VOV.VN - “Ôi con của tôi đã lớn như thế này rồi sao!” Đây có lẽ là một trong những câu nói thường văng vẳng trong tâm trí các bậc phụ huynh, khi con cái của họ đã lớn mà chưa hề có một khoảng thời gian thật sự chất lượng với cha mẹ.

7 cách tạo ra khoảng thời gian “chất lượng” với con cái

7 cách tạo ra khoảng thời gian “chất lượng” với con cái

VOV.VN - “Ôi con của tôi đã lớn như thế này rồi sao!” Đây có lẽ là một trong những câu nói thường văng vẳng trong tâm trí các bậc phụ huynh, khi con cái của họ đã lớn mà chưa hề có một khoảng thời gian thật sự chất lượng với cha mẹ.