Bố mẹ ơi, đừng cãi nhau nữa

VOV.VN - Muốn tìm cách tháo gỡ những mâu thuẫn của bố mẹ mình là điều mà cô gái trẻ đang băn khoăn muốn nhờ thính giả của chương trình "Bạn hãy nói với chúng tôi" đóng góp ý kiến.

Em năm nay 25 tuổi, đã lập gia đình được mấy tháng rồi. Chuyện khiến em đang băn khoăn bây giờ là chuyện của bố mẹ đẻ em.

Gia đình em sống ở quê. Bố mẹ, ông bà 2 bên đều là những người nông dân lam lũ. Nhà em ở riêng, do bố mẹ tự mua đất làm nhà chứ không sống cùng ông bà nội, tuy rằng phải vay mượn, nợ nần rất nhiều. Bố mẹ em sinh được 4 con, 3 gái, 1 trai. Em là con thứ 2, trên em là chị gái 27 tuổi nhưng chưa lập gia đình, dưới em là một đứa em gái học lớp 11 và cậu em trai đang học lớp 4. Em trai em lúc mới sinh bị sặc ối, nên rất hay ốm thường phải đi viện rất tốn tiền. Thời điểm đó cũng là lúc chị cả em vào đại học. Gia đình lâm vào cảnh vô cùng khốn khó. Khi em trai út của em được hơn 1 tuổi thì bố em quyết định đi xuất khẩu lao động ở Đài loan, thời hạn là 6 năm. Số tiền ban đầu để lo cho bố em đi lao động đều phải vay mượn. Hết thời hạn, bố em còn ở lại gần 1 năm nữa rồi mới trở về.

Hai năm đầu khi mới đi, mỗi tháng lương của bố em chỉ được khoảng 6 đến 7 triệu đồng, không đủ để trả các khoản lãi ở nhà. Những năm sau thì tiền lương có khá hơn, em thấy mẹ bảo lương bố được tầm 10 triệu một tháng. Em biết suốt trong thời gian làm việc ở nước ngoài, để kiếm được số tiền ít ỏi đó, bố em đã phải làm lụng cật lực. Bố vất vả nơi xứ người, còn mẹ em ở nhà cũng vất vả không kém. Sau khi em trai em cứng cáp mẹ đã làm rất nhiều việc từ làm vườn, nuôi lợn gà rồi đi buôn bán đủ thứ, kể cả buôn đồng nát.... Em nghe mẹ nói nhà đã trả nợ gần xong còn mấy chục triệu nữa thôi. Hiện nay, gia đình em đã có 1 căn nhà khang trang, đồ đạc trong nhà tương đối đầy đủ. Từ khi bố em về đến nay cũng đã mấy năm rồi nhưng ông chỉ ở nhà làm vườn, sửa sang mấy cái cây cảnh.

Năm ngoái, ông bảo xây 1 cái nhà nhỏ để bán hàng lặt vặt ở đầu ngõ. Mẹ em cũng đồng ý và xây một cái quầy hơn chục mét tốn tầm hơn chục triệu. Nhưng sau đó, bố em lại không bán hàng ở đó, mà cho người anh trong họ em mượn để bán hàng không lấy tiền thuê. Dịp Tết vừa rồi, khi công việc đồng áng cũng đã nhàn, mẹ em muốn đi chợ thu mua đồng nát để kiếm thêm thu nhập nhưng bố em không cho, ông bảo làm cái nghề đó bẩn, rồi còn nói đã học được bạn bè cách trồng hoa. Rồi ông bắt đầu quy hoạch lại vườn để trồng trọt, xây bờ rào, mua giống má, đặt ống nước để phun tự động, tốn rất nhiều tiền. Và suốt từ đó, bố mẹ em chỉ làm vườn. Mẹ em muốn đi chợ để kiếm tiền nhưng bố không cho, ông nói làm việc gì thì tập trung 1 việc thôi. Bố em thường bảo làm gì cũng phải tính toán, nhìn xa trông rộng. Nhưng thực tế trồng hoa cũng rất phập phù, lợi nhuận không cao, chưa kể thời tết cũng không đoán trước được điều gì. Cũng vì không có tiền mà bố mẹ em hay cãi nhau hơn. Bố em nói mẹ em không biết tính toán và đay nghiến rằng: sao bảo đi chợ kiếm được tiền, vậy tiền đâu? nuôi lợn có tiền vậy tiền đâu?.

Dù mẹ em có giải thích phải trả nợ nần nuôi ngần ấy đứa con ăn học nhưng bố em vẫn cố tình không hiểu. Mắng vợ chán, bố em lại quay sang mắng hai chị em em. Bố bảo: con nhà người ta cho ăn học kiếm được lắm tiền, còn con mình cho ăn học đến nơi đến chốn 1 đứa thì lấy chồng, 1 đứa làm không đủ ăn. Em và chị gái nghe được cũng buồn lắm nhưng biết làm sao bây giờ. Chúng em đều có công việc nhưng thu nhập thấp, sau khi chi tiêu cá nhân thì cũng chẳng dư giả gì nhiều nên chẳng thể giúp gì cho bố mẹ. Thế nhưng với 2 em nhỏ của em thì bố lại rất quấn quýt, quan tâm, chứ không hắt hủi, chửi bới gì.

Bây giờ, giữa bố mẹ em những trận cãi vã xảy ra thường xuyên như cơm bữa. Mẹ em là người chăm chỉ làm ăn nhưng không khéo léo, mỗi khi cãi nhau bà cũng rất ngang và bất cần. Có lần cãi nhau, bố bảo sẽ sang ở với ông bà nội, vậy là mẹ em nghĩ ngay đến chuyện bố không còn tình nghĩa và muốn ly thân, mặc dù có thể bố em không nghĩ như vậy. Hôm qua, mẹ gọi điện cho em, khóc nức nở bảo: bố mày đi nói xấu tao ở nhà không biết tính toán, không làm được gì cả, tiền bố mày gửi về tao tiêu pha phung phí nên giờ mới thiếu thốn thế này. Cái nhà này là của bố hết. Mẹ em vốn là người chịu thương chịu khó, nhưng không chịu được sự nhiếc móc của bố. Mẹ bảo cứ thế này mẹ không sống nổi và muốn tự tử. Hiện tại mẹ em đang khủng hoảng về tinh thần cộng thêm việc lo tiền sinh hoạt nên toàn nghĩ tiêu cực./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bí quyết để nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc
Bí quyết để nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc

VOV.VN - Những đứa trẻ có tuổi thơ hạnh phúc hơn ít phải đối mặt với những tổn thương và cảm xúc tiêu cực khi trưởng thành và chúng có thể sẽ lớn lên thành công hơn. Dưới đây là những điều tốt đẹp bạn có thể làm để nuôi dưỡng thái độ tích cực ở trẻ nhỏ ngay cả khi bạn có một lịch trình bận rộn.

Bí quyết để nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc

Bí quyết để nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc

VOV.VN - Những đứa trẻ có tuổi thơ hạnh phúc hơn ít phải đối mặt với những tổn thương và cảm xúc tiêu cực khi trưởng thành và chúng có thể sẽ lớn lên thành công hơn. Dưới đây là những điều tốt đẹp bạn có thể làm để nuôi dưỡng thái độ tích cực ở trẻ nhỏ ngay cả khi bạn có một lịch trình bận rộn.

Khắc phục tình trạng rạn da khi mang thai
Khắc phục tình trạng rạn da khi mang thai

VOV.VN - Rạn da là vấn đề thường gặp và nỗi lo lắng của nhiều chị em phụ nữ khi mang thai. 7 cách tự nhiên và đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn loại bỏ những lo lắng này.

Khắc phục tình trạng rạn da khi mang thai

Khắc phục tình trạng rạn da khi mang thai

VOV.VN - Rạn da là vấn đề thường gặp và nỗi lo lắng của nhiều chị em phụ nữ khi mang thai. 7 cách tự nhiên và đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn loại bỏ những lo lắng này.

Gương đã vỡ liệu có thể lành?
Gương đã vỡ liệu có thể lành?

VOV.VN - Tổn thương sau cuộc hôn nhân tan vỡ khiến người phụ nữ sợ tình yêu và hôn nhân. Nhưng chồng cũ bỗng nhiên quay lại với ý muốn bù đắp và nối lại tình xưa.

Gương đã vỡ liệu có thể lành?

Gương đã vỡ liệu có thể lành?

VOV.VN - Tổn thương sau cuộc hôn nhân tan vỡ khiến người phụ nữ sợ tình yêu và hôn nhân. Nhưng chồng cũ bỗng nhiên quay lại với ý muốn bù đắp và nối lại tình xưa.