Con ngoài giá thú có nên nối lại quan hệ với gia đình bố đẻ?

VOV.VN - Sinh ra ngoài giá thú, tuy đã được gia đình bên nội thừa nhận là con cháu trong nhà nhưng người phụ nữ này vẫn ôm oán hận với người cha của mình và quyết định cắt đứt mọi quan hệ.

Viết thư về chương trình "Bạn hãy nói với chúng tôi", người phụ nữ tâm sự về trường hợp của mình:

Năm nay tôi 38 tuổi, đã có công ăn việc làm ổn định nhưng chưa lập gia đình. Mẹ tôi 66 tuổi. Bao nhiêu năm nay, chỉ có tôi và mẹ nương tựa vào nhau mà sống. Bởi tôi là 1 đứa con ngoài giá thú, có bố mà cũng như không.

43 - 44 năm trước, mẹ tôi lấy chồng nhưng được bao lâu thì ông ấy đi bộ đội và hy sinh trong chiến tranh biên giới. Vừa kết hôn, chồng đã hy sinh, lại sống cảnh mẹ chồng - nàng dâu, mẹ tôi không chịu được nên đã về nhà mẹ đẻ sống. Mấy năm sau, mẹ tôi có quan hệ với người hàng xóm cao lớn, đẹp trai. Ông ấy chính là bố tôi và sau đó, tôi ra đời. Chỉ mình mẹ tôi nuôi tôi ăn học, tất cả mọi thứ đều thiếu thốn trong khi đó, gia đình bố tôi thì nhà cao cửa rộng. Bố tôi có 1 con trai, 1 con gái, đều có công ăn việc làm ổn định và đã xây dựng gia đình. Ông ấy cũng thành ông nội, ông ngoại rồi.

Khi tôi sắp học xong trung học phổ thông, vợ của bố biết chuyện tôi là con riêng của ông ấy. Chẳng hiểu sao, gia đình ông ấy lại có thể chấp nhận chuyện này? Họ không phản đối hay họ thương hại tôi chăng? Sau đó, hàng tháng, vợ của bố đều cho tôi 1 triệu để mua sách vở hoặc chi tiêu sinh hoạt. Bà còn gọi tôi về nhà bà, ăn 1 bữa cơm thân mật quây quần. Ngày tôi ra Hà Nội thi đại học, chị gái cùng cha khác mẹ của tôi làm việc ở trên đó đã đưa đón tôi trong những ngày thi. Sau kỳ thi, chị còn bắt xe cho tôi về quê. Tôi thấy tình cảm chị em thật thân mật. Dù vậy, tôi vẫn không mấy khi qua lại với gia đình bên ấy. Khi hay tin tôi đỗ đại học, chị ấy về và gọi tôi sang nhà chơi nhưng tôi không sang. Chị ấy lại sang nhà tôi chơi và cho tôi tiền mừng. Tôi không nhận nên chị đã đưa cho mẹ tôi. Sau khi biết mẹ cầm số tiền ấy, tôi đã lấy lại và định sang nhà bên đó trả cho chị. Thế nhưng tôi lại nhìn thấy cảnh tượng khiến tôi ganh tị, chán ghét, đó là cảnh chị ấy khoác tay vào tay bố, nói gì đấy và ông quay sang cười với chị.

Tôi thấy lòng mình trống trải và rất bực tức, căm thù bố tôi. Tôi cũng muốn có một người bố thương yêu mình, muốn được nói cười, được khoác tay bố, được bố xoa đầu, ôm vào lòng dù chỉ một lần thôi. Thế nhưng tôi chỉ là đứa con rơi con vãi của ông. Ông ấy sinh tôi ra nhưng lại để tôi trong bóng tối, bỏ rơi tôi suốt bao nhiêu năm, khiến tôi trở thành đứa trẻ không cha, đứa con ngoài giá thú, khiến tôi bị hàng xóm, bạn bè chỉ trỏ, bàn tán suốt thời thơ ấu. Rồi đến khi nhận lại tôi, ông ấy cũng chẳng cho tôi được chút tình cảm nào. Vậy là, tôi bảo với mẹ rằng tôi không cần thứ tình cảm bố thí ấy mà vẫn sống tốt đẹp được đấy thôi? Bố tôi là người đàn ông trí trá, vô trách nhiệm và tôi không muốn nhìn thấy mặt ông ta nữa. Cứ nhìn thấy mặt ông ấy là tôi rất khó chịu. Mẹ tôi lại bảo dù gì ông ấy cũng là bố tôi. Mẹ nói rằng thấy có lỗi khi khiến tôi phải sống như đứa trẻ không cha suốt bao năm qua. Bây giờ gia đình bên đó đã có ý định cho bố con tôi nhận nhau, tôi không nên bỏ lỡ cơ hội này mà nên cho ông ấy cơ hội để bù đắp tình cha con. Nhưng tôi không cần! Tôi cũng oán giận mẹ mình. Sao mẹ không đi thêm bước nữa rồi hãy sinh ra tôi, để tôi có 1 gia đình đầy đủ, có ba, có mẹ của riêng mình, gia đình êm ấm, hạnh phúc bên nhau? Sao mẹ tôi lại là người thứ 3 chen vào gia đình ông ấy để khổ cả đôi bên? Mẹ tôi không thấy ông ấy đã có vợ, có con sao? Sao mẹ tôi không nghĩ tới việc những người xung quanh sẽ nhìn tôi bằng con mắt như thế nào khi biết tôi xuất thân không tốt đẹp?... Cứ nghĩ như vậy, tôi lại thấy nhục nhã vô cùng! Tôi thực sự xấu hổ với bạn bè, người thân. Trong cơn nóng giận, tôi đã sang nhà bố, nói những lời khó nghe vào mặt ông ấy, oán trách ông ấy đã không cho tôi có một gia đình trọn vẹn. Tôi cũng nói với vợ ông ấy rằng, tôi không cần lòng thương hại, không cần thứ tình cảm dối trá của mẹ con bà ấy, rằng những thứ đó cứ vứt cho chó đi, chứ tôi không thèm.

Từ đó đến nay đã hai chục năm trôi qua, tôi không qua lại gì với gia đình bố tôi nữa. Mỗi lần thấy những người trong gia đình đó, tôi toàn tránh mặt. Họ cũng không đoái hoài gì đến tôi. Tôi không biết mình làm vậy là do tính ích kỷ của bản thân hay vì căm thù bố tôi? Liệu tôi có nên qua lại với gia đình bên đó không? Tôi sợ sang bên đó, vợ của bố tôi sẽ nói tôi không ra gì? Tôi không biết mình phải làm gì nữa./.

Các bạn bày tỏ ý kiến của mình bằng cách gọi đến số điện thoại (024)39341139 trong giờ hành chính hoặc để lại bình luận dưới câu chuyện.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Làm bạn sau ly hôn
Làm bạn sau ly hôn

VOV.VN - Làm bạn sau ly hôn là ứng xử văn mình của những bậc cha mẹ, là bỏ qua cái tôi hướng tới cuộc đời của các con, thay vì chỉ nghĩ đến bản thân mình.

Làm bạn sau ly hôn

Làm bạn sau ly hôn

VOV.VN - Làm bạn sau ly hôn là ứng xử văn mình của những bậc cha mẹ, là bỏ qua cái tôi hướng tới cuộc đời của các con, thay vì chỉ nghĩ đến bản thân mình.

Cách tạo động lực cho trẻ em
Cách tạo động lực cho trẻ em

VOV.VN - Bài viết này sẽ nói về các yếu tố chính cản trở động lực của trẻ và một số sai lầm cần tránh, giúp trả lại động lực, thúc đẩy trẻ vượt trội hơn trong cuộc sống.

Cách tạo động lực cho trẻ em

Cách tạo động lực cho trẻ em

VOV.VN - Bài viết này sẽ nói về các yếu tố chính cản trở động lực của trẻ và một số sai lầm cần tránh, giúp trả lại động lực, thúc đẩy trẻ vượt trội hơn trong cuộc sống.

Em chồng không biết điều, luôn chọc phá chị dâu
Em chồng không biết điều, luôn chọc phá chị dâu

VOV.VN - Phải làm thế nào để có cuộc sống thoải mái trong gia đình chồng khi có cô em chồng không biết điều, luôn chọc phá chị dâu là điều mà các cô dâu mới về nhà chồng vô cùng lo lắng.

Em chồng không biết điều, luôn chọc phá chị dâu

Em chồng không biết điều, luôn chọc phá chị dâu

VOV.VN - Phải làm thế nào để có cuộc sống thoải mái trong gia đình chồng khi có cô em chồng không biết điều, luôn chọc phá chị dâu là điều mà các cô dâu mới về nhà chồng vô cùng lo lắng.

Chẳng lẽ vì sai lầm thời trẻ mà không được hạnh phúc?
Chẳng lẽ vì sai lầm thời trẻ mà không được hạnh phúc?

VOV.VN - Sai lầm mắc phải trong quá khứ liệu có thể là tiêu chuẩn đánh giá con người hiện tại? Chẳng lẽ chỉ vì sự nông nổi, bồng bột của tuổi trẻ mà người ta cứ mãi phải chịu sự dằn vặt, chẳng thể có được hạnh phúc?

Chẳng lẽ vì sai lầm thời trẻ mà không được hạnh phúc?

Chẳng lẽ vì sai lầm thời trẻ mà không được hạnh phúc?

VOV.VN - Sai lầm mắc phải trong quá khứ liệu có thể là tiêu chuẩn đánh giá con người hiện tại? Chẳng lẽ chỉ vì sự nông nổi, bồng bột của tuổi trẻ mà người ta cứ mãi phải chịu sự dằn vặt, chẳng thể có được hạnh phúc?