Những “dấu hiệu đỏ” cho buổi hẹn hò đầu tiên

VOV.VN - Phấn khích, lo lắng và bối rối chính là cảm xúc của buổi hẹn hò đầu tiên. Bạn không biết liệu rằng người mà bạn hàng ngày nói chuyện và nhắn tin, ngoài đời thực sẽ như thế nào trước mắt bạn.

Cảm giác phấn khích, lo lắng và bối rối đang khiến cho tim bạn đập thật nhanh và chẳng thể làm được điều gì. Đó chính là cảm xúc của buổi hẹn hò đầu tiên. Bạn không biết liệu rằng người mà bạn hàng ngày nói chuyện và nhắn tin, ngoài đời thực sẽ như thế nào trước mắt bạn.

Thật không may, chúng ta thường chưa tìm ra được cách “chữa trị” cho những nghi ngờ đó. Nhưng những gì chúng ta có thể làm được chính là nhận biết trước đâu là các “dấu hiệu” cho thấy một người không xứng đáng để bạn dành thời gian. Dưới đây là một số những dấu hiệu bạn cần chú ý, nếu xuất hiện vào buổi hẹn đầu tiên của bạn thì có nghĩa là bạn nên cẩn thận hoặc không hứa hẹn vào một buổi gặp mặt thứ hai.

1. Họ không biết sự khác biệt giữa hài hước và lăng mạ.

Có một ranh giới rất mỏng giữa sự hài hước và thô lỗ. Nhưng khoảng cách để nhảy từ cái này sang cái kia là khá lớn. Những người thực sự có khiếu hài hước sẽ không thể nhầm lẫn chúng với nhau.

Không có lý do gì để đối phương phải chỉ trích một ai đó chỉ để tỏ ra hài hước trong buổi hẹn hò đầu tiên. Để ý kỹ lời nói của họ, người ấy có đang pha trò cười về những người xung quanh bạn, nhân viên của nhà hàng bạn đang ngồi, gia đình có con nhỏ đang cười đùa hay cặp vợ chồng ngồi bên cạnh bạn không?

Những nhận xét này có thể nhanh chóng chuyển thành hành vi không phù hợp và cho bạn thấy màu sắc thực sự trong tính cách của họ. Nếu họ có hành vi như vậy thì bạn chắc chắn phải suy nghĩ lại về cuộc hẹn hò của mình, đó có phải là cách họ đối xử với mọi người trên thực tế không?

2. Cuộc trò chuyện luôn về bản thân họ, xuyên suốt buổi hẹn đầu.

Hầu hết mọi người đều cố gắng nói về tất cả các chủ đề vì sự lo lắng vào buổi hẹn hò đầu tiên của họ (đặc biệt là những người hướng ngoại). Nhưng nếu tất cả các câu chuyện mà đối phương nhắc tới, đều dùng để tung hô bản thân họ, thì bạn có thể đang nói chuyện với một người cần tìm kiếm sự chú ý.

Ánh đèn sân khấu phải hướng vào họ mọi lúc. Một phút bạn đang nói về bản thân và phút tiếp theo, họ đã chuyển cuộc trò chuyện về phía những kinh nghiệm trong quá khứ của chính họ.

Như cách họ đã đi du lịch khắp đất nước hay cách họ không thích món ăn này, trải nghiệm kia. Ban đầu nó có vẻ không phải là một dấu hiệu đáng chú ý, nhưng theo thời gian, hành vi như vậy có thể khiến bạn suy nghĩ, liệu đây có phải một mặt trong tính cách của họ, ích kỉ và chỉ nghĩ đến bản thân?

Một buổi hẹn lý tưởng nên có một người nghe và sau đó là một người nói. Nói về bản thân thì tốt nhưng không để bạn bộc lộ suy nghĩ của mình thì không.

3. Họ không quan tâm nhiều đến khía cạnh của bạn trong cuộc trò chuyện.

Điều này cũng có thể được coi là một bổ sung cho các điểm ở trên. Nếu người ấy không quan tâm đến khía cạnh của bạn trong cuộc trò chuyện, thì điều gì khiến bạn nghĩ họ sẽ bận tâm đến việc làm quen và yêu thương bạn sau này?

Nếu đúng như vậy, bạn chẳng có lí do gì để ở lại cuộc hẹn, khi biết chắc rằng sự kết nối giữa hai người chẳng đi đến đâu. Một vấn đề khác mà dấu hiệu này có thể gây ra đó là buổi hẹn hò của bạn quá đắm chìm vào chính họ.

Một mối quan hệ lâu dài, lành mạnh đòi hỏi sự cân bằng hơn bất cứ điều gì. Bạn xứng đáng được một người hào hứng làm quen với bạn mà không hề cảm thấy buồn chán.

4. Điện thoại của họ là “cái đuôi” phiền phức trong buổi hẹn hò đầu tiên của bạn.

Nếu người hẹn hò của bạn liên tục nhìn chằm chằm vào màn hình điện thoại của họ hoặc thậm chí thường xuyên liếc nhìn vào nó - thì đó là một dấu hiệu đỏ.

Trong thế giới công nghệ ngày càng phát triển, khi con người chú ý đến điện thoại hơn là người đang nói chuyện trực tiếp trước mặt, họ cảm thấy nhàm chán hoặc ít quan tâm đến cuộc trò chuyện đang diễn ra.

Buổi hẹn hò đầu tiên là để tìm hiểu những điều mới về nhau và nếu họ không quan tâm đến suy nghĩ hoặc quan điểm của bạn thì mọi thứ khác không thực sự quan trọng. Điều tối thiểu bạn nên mong đợi từ buổi hẹn hò của mình là họ dành sự quan tâm tối đa cho bạn trong buổi gặp mặt đầu tiên này.

Mặc dù có một số ngoại lệ trong trường hợp này, nhưng nếu họ không giải thích sự thiếu chú ý của họ đối với bạn, thì đó chắc chắn là một dấu hiệu đỏ lớn cần để tâm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những vấn đề các cặp đôi phải đối mặt trong cuộc sống hôn nhân
Những vấn đề các cặp đôi phải đối mặt trong cuộc sống hôn nhân

VOV.VN - Hầu như tất cả các cuộc hôn nhân đều có nhiều vấn đề. Một số cặp vợ chồng sẽ vượt qua những thăng trầm này tốt hơn những cặp vợ chồng khác, nhưng họ đều có chung những vấn đề không thể tránh khỏi.

Những vấn đề các cặp đôi phải đối mặt trong cuộc sống hôn nhân

Những vấn đề các cặp đôi phải đối mặt trong cuộc sống hôn nhân

VOV.VN - Hầu như tất cả các cuộc hôn nhân đều có nhiều vấn đề. Một số cặp vợ chồng sẽ vượt qua những thăng trầm này tốt hơn những cặp vợ chồng khác, nhưng họ đều có chung những vấn đề không thể tránh khỏi.

Cát Tường nghiêm túc “chỉ giáo” anh chàng 31 tuổi thiếu kinh nghiệm yêu
Cát Tường nghiêm túc “chỉ giáo” anh chàng 31 tuổi thiếu kinh nghiệm yêu

VOV.VN - Với kinh nghiệm nhiều năm mai mối, MC Cát Tường cũng không khỏi bất ngờ với muôn kiểu lý do độc thân “dở khóc dở cười” của cả bốn người tham gia trong tập này.

Cát Tường nghiêm túc “chỉ giáo” anh chàng 31 tuổi thiếu kinh nghiệm yêu

Cát Tường nghiêm túc “chỉ giáo” anh chàng 31 tuổi thiếu kinh nghiệm yêu

VOV.VN - Với kinh nghiệm nhiều năm mai mối, MC Cát Tường cũng không khỏi bất ngờ với muôn kiểu lý do độc thân “dở khóc dở cười” của cả bốn người tham gia trong tập này.

Vì sao chúng ta bị “mắc kẹt” trong những mối quan hệ không lành mạnh?
Vì sao chúng ta bị “mắc kẹt” trong những mối quan hệ không lành mạnh?

VOV.VN - Nỗi sợ cô đơn hay niềm tin rằng người ấy sẽ thay đổi là những lý do phổ biến khiến mọi người không dám buông tay một mối quan hệ “độc hại”.

Vì sao chúng ta bị “mắc kẹt” trong những mối quan hệ không lành mạnh?

Vì sao chúng ta bị “mắc kẹt” trong những mối quan hệ không lành mạnh?

VOV.VN - Nỗi sợ cô đơn hay niềm tin rằng người ấy sẽ thay đổi là những lý do phổ biến khiến mọi người không dám buông tay một mối quan hệ “độc hại”.