Những điều nên và không nên làm khi chia tay

VOV.VN - Các cặp đôi sẽ phải đối mặt với những chuyển biến không ngừng khi hiểu biết thêm về nhau. Một số người có thể tiến xa hơn, chạm đến một mối quan hệ lâu dài hoàn hảo. Số còn lại thì không thể tiếp tục và… chia tay.

Ở giai đoạn đầu, mọi thứ đều thật đáng mong đợi. Mọi khoảnh khắc ở bên người ấy đều vô cùng hạnh phúc và vui vẻ, không gì có thể đánh đổi được. Tuy nhiên, nếu hiện thực chẳng phũ phàng, thì quãng thời gian này đã có thể kéo dài mãi mãi. Các cặp đôi sẽ phải đối mặt với những chuyển biến không ngừng khi hiểu biết thêm về nhau. Một số người có thể tiến xa hơn, chạm đến một mối quan hệ lâu dài hoàn hảo. Số còn lại thì không thể tiếp tục và…chia tay. 

Có nhiều lý do khiến con người phải chia tay. Đó có thể là vì bạn và người ấy không còn chung sở thích nữa, những thứ hai banh cùng chia sẻ đến bây giờ không còn phù hợp nữa. Hoặc đó có thể là khi hai bạn không còn tình cảm cho nhau, mà hướng suy nghĩ và ánh mắt của mình đến một người khác. Một người sẽ phải trải qua một hoặc nhiều hơn một lần chia tay, và nếu bạn đã là người có kinh nghiệm, có lẽ bạn sẽ hiểu nó khó khăn như thế nào.

Tại sao chia tay lại khó?

Nếu bạn đang có ý định chia tay một ai đó, có lẽ bạn đang vô cùng phân vân với quyết định của mình. Suy cho cùng thì mối quan hệ của hai bạn phải có lí do nào đó mới có thể tạo dựng. Vì vậy, những câu hỏi như “Liệu mọi thứ có trở nên tốt hơn?” hay “Mình có nên cho họ thêm một cơ hội,?” là điều không thể tránh khỏi. Kết thúc một mối tình là điều cần đến thời gian và công sức để bạn thật sự đặt suy nghĩ của mình vào.

Dù bạn có cảm thấy chắc chắn về quyết định của mình, việc chia tay sẽ luôn dẫn đến một cuộc nói chuyện vô cùng khó xử. Đối phương có thể sẽ cảm thấy buồn tủi hoặc tổn thương. Vì vậy, nếu bạn đang là người phải chủ động chia tay, một cuộc nói chuyện thẳng thắn cùng sự tôn trọng và tinh tế là điều bạn sẽ phải cần. Bởi lẽ, bạn sẽ không muốn làm tổn thương người ấy, và cũng không muốn đặt mình vào tình huống khó xử, phải không nào?

Né tránh hay làm cho xong?

Nhiều người sẽ lựa chọn né tránh cuộc nói chuyện khó xử sắp tới khi quyết định chia tay, hoặc cố gắng thực hiện thật nhanh, qua loa để xong chuyện. Nhưng cả hai phương pháp trên đều không hề hiệu quả. Nếu bạn bỏ qua, vấn đề giữa hai người sẽ càng khó để giải quyết. Nếu bạn đối mặt một cách hời hợt, bạn sẽ làm tổn thương đối phương và gây căng thẳng cho chính mình.

Vì vậy, hãy nghĩ thật kỹ, trước khi hành động.

Mỗi trường hợp đều phải có cách giải quyết khác nhau. Không có điều gì phù hợp cho tất cả các cuộc chia tay. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo danh sách “Những điều nên và không nên khi chia tay” dưới đây để xem xét và áp dụng vào tình huống của bản thân, giúp bạn đỡ đi phần nào bối rối khi phải mở lời.

NÊN:

Nghĩ kĩ về điều bạn muốn và tại sao. Hãy nhớ rằng dù người kia có thể bị tổn thương, nhưng nếu chia tay là giải pháp tốt nhất cho mối quan hệ của hai bạn, thì bạn vẫn đang làm điều trước sau gì cũng phải xảy ra. 

Nghĩ về những gì bạn sẽ nói và phản ứng của đối phương. Liệu người ấy sẽ bực bội, buồn bã, tổn thương hay…nhẹ nhõm? Hãy đặt mình vào vị trí của họ để đưa ra những câu nói tinh tế và chọn lọc nhất. 

Có mục đích tốt. Hãy thể hiện cho đối phương thấy sự chân thành và tích cực của bạn. Xác định trước thái độ bạn muốn thể hiện: thành thật, nhẹ nhàng, tinh tế, tôn trọng và quan tâm, để mối quan hệ của hai bạn được kết thúc trong yên bình.

Trung thực nhưng không chỉ trích. Hãy nói về những điều tuyệt vời của họ, những điều bạn đã nhận được khi ở với họ, rồi sau đó trung thực về lý do tại sao bạn không còn muốn tiếp tục nữa. Tuy nhiên, đừng nêu ra những khuyết điểm của người kia và đổ lỗi cho họ về quyết định của bạn. Bạn nên cố gắng tìm đến những cách thức và lí do vừa lịch sự, vừa chân thực.

Nói trực tiếp. Hai bạn đã dành nhiều thời gian ở bên nhau, hãy tôn trọng quãng thời gian đó bằng cách kết thúc mối quan hệ: mặt đối mặt. Nếu bạn ở xa, bạn nên cố gắng gọi điện video hoặc qua giọng nói, thay vì chỉ tin nhắn đơn thuần. Việc đó có vẻ rất dễ, nhưng hãy tưởng tượng nếu bạn bị người ấy “đá” chỉ qua vài dòng tin nhắn, bạn và bạn bè của bạn sẽ nghĩ như thế nào về người đó? 

Chia sẻ với một người bạn tin tưởng. Để giúp cho “bài nói” của bạn được trôi chảy và chính xác, sự giúp đỡ của một người bạn thân thiết có thể sẽ vô cùng hữu ích. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo họ sẽ giữ bí mật, đừng để người yêu của bạn được nghe thông tin này từ một ai đó khác mà không phải bạn. Hãy lưu ý điều đó!

KHÔNG NÊN:

Đừng né tránh. Nếu đây là điều cần thiết, vấn đề chỉ còn là thời gian để đối phương biết về quyết định của bạn. Một lần nữa, đừng để họ phải nghe thông tin này từ bất kể ai đó khác không phải bạn. Họ sẽ cảm thấy bị thiếu tôn trọng và hình ảnh của bạn với người khác sẽ không còn tốt đẹp được như xưa. 

Đừng hành động khi chưa suy nghĩ kĩ. Bởi bạn sẽ hối hận những gì bạn sẽ nói và làm.

Đừng thiếu tôn trọng. Hãy nói chuyện với đối phương cùng sự tôn trọng. Bạn nên thử nghĩ nhiều hơn về tương lai, điều này sẽ giúp hình ảnh của bạn trong mắt những người xung quanh bạn trai/ bạn gái cũ của bạn được duy trì. Hoặc thậm chí, nếu hai bạn có ý định tiếp tục làm bạn hay tạo cơ hội cho nhau vào tương lai, những điều tốt đẹp như vậy vẫn luôn còn ở đó./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mẹo chọn nhẫn đính hôn cho nàng
Mẹo chọn nhẫn đính hôn cho nàng

VOV.VN - Bạn đang lên kế hoạch mua nhẫn để chuẩn bị cho màn cầu hôn lãng mạn sắp tới? Có thể những gì bạn biết vẫn là chưa đủ để có được lựa chọn lý tưởng nhất.

Mẹo chọn nhẫn đính hôn cho nàng

Mẹo chọn nhẫn đính hôn cho nàng

VOV.VN - Bạn đang lên kế hoạch mua nhẫn để chuẩn bị cho màn cầu hôn lãng mạn sắp tới? Có thể những gì bạn biết vẫn là chưa đủ để có được lựa chọn lý tưởng nhất.

Làm thế nào để đối mặt với những thành viên “khó ưa” trong gia đình
Làm thế nào để đối mặt với những thành viên “khó ưa” trong gia đình

VOV.VN - Những người ấy thường mang tư tưởng có xu hướng tiêu cực và luôn cố gắng đem những ý kiến đó ra để gây tranh cãi, những cuộc tranh cãi không hề lành mạnh.

Làm thế nào để đối mặt với những thành viên “khó ưa” trong gia đình

Làm thế nào để đối mặt với những thành viên “khó ưa” trong gia đình

VOV.VN - Những người ấy thường mang tư tưởng có xu hướng tiêu cực và luôn cố gắng đem những ý kiến đó ra để gây tranh cãi, những cuộc tranh cãi không hề lành mạnh.

7 việc nhỏ nhưng lại là yếu tố then chốt cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc
7 việc nhỏ nhưng lại là yếu tố then chốt cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc

VOV.VN - Hôn nhân là kết tinh của tình yêu, nhưng không phải tình yêu đi được tới hôn nhân đã là cái kết có hậu mà làm sao để duy trì cuộc hôn nhân hạnh phúc và dài lâu mới là điều ta nên suy nghĩ.

7 việc nhỏ nhưng lại là yếu tố then chốt cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc

7 việc nhỏ nhưng lại là yếu tố then chốt cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc

VOV.VN - Hôn nhân là kết tinh của tình yêu, nhưng không phải tình yêu đi được tới hôn nhân đã là cái kết có hậu mà làm sao để duy trì cuộc hôn nhân hạnh phúc và dài lâu mới là điều ta nên suy nghĩ.