Những việc nghĩ đến phải làm ngay

VOV.VN - Đừng lấy lý do là "bận việc" mà quên đi những cuộc điện thoại hỏi thăm bố mẹ. Đừng vì bận rộn phát triển sự nghiệp mà quên đừng những câu nói yêu thương với con cái. Cuộc sống là không chờ đợi hãy làm ngay những việc mà chúng ta đang hàng ngày lãng quên.

Cuộc sống hối hả, muôn vàn những biến cố có thể xẩy ra bất cứ lúc nào. Nhất là khi dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, hàng ngày phải đối mặt với nhiều thông tin tiêu cực khiến cho tinh thần cũng bốc chốc trùng xuống. Tuy nhiên không vì những điều đó mà khiến chúng ta than ngắn, thở dài. Cuộc sống vẫn là sự tiếp diễn vì thế hãy làm ngay những điều mà chúng ta hay chần chừ, và để dành “lúc khác” làm.

1.       Gọi điện cho bố mẹ hàng ngày

Nếu bạn còn đầy đủ bố mẹ hãy dành thời gian cho họ nhiều nhất có thể. Bố mẹ ở gần thì hãy tranh thủ chạy qua thăm bố mẹ mọi lúc có thể nhất. Đừng đặt ra lịch, cuối tuần này hay cuối tháng này mới qua thăm bố mẹ được. Hàng ngày nếu có thể hãy chạy qua thăm bất kể thời gian rảnh. Bạn có thể hẹn hò bạn bè café, hay đi ăn tại sao không thể ghé qua thăm bố mẹ, chỉ cần nhìn thấy họ, nắm tay hay ăn bát cơm cũng đủ khiến bố mẹ bạn hạnh phúc nhường nào.

Còn nếu bạn ở xa bố mẹ thì hãy tập thói quen gọi điện hàng ngày. Chỉ cần hỏi “Bố mẹ ăn cơm chưa? Bố mẹ khỏe không?”… vậy là bố mẹ bạn vui lắm rồi. Mặc dù những câu hỏi đó không có gì sáng tạo nhưng với bố mẹ bạn đó là cả bầu trời hạnh phúc. Hãy làm ngay đừng để dành một cuộc điện thoại, bạn sẽ nhận ra “hạnh phúc” đơn giản biết nhường nào.

2.       Nói yêu con mỗi ngày

Bố mẹ bận công việc, hối hả lo toan cuộc sống, thời gian dành cho con cái cũng vì thế mà ít đi. Lúc con cái bé thì cưng nựng, vuôt ve, hôn hít nhưng lớn lên một chút thì tự dưng mọi hành động đáng yêu đó cũng ít dần. Bởi một phần người lớn có quá nhiều lo toan, quá nhiều áp lực nên khi thấy con cái lớn thì mọi hành động yêu thương vỗ về chuyển sang mệnh lệnh nào là “ăn nhanh còn học bài”; “tắt ti vi đi còn đi học”; “Sao lúc nào cũng cắm mặt vào máy điện thoại”, “Con lười quá không biết giúp đỡ bố mẹ gì cả”, “Sao con nhà người ta thì ngoan mà con nhà mình bướng phát khùng”…Chỉ là vô tình thôi nhưng cũng khiến cho khoảng cách giữ con cái và bố mẹ cũng xa hơn chút.

Bọn trẻ cũng không thích trải lòng, không còn cởi mở lao vào, ôm ấp hôn hít bố mẹ như xưa mà thay vào đó chào cho có lệ rồi rút lui êm ái về phòng riêng. Rồi mỗi lần nghe bố mẹ càu nhàu thì chúng nhẹ nhàng rút lui trong êm ái.

Dù con lớn hay còn bé, hãy dành tình yêu thương với bọn trẻ, hãy dành cho chúng những cử chỉ yêu thương và những lời nói âu yếm. Và dù chúng lớn hay bé thì chúng vẫn thích những lời động viên, những câu khen khích lệ của bố mẹ hơn là những câu nói chì chiết, mắng mỏ, càu nhàu. Và các bậc làm cha mẹ, cũng đừng quên dành cho các con câu nói “Bố/mẹ yêu con” hàng ngày. Câu nói đó ngắn gọn xúc tích nhưng có sức nặng không tiền bạc nào đánh đổi được. Bố mẹ hãy nhớ nói câu đó hàng ngày với con cái của mình nhé, đừng tiết kiệm và cũng đừng viện lý do bận quá nên quên.

3.       Hãy ăn cơm với người thân

Tiệc tùng ê chề với đủ đối tác, bạn bè, cơ quan nhiều khi chúng ta quên đi mất bữa cơm gia đình, nơi đó có bố mẹ, có anh chị em và các cháu. Gia đình là tổ ấm, là tế bào của xã hội nhưng nếu không có những sợi dây gắn kết thì sẽ lỏng lẻo, sẽ nhạt nhẽo và cảm thấy như người xa lạ.

Nếu có thể hãy biết từ chối những bữa nhậu vô thưởng vô phạt mà về với bố mẹ, với anh chị em ăn bữa cơm chỉ có đĩa rau muống luộc và đĩa thịt kho tàu. Món ăn đơn giản nhưng sao ai cũng thấy ngon bởi điều quan trọng là chúng ta đang ăn với ai chứ không phải ăn cái gì.

Hàng ngày mâm cao cỗ đầy, thừa mứa, nâng chén lên, hạ chén xuống và nói những câu đầu môi chót lưỡi, mấy ai thật lòng bày tỏ tâm tư thật tận đáy lòng. Chỉ có về nhà chúng ta mới được sống thật với chính mình, được là mình mà thôi.

Hãy buông bỏ, đừng nhận lời ngay với đám bạn nhậu, ở ngôi nhà thân yêu có bố mẹ, có vợ con, anh chị em và người thân đang chờ những bữa cơm sum họp. Đừng phải chờ đến Lễ Tết hay giỗ chạp mới gặp được nhau. Rảnh lúc nào hãy tận hưởng không khí gia đình bên bữa cơm đạm bạc nhưng đầm ấp tình thân.

4.       Gặp gỡ những người bạn thân thiết

Nghĩ lại, ai trong đời cũng phải hứa hão với bạn bè những câu đại loại như thế này: “Khi nào gặp nhau đi”; “Hôm nào cà phê nhé”; “Bữa nào đi ăn đi”; “Rảnh qua nhà mình chơi”….đại loại một câu hẹn không có thời gian, địa điểm chính xác, 1 câu nói để nói cho vui….Nhưng mà nhiều người đã phải thốt lên rằng, họ đã tiếc nuối khi nói câu đó.

Lý do cũng chỉ là “bận” quá mà thôi nên khiến ai cũng quay cuồng với công việc. Vô tình gặp nhau, lúc chào tạm biệt thì luôn khuyến mãi thêm câu hẹn “khi nào”. Nên nhiều người đã thốt ra câu ân hận, nếu biết thế chúng mình đã gặp nhau, rồi cuộc sống quá nhiều điều bất ngờ, hẹn nhau rồi mà chưa kịp gặp gỡ….

Cuộc sống giờ mong manh, dịch bệnh phức tạp thành ra có nhiều biến cố xẩy ra khiến chúng ta không thể lường trước được. Vậy nên nếu đã là bạn thân thiết thì hãy dành cho nhau nhiều cơ hội quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Ngoài người thân trong gia đình thì bạn bè ngoài xã hội cũng là những người không thể thiếu trong cuộc đời mỗi con người. Các cụ vẫn thường nói “Giàu vì bạn, sang vì vợ”, vì vậy hãy chăm sóc, quan tâm tới bạn thân, tới người tri kỷ khi còn có thể và gặp được nhau hãy gặp luôn đừng hẹn hò nói cho sang./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những điều bạn có thể làm khi cảm thấy mẹ không yêu quý mình
Những điều bạn có thể làm khi cảm thấy mẹ không yêu quý mình

VOV.VN - Cảm giác thật kinh khủng khi bị ai đó ghét bỏ. Điều này còn đặc biệt khủng khiếp khi sự căm ghét này đến từ chính người mẹ của bạn.

Những điều bạn có thể làm khi cảm thấy mẹ không yêu quý mình

Những điều bạn có thể làm khi cảm thấy mẹ không yêu quý mình

VOV.VN - Cảm giác thật kinh khủng khi bị ai đó ghét bỏ. Điều này còn đặc biệt khủng khiếp khi sự căm ghét này đến từ chính người mẹ của bạn.

Cha mẹ - suối nguồn yêu thương vô bờ bến, cũng chẳng cần đáp trả
Cha mẹ - suối nguồn yêu thương vô bờ bến, cũng chẳng cần đáp trả

VOV.VN - Những vấp ngã đầu đời sẽ dạy ta hiểu ý nghĩa hàm sâu đằng sau hai từ gia đình, và rồi chúng ta đi để trở về đúng nghĩa, để cảm thấy may mắn nhất trần đời này chính là có cha mẹ.

Cha mẹ - suối nguồn yêu thương vô bờ bến, cũng chẳng cần đáp trả

Cha mẹ - suối nguồn yêu thương vô bờ bến, cũng chẳng cần đáp trả

VOV.VN - Những vấp ngã đầu đời sẽ dạy ta hiểu ý nghĩa hàm sâu đằng sau hai từ gia đình, và rồi chúng ta đi để trở về đúng nghĩa, để cảm thấy may mắn nhất trần đời này chính là có cha mẹ.

3 nguyên tắc quan trọng bố mẹ cần ghi nhớ tránh mâu thuẫn khi dạy con
3 nguyên tắc quan trọng bố mẹ cần ghi nhớ tránh mâu thuẫn khi dạy con

VOV.VN - Giáo sư tâm lý học nổi tiếng Trung Quốc đã chỉ ra 3 nguyên tắc cơ bản và quan trọng trong việc nuôi dạy con cái để tránh mâu thuẫn.

3 nguyên tắc quan trọng bố mẹ cần ghi nhớ tránh mâu thuẫn khi dạy con

3 nguyên tắc quan trọng bố mẹ cần ghi nhớ tránh mâu thuẫn khi dạy con

VOV.VN - Giáo sư tâm lý học nổi tiếng Trung Quốc đã chỉ ra 3 nguyên tắc cơ bản và quan trọng trong việc nuôi dạy con cái để tránh mâu thuẫn.

Phải làm sao khi trẻ phớt lờ lời bố mẹ?
Phải làm sao khi trẻ phớt lờ lời bố mẹ?

VOV.VN -Thật tức giận khi trẻ phớt lờ lời cha mẹ và bạn thì đang muốn chúng làm ngay con bạn dường như không chịu nhúc nhích thì còn bực bội hơn nữa. Dưới đây là 7 bước bạn nên làm khi con phớt lờ lời bạn.

Phải làm sao khi trẻ phớt lờ lời bố mẹ?

Phải làm sao khi trẻ phớt lờ lời bố mẹ?

VOV.VN -Thật tức giận khi trẻ phớt lờ lời cha mẹ và bạn thì đang muốn chúng làm ngay con bạn dường như không chịu nhúc nhích thì còn bực bội hơn nữa. Dưới đây là 7 bước bạn nên làm khi con phớt lờ lời bạn.