Tôi đã chạm đến ước mơ

VOV.VN -Bài viết "Tôi đã chạm đến ước mơ" là tác phẩm đạt giải nhất trong cuộc thi viết Tuổi trẻ và Con thuyền mơ ước do Công ty Hahawave tổ chức.

Truyện ngắn “Tôi đã chạm đến ước mơ” của tác giả Chu Thị Thủy (Nghệ An) là tác phẩm dành giải Nhất trong cuộc thi viết Tuổi trẻ và con thuyền mơ ước do Công ty Hahawave tổ chức.

Bài viết "Tôi đã chạm đến ước mơ" của tác giả Chu Thị Thủy vừa đạt giải Nhất trong cuộc thi viết Tuổi trẻ và con thuyền mơ ước do Công ty Hahawave tổ chức.

Xin trân trọng giới thiệu tới độc giả toàn bộ bài viết:

Tôi trở về nhà vào buổi ráng chiều, nhìn những đứa trẻ đang chơi ở làng chòi mà lòng bồi hồi tìm về khoảng trời tuổi thơ của chính mình khi đã bước vào ngưỡng cửa của tuổi 40. 40 tuổi không còn trẻ cũng chẳng quá già, nhưng đó là từng nấc thang tôi trưởng thành và chín chắn hơn từng ngày. Nếu ví cuộc đời là một cuộc đua thì tất cả mọi người đã không ở cùng một vạch xuất phát. Trên chuyến tàu của thời gian ai rồi cũng đến lúc phải trưởng thành, nhưng mỗi người trưởng thành theo cách của riêng họ, quá trình trưởng thành của từng người sẽ khác nhau, và ai cũng sẽ có thời điểm riêng để nhận ra rằng: "Mình đã trưởng thành”. Đôi lúc tôi thầm cảm ơn bản thân vì đã tự đứng trên đôi chân của mình vượt qua bao sóng gió.

Tuổi thơ tôi không may mắn như những người khác. Tôi sinh ra trong gia đình thuần nông ở một vùng quê nghèo, đất nước lại đang chiến tranh, gia đình tôi chật vật, lay lắt, nương tựa vào nhau mà sống. Cơm lúc đó đối với tôi còn là một thứ quá xa xỉ. Hàng ngày chỉ biết đến khoai rồi sắn, có những bữa ngán đến tận cổ nhưng vẫn phải nhắm mắt mà ăn. Cứ nghĩ rằng, nghèo khổ cũng được, chỉ cần mỗi sáng mai thức dậy, có bàn tay chăm sóc của mẹ và sự chở che của cha, rồi tình yêu sẽ ươm mầm tất cả. Cho đến một ngày, mẹ tôi mắc bệnh ngứa, lúc đầu bà nghĩ đó chỉ là bệnh ngoài da nên không cần chữa trị, rồi ngày một nặng hơn, bà ngứa khắp toàn thân chỉ trừ khuôn mặt, tôi còn nhớ, tôi phải lấy dao rồi cà cà nơi tấm lưng bà, nhưng phải thật cẩn thận để dao không cứa vào thịt. Rồi một hôm, bà khó thở, người ta đưa mẹ tôi lên bệnh viện, bác sĩ khám cho mẹ rồi rằng họ nói một câu khiến cả gia đình tôi chết lặng: "Bệnh ngứa của chị đang tiến triển rất nhanh, chị
phải kiên trì để từ từ điều trị, nhưng tôi phải nói trước với chị, khi chị tiến hành theo trị liệu của chúng tôi cũng đồng thời chị mất đi khả năng làm mẹ”.

Y học thời ấy chưa phát triển như bây giờ, từng câu từng chữ như xát muối vào lòng bà. Người ta nói, phụ nữ hạnh phúc nhất là khi được làm mẹ, bây giờ cả đều mong mỏi đó cũng đã không còn... Mẹ tôi thẫn thờ hồi lâu rồi quay lại nhìn cha. Ánh mắt hai người chạm nhau, bố ôm mẹ vào lòng: "Con cái vốn là của trời cho, trên đời này, ngoài sinh tử tất cả đều là chuyện nhỏ”. Cuối cùng, bố mẹ tôi kí vào giấy điều trị. Hàng ngày, bố đi làm, đến trưa lại đón tôi lên đưa cơm cho mẹ. Từ ngày mẹ vắng nhà, tôi tuy còn nhỏ nhưng cũng lớn lên từ nông thôn, từ lâu đã “sống chung” với rơm rạ nên tôi tự mình làm hết việc trong gia đình. Hàng xóm láng giềng đều lấy tôi làm gương cho con cái họ. Cái mà ngày nay, giới trẻ gọi là: "Con nhà người ta”. Ngày mẹ được xuất viện, bố phải đi làm nên tôi đến đón mẹ về. Cái hình ảnh đứa trẻ gầy gò như que củi cứ nằng nặc đòi cầm đồ giúp mẹ ngày ấy vẫn in đậm trong tôi cho đến tận bây giờ. Đêm nằm cạnh mẹ, tôi thì thầm: "Mẹ đừng bệnh nữa mẹ nhé! Sau này con sẽ kiếm thật nhiều tiền để xây nhà to cho mẹ, mặc quần áo đẹp cho mẹ, đưa mẹ đi thật nhiều nơi”. Lời nói ngây ngô của tuổi thơ một thời đã làm mẹ rơi nước mắt.

Năm tôi lên 12 tuổi, bỗng bố tôi bỏ đi theo người đàn bà khác, câu cuối cùng ông nói với tôi là: "Bố sẽ nhớ con thật nhiều"! Giả dối. Ông đã lừa tôi. Lúc đó tôi gào khóc đến khản cả cổ xin bố ở lại, lay người mẹ cầu xin mẹ giữ bố. Mẹ im lặng, chẳng nói chẳng rằng, cứ thế đi vào nhà. Tôi chạy theo chiếc xe chở bố, kêu gào trong dòng nước mắt bất lực rồi kiệt sức giữa ngã tư đường. Chiếc xe đần đi xa, rồi mất hút trong dòng người. Tôi lê bước về nhà, con đường làng quen thuộc nay đi mãi mãi như chẳng có điểm dừng. Trời hôm ấy đổ mưa, dòng nước hòa vào cơn mưa đầu hạ ướt nhòa đôi mắt. Ngày hôm sau, mẹ chỉ nói với tôi một câu: “Mọi chuyện trên đời đều đã được an bài, người ra đi cũng là lúc hai người đã hết duyên”.

Những ngày đầu không có cha bên cạnh, tôi nhớ bóng dáng ông, nhớ mái tóc ông và thèm được nghe giọng nói của ông. Biền biệt 1 năm, ông không có lấy cho tôi một lá thư, mẹ nói đúng: "Duyên người đã cạn, người đã muốn đi cũng không thể giữ được”. Sau 2 năm bố đi, rồi mẹ cũng làm ăn xa, gửi tôi ở nhà ông bà ngoại, lắm lúc cũng có tủi thân khi nhìn vào những người cùng trang lứa có mẹ, có cha bên cạnh, ấm áp biết bao nhiêu! Những ngày mưa gió, phải đi chân đất ngã bao nhiêu lần vì đường quá trơn, đã từng ước ao được cha, được mẹ chở đi học, tôi mường tưởng cái cảm giác ngồi sau lưng cha, bờ vai rộng lớn đem lại sự bình yên đến lạ! Dường như đó là mái ấm kiên cố chở che khi con gặp khó khăn. Nhưng ước mơ vẫn mãi chỉ là ước mơ mà thôi.

Tôi đặt mục tiêu cho chính mình là phải thật thành công, chỉ có thành công mới giúp tôi thoát nghèo, mới giúp mẹ tôi không phải khổ và mới giúp tôi trưởng thành. Năm sinh viên đầu tiên, tôi đi làm thêm tất bật để trang trải phần nào trong cuộc sống, tôi tự nhủ, tốc độ thành công của tôi phải nhanh hơn tốc độ già đi của mẹ, người ta học 1 thì mình phải học 10, người ta đi thì mình phải chạy, thất bại đã có, nước mắt đã rơi, nhưng ý chí và nỗ lực mới là đích đến. Người ta nói đại học là những năm tháng thanh xuân đẹp nhất của đời người. Nhưng với tôi, nó không phải là một câu trả lời chính xác.

Ngày ấy, tôi học được rất nhiều từ thầy cô và cả chính cuộc sống. Nghèo khiến tôi bươn chải, nhưng nghèo cũng giúp tôi tiếp thu được nhiều kinh nghiệm. Là một người con gái, theo lẽ thường, ai cũng bảo nên biết chăm chút bản thân, hay “ăn diện” một tí. Nhưng không, tôi không có thời gian để ý đến điều đó, tay tôi in hằn những vết chai, da tôi đúng chất người đi làm sớm tối. Nhưng với kinh nghiệm vốn có từ thời sinh viên, ra trường tôi được nhận vào một công ti nước ngoài, bằng tài năng và vốn sống của mình, từ 2 bàn tay trắng tôi trở thành giám đốc kinh doanh tại trụ sở chính của công ty. Ngày nhận thông báo thăng chức, tôi gọi ngay về cho mẹ. Bà khóc. Có lẽ dòng nước mắt ấy là nụ cười thay cho niềm vui không nói nên lời.

Khi đã ở tuổi tứ tuần, nhìn lại những cố gắng đã phải đổ cả mồ hôi và nước mắt, tôi mới biết tôi mạnh mẽ và bản lĩnh hơn chính bản thân tôi nghĩ. Một người sống ở nông thôn, bố bỏ đi theo người phụ nữ khác, dành dụm từng đồng để trang trải cuộc sống đại học, một thân một mình nơi đất khách quê người, tự dứng trên đôi chân của mình để lập nghiệp và thành công chính là câu trả lời cho những khó khăn đó. Ngày hôm nay, tôi viết những dòng này để giãi bày cũng như chia sẻ với mọi người câu chuyện trưởng thành của riêng tôi. Vui có, buồn có, và có cả những giọt nước mắt cắn chặt môi không cho phép mình được khóc. Lời cuối cùng, tôi xin cảm ơn ban tổ chức đã tạo ra cuộc thi ý nghĩa này, cảm ơn đã cho tôi có cơ hội nhìn lại quá khứ của bản thân, nhìn lại chính mình và nhìn lại từng khoảnh khắc tôi hoàn thành ước mơ!

Từ xa xưa, con thuyền có ý nghĩa rất đẹp. Trong văn hóa phương Đông, hình ảnh con thuyền được xem là biểu tượng phong thủy, đón vận may "thuận buồm xuôi gió’’, trong kinh doanh, công việc. Ngoài ra, con thuyền còn thể hiện sự khát khao, chinh phục, hoài bão dám thay thay đổi đi tìm vùng đất mới, theo đuổi ước mơ của tuổi trẻ của những doanh nhân hoài bão... Mỗi người chính là thuyền trưởng cuộc đời mình, doanh nghiệp được ví như con thuyền mà lãnh đạo là thuyền trưởng, nhân viên là thủy thủ.

Chính vì những ý nghĩa rất đẹp của con thuyền, Công ty Hahawave- một thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất mô hình thuyền làm Qùa tặng và trang trí Lucky với mẫu mã đẹp – sang trọng, chất lượng, phong phú - mong muốn tổ chức một cuộc thi viết với chủ đề “Tuổi trẻ và con thuyền mơ ước” nhằm khơi gợi cảm hứng, cổ vũ và truyền cho những bạn trẻ đam mê, khát khao theo đuổi ước mơ của chính mình, dù con đường đi đến thành công không hề đơn giản.

Sau khi phát động, cuộc thi đã thu hút được sự chú ý của đông đảo của các bạn trẻ trên mọi miền tổ quốc.

Độc giả quan tâm có thể xem lại bài viết đạt giải nhất tại website của Công ty Hahawave, hoặc xem lại toàn bộ các bài viết của cuộc thi tại địa chỉ fanpage: mohinhthuyenlucky.



Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tàu du lịch sang trọng biến ước mơ của du khách thành hiện thực
Tàu du lịch sang trọng biến ước mơ của du khách thành hiện thực

VOV.VN - Những du khách muốn khám phá Peru theo phong cách hoàn toàn mới, hãy lên chiếc tàu ngủ sang trọng đầu tiên của Nam Mỹ - chiếc Belmond Andean Explorer.

Tàu du lịch sang trọng biến ước mơ của du khách thành hiện thực

Tàu du lịch sang trọng biến ước mơ của du khách thành hiện thực

VOV.VN - Những du khách muốn khám phá Peru theo phong cách hoàn toàn mới, hãy lên chiếc tàu ngủ sang trọng đầu tiên của Nam Mỹ - chiếc Belmond Andean Explorer.

Sự đồng hành của con là nguồn sức mạnh để cha mẹ thực hiện ước mơ
Sự đồng hành của con là nguồn sức mạnh để cha mẹ thực hiện ước mơ

VOV.VN -  Được sống trọn vẹn với ước mơ dù ở độ tuổi nào cũng là niềm hạnh phúc.

Sự đồng hành của con là nguồn sức mạnh để cha mẹ thực hiện ước mơ

Sự đồng hành của con là nguồn sức mạnh để cha mẹ thực hiện ước mơ

VOV.VN -  Được sống trọn vẹn với ước mơ dù ở độ tuổi nào cũng là niềm hạnh phúc.

Ước mơ trở thành diễn viên nhưng bố mẹ lại muốn em làm bác sĩ
Ước mơ trở thành diễn viên nhưng bố mẹ lại muốn em làm bác sĩ

VOV.VN - Em luôn mơ ước làm trong lĩnh vực nghệ thuật, nhưng bố mẹ lại luôn muốn em học ngành Y để nối tiếp truyền thống gia đình, em không biết phải làm gì đây.

Ước mơ trở thành diễn viên nhưng bố mẹ lại muốn em làm bác sĩ

Ước mơ trở thành diễn viên nhưng bố mẹ lại muốn em làm bác sĩ

VOV.VN - Em luôn mơ ước làm trong lĩnh vực nghệ thuật, nhưng bố mẹ lại luôn muốn em học ngành Y để nối tiếp truyền thống gia đình, em không biết phải làm gì đây.

// POLL JS