Tháo gỡ điểm nghẽn trong phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ

VOV.VN - Sáng 19/6, trong ngày làm việc đầu tiên đợt 2, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi). Các đại biểu nêu những giải pháp tháo gỡ, khắc phục những vướng mắc trong phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cũ.

Nhiều đại biểu cùng chung nhận định việc xây dựng, cải tạo nhà chung cư cũ, đã bị xuống cấp, hư hỏng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như: trình tự, thủ tục di dời cư dân ra khỏi các nhà chung cư nguy hiểm, có nguy cơ sập đổ, lựa chọn chủ đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, thống nhất phương án bồi thường, tái định cư sau khi lựa chọn được chủ đầu tư, trình tự, thủ tục đầu tư phức tạp, kéo dài đối với các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, nguyên nhân sâu xa, là do việc nhà chung cư được sở hữu vĩnh viễn, sở hữu không thời hạn nên người sở hữu có quyền, họ không đồng ý thì không phá dỡ được.

Thực tế hiện nay, các nhà chung cư cũ đều là nhà thấp tầng nên các nhà đầu tư có thể nâng cao tầng, từ đó, có điều kiện thỏa thuận, đền bù cho người sở hữu chung cư. Nhưng trong tương lai, nhà chung cư cũ đều là nhà cao tầng, và không thể nâng cao tầng sau khi tháo dỡ, cải tạo thì không có nhà đầu tư nào muốn bỏ tiền ra mà người dân phải tự chi trả, đại biểu Hoàng Văn Cường dẫn chứng.

Mặt khác, khi nhà chung cư hết thời hạn sử dụng thì quyền của người dân ở đó không còn gì, có chăng chỉ còn quyền duy nhất ghi trên giấy chứng nhận sở hữu nhà.

Do đó, ông đề nghị quy định rõ thời hạn sở hữu nhà chung cư phải theo thời hạn công trình thiết kế. Bởi lẽ, người sở hữu nhà sẽ chỉ trả tiền cho chung cư theo thời hạn công trình thiết kế chứ không phải trả tiền vô thời hạn. Nếu quy định nhà sở hữu theo tuổi thọ công trình thì chắc chắn giá nhà sẽ khác.

“Nếu quy định sở hữu vô thời hạn, vô hình chung, chỉ để thỏa mãn tâm lý, người dân đã phải bỏ thêm số tiền để sở hữu một tờ giấy không có giá trị khi nhà bị phá dỡ”, ông nói. Hơn nữa, về mặt xã hội, quy định trên sẽ giải quyết tình trạng nhà chung cư xập xệ không phá dỡ được.

Cùng với đó, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, đến hết thời hạn như ban đầu, đơn vị chức năng đánh giá, kiểm định lại mà chung cư vẫn đạt chất lượng thì vẫn tiếp tục được kéo dài thời hạn sở hữu.

Về việc chuyển dân cư ở các khu chung cư cũ không đảm bảo an toàn để sống tạm ở một khu vực khác trong thời gian chung cư cũ được cải tạo hay xây mới, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh – đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định đề xuất giải pháp nhà ở di động.

Theo đại biểu Nguyễn Văn Cảnh, nhà ở di động sẽ giúp người dân có ngay chỗ ở mới, tiết kiệm và hiệu quả hơn rất nhiều so với việc xây dựng nhà tạm hay nhà kiên cố.

Điều kiện ăn ở, sinh hoạt của nhà ở di động cũng được bảo đảm không khác gì với nhà ở thông thường. Nhà ở di động có thể được sử dụng nhiều lần. Nhà nước, nhà đầu tư có thể mua, thuê lại đảm bảo chi phí hợp lý, không bất tiện, lãng phí như việc làm nhà tạm cho người dân sinh sống trong thời gian dài.

Đại biểu nêu thực tế, trong dự thảo Luật chưa có quy định về nhà ở di động trong khi đây là loại nhà được nhiều nước trên thế giới đưa vào sử dụng từ lâu, như ở Mỹ, nhiều khu phố cũng đã được hình thành nhanh chóng nhờ vào việc sử dụng nhà ở di động đã được lắp đặt sẵn cho những khu dân cư mới hoặc những khu đất được cho thuê mua.

Tại Việt Nam, hiện cũng đã bắt đầu sử dụng loại hình nhà di động nhưng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu du lịch, nhà vườn, cắm trại.

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng - đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên cho rằng, quy định rõ thời hạn tối đa cơ quan chức năng hoàn thiện việc lập, phê duyệt kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư và việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũng là một trong những giải pháp tháo gỡ khó khăn hiện nay.

Bên cạnh đó, cũng cần quy định rõ hơn về thẩm quyền, trình tự, biện pháp cưỡng chế, thời gian bắt buộc người dân phải di dời ra khỏi chung cư khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền trong việc đánh giá nhà chung cư xuống cấp nghiêm trọng, không còn giá trị sử dụng.

Tại phiên thảo luận, các đại biểu cũng chỉ ra trong vấn đề phá dỡ nhà chung cư, hiện nay đang có chồng chéo giữa dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Cụ thể, điểm a khoản 1 Điều 72 của dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) quy định trường hợp nhà chung cư phải phá dỡ mà theo quy hoạch được xây dựng lại thì các chủ sở hữu được bố trí tái định cư tại chỗ và phải đóng góp kinh phí để xây dựng lại nhà chung cư.

Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề này, điểm a khoản 3 Điều 79 của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở thuộc trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, dẫn đến chồng chéo, mâu thuẫn giữa 2 luật.

Do đó, các cơ quan soạn thảo của 2 dự án luật này cần phối hợp rà soát, đề xuất phương án xử lý thống nhất nội dung nêu trên trong 2 Dự thảo Luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các chủ sở hữu nhà chung cư đối với đất ở ổn định, lâu dài./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bí thư Thành uỷ Hà Nội chỉ ra nhiều khó khăn khi cải tạo chung cư cũ
Bí thư Thành uỷ Hà Nội chỉ ra nhiều khó khăn khi cải tạo chung cư cũ

VOV.VN - Ông Đinh Tiến Dũng nêu quan điểm, cải tạo chung cư cũ phải gắn với tái thiết đô thị và quy định thời hạn sở hữu chung cư mới giải quyết được vấn đề.

Bí thư Thành uỷ Hà Nội chỉ ra nhiều khó khăn khi cải tạo chung cư cũ

Bí thư Thành uỷ Hà Nội chỉ ra nhiều khó khăn khi cải tạo chung cư cũ

VOV.VN - Ông Đinh Tiến Dũng nêu quan điểm, cải tạo chung cư cũ phải gắn với tái thiết đô thị và quy định thời hạn sở hữu chung cư mới giải quyết được vấn đề.

Hà Nội tập trung đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ
Hà Nội tập trung đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ

VOV.VN - Để đảm bảo an toàn cho người dân cũng như tiến độ cải tạo chung cư cũ, vừa qua, UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu UBND các quận khẩn trương thực hiện di dời hộ dân khỏi nhà nguy hiểm cấp D. Đây được xem là động thái quyết liệt của thành phố trong bối cảnh tiến độ cải tạo chung cư cũ trên địa bàn thời gian qua diễn ra rất chậm chạp.

Hà Nội tập trung đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ

Hà Nội tập trung đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ

VOV.VN - Để đảm bảo an toàn cho người dân cũng như tiến độ cải tạo chung cư cũ, vừa qua, UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu UBND các quận khẩn trương thực hiện di dời hộ dân khỏi nhà nguy hiểm cấp D. Đây được xem là động thái quyết liệt của thành phố trong bối cảnh tiến độ cải tạo chung cư cũ trên địa bàn thời gian qua diễn ra rất chậm chạp.

Quốc hội thảo luận Luật Nhà ở: “Cải tạo chung cư cũ không đơn giản chút nào”
Quốc hội thảo luận Luật Nhà ở: “Cải tạo chung cư cũ không đơn giản chút nào”

VOV.VN - Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) bày tỏ đồng tình dự thảo luật đưa việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư từ 1 mục với 7 điều thành 1 chương với 13 điều. Tuy vậy, ông cho rằng, còn nhiều điểm phải bàn vì đây là vấn đề phức tạp, “hiện cải tạo chung cư cũ không đơn giản chút nào!”.

Quốc hội thảo luận Luật Nhà ở: “Cải tạo chung cư cũ không đơn giản chút nào”

Quốc hội thảo luận Luật Nhà ở: “Cải tạo chung cư cũ không đơn giản chút nào”

VOV.VN - Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) bày tỏ đồng tình dự thảo luật đưa việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư từ 1 mục với 7 điều thành 1 chương với 13 điều. Tuy vậy, ông cho rằng, còn nhiều điểm phải bàn vì đây là vấn đề phức tạp, “hiện cải tạo chung cư cũ không đơn giản chút nào!”.