Trục lợi mùa lễ hội từ các dịch vụ ăn theo

VOV.VN -Dù biết những bãi xe tự phát gặp nhiều rủi ro, giá lại đắt gấp đôi, gấp ba nhưng nhiều người đi lễ vẫn đành chấp nhận

Đi lễ chùa đầu năm từ lâu đã trở thành nét văn hóa truyền thống của nhiều người Việt, nhất là trong tháng Giêng này, gần như ngày nào các đền, chùa cũng có rất đông người đến chiêm bái, cũng lễ với ước vọng năm mới gặp nhiều may mắn. Nắm bắt được điều đó, nhiều người kinh doanh đã tranh thủ dịp này để trục lợi, kiếm tiền từ những hoạt động như tăng giá đồ lễ, đổi tiền lẻ ăn chênh lệch lớn hay trông xe với giá cao…

Người trông xe gần chùa Phúc Khánh đứng hàng dài vẫy khách vào gửi xe lễ chùa

Tại các đền chùa ở Hà Nội, nhất là những ngôi chùa nổi tiếng như chùa Quán Sứ, chùa Phúc Khánh, phủ Tây Hồ... có thể dễ dàng nhận thấy những điểm trông xe tự phát mọc lên như “nấm sau mưa”. Tại chùa Phúc Khánh, quận Đống Đa, Hà Nội, chỉ đi chưa đầy 50 m nhưng có hàng chục cánh tay giơ ra để vẫy người đến lễ chùa vào gửi xe. Những điểm gửi xe này chủ yếu là của các hộ dân sống xung quanh mở ra và để mời chào khách, họ đứng tràn cả xuống lòng đường tạo nên khung cảnh lộn xộn, ảnh hưởng đến giao thông. Điều đáng chú ý là dù có sự xuất hiện của lực lượng cảnh sát giao thông và cảnh sát khu vực nhưng những điểm trông xe này vẫn ngang nhiên hoạt động. Bên cạnh đó, giá trông xe tại những điểm này cũng cao ngất ngưởng, trung bình từ 20.000 đến 30.000 đồng/xe máy, gấp nhiều lần những ngày thường. Một người trông xe tại số nhà 354, phố Tây Sơn chèo kéo khách:  “Tất cả hội nhà tôi, mười mấy người trông nên đảm bảo. Hôm nay cầu an mà nên có ba chục thôi, ở trên kia còn không nhận nữa. Cứ gửi thử nhà tôi đi sau nhớ mà gửi. Nhà tôi ngay đây rồi, không dắt đi đâu. Tôi trông ở đây mà an ninh lo gì”.

Giá gửi xe “trên trời” cùng với việc chèo kéo khách tại đây khiến nhiều người đi lễ chùa bất bình. Là người thường xuyên đến chùa Phúc Khánh lễ phật, anh Hoàng Thanh Tùng, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội cho biết đã quá quen với hình ảnh vẫy, kéo khách vào gửi xe của những điểm trông xe tự phát ở đây. Bản thân anh Tùng cũng không yên tâm khi gửi xe ở những điểm này vì vé đều ghi rất sơ sài, chỉ đề số thứ tự, tên chủ bãi còn tuyệt nhiên không có thêm thông tin nào khác. Tuy nhiên, dù biết gửi xe ở những bãi xe tự phát gặp nhiều rủi ro, giá lại đắt gấp đôi, gấp ba nhưng nhiều người dân đi lễ vẫn đành chấp nhận khi các bãi xe có giấy phép hoạt động đều quá tải hoặc ở quá xa. Anh Tùng nói:  “Tôi thấy rất phức tạp, rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông, bản than tôi thì thấy rất khó chịu. Tôi thì hay gửi ở gầm cầu vượt vì ở đấy không cản trở cho việc đi lại, lấy xe dễ dàng và thấy nó an toàn hơn”.

Bãi đỗ xe dưới chân cầu vượt Ngã tư sở gần chùa Phúc Khánh nhưng không phải ai cũng biết để gửi

Không chỉ có dịch vụ trông giữ xe gây mất trật tự, tại các đền, chùa dịch vụ viết sớ, bán đồ lễ, đổi tiền lẻ… vẫn thu hút nhiều khách lễ. Tại Phủ Tây Hồ có 30 - 40 bàn viết sớ xếp dài từ bãi gửi xe vào trong Phủ. Thông thường, mua một lá sớ cầu sức khỏe, phúc lộc, may mắn có giá từ 30 - 50.000 đồng, cá biệt có những tờ sớ cầu công danh, quan chức, đỗ đạt có giá lên đến cả trăm nghìn đồng. Bên cạnh đó, dãy dài các quầy bán cành vàng, lá ngọc, hoa trang kim đủ màu cũng tất bật khách mua với giá từ 7.000 đến 80.000 đồng/cành tùy loại. Hoa quả và các loại kẹo, bánh cũng có giá cao gấp rưỡi bình thường. Đặc biệt, do dịp Tết năm nay Ngân hàng Nhà nước không phát hành mới tiền lẻ nên dịch vụ đổi tiền tại các đền, chùa cũng tranh thủ trục lợi. Mức chênh lệch khi đổi tiền cũng tùy mệnh giá khác nhau. Ví dụ như: tiền mệnh giá 2.000 và 5.000 đồng mức đổi là 10 ăn 7 (đổi 10.000 đồng được 7.000 đồng), tiền mệnh giá 1.000 đồng đổi ở mức 10 ăn 6... Chị Nguyễn Thị Hương, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội đi lễ Phủ Tây Hồ cho biết: “Mình đổi chẳng hạn như 10.000 đồng thì chỉ nhận bên họ là 8.000 đồng thôi, có những nơi chỉ nhận được 7.000 đồng, tức là mình mất khoảng 20-30%. Tôi thấy mức chênh như thế là hơi cao vì nếu chỉ mình mình thì cũng không có vấn đề gì cả nhưng mà một số lượng người lớn sẽ rất đông, cái chênh lệch như thế sẽ tạo cho họ doanh thu cực lớn nhất là trong dịp lễ hội”.

Đến chùa, đền những ngày đầu năm bên cạnh việc cúng, lễ cầu may mắn, thuận hòa cho cả năm, nhiều người mong muốn tìm phút giây thư thái cho tâm hồn. Chùa chiền, đền thờ là điểm đến tâm linh của người Việt từ xa xưa, nhưng những hành vi trục lợi nơi cửa chùa đang làm mất dần đi nét đẹp tôn nghiêm ấy. Trước thực trạng này, các cấp chính quyền địa phương, ban quản lý khu di tích lịch sử văn hóa, đền, chùa cần thường xuyên kiểm tra, bảo đảm cho người dân đi lễ chùa đầu năm thực sự an toàn, thuận lợi, đảm bảo nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xe biển xanh tràn ngập lễ hội Yên Tử
Xe biển xanh tràn ngập lễ hội Yên Tử

Rất nhiều ô tô biển xanh mang biển của Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Giang… chở người đi hành hương trong ngày khai hội Yên Tử.

Xe biển xanh tràn ngập lễ hội Yên Tử

Xe biển xanh tràn ngập lễ hội Yên Tử

Rất nhiều ô tô biển xanh mang biển của Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Giang… chở người đi hành hương trong ngày khai hội Yên Tử.

Lễ hội chùa Hương vẫn còn nạn “chặt chém” khách
Lễ hội chùa Hương vẫn còn nạn “chặt chém” khách

VOV.VN - Do du khách về trẩy hội đông nên mọi hạn chế kể cả tiêu cực tại lễ hội chùa Hương vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn.

Lễ hội chùa Hương vẫn còn nạn “chặt chém” khách

Lễ hội chùa Hương vẫn còn nạn “chặt chém” khách

VOV.VN - Do du khách về trẩy hội đông nên mọi hạn chế kể cả tiêu cực tại lễ hội chùa Hương vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn.

“Đinh tặc” tung hoành mùa lễ chùa Bà
“Đinh tặc” tung hoành mùa lễ chùa Bà

Ngày 5/2, trên các tuyến đường lên chùa bà Thiên Hậu (thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương), hàng chục trường hợp xe máy cán đinh phải dắt bộ và chịu cảnh vá xe với giá cao

“Đinh tặc” tung hoành mùa lễ chùa Bà

“Đinh tặc” tung hoành mùa lễ chùa Bà

Ngày 5/2, trên các tuyến đường lên chùa bà Thiên Hậu (thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương), hàng chục trường hợp xe máy cán đinh phải dắt bộ và chịu cảnh vá xe với giá cao

Bói toán, cờ bạc công khai ở lễ hội chùa Keo
Bói toán, cờ bạc công khai ở lễ hội chùa Keo

VOV.VN - Đến lễ hội chùa Keo 2014 dễ dàng bắt gặp nạn bói toán, cờ bạc hay bán hàng rong chèo kéo du khách...

Bói toán, cờ bạc công khai ở lễ hội chùa Keo

Bói toán, cờ bạc công khai ở lễ hội chùa Keo

VOV.VN - Đến lễ hội chùa Keo 2014 dễ dàng bắt gặp nạn bói toán, cờ bạc hay bán hàng rong chèo kéo du khách...

Lễ hội đền Trần Thái Bình: Quyết trị nạn "chặt chém"
Lễ hội đền Trần Thái Bình: Quyết trị nạn "chặt chém"

VOV.VN - BTC lễ hội sẽ bố trí các lực lượng “chìm” để trị nạn “chặt chém”, móc túi, đảm bảo trị an của lễ hội.

Lễ hội đền Trần Thái Bình: Quyết trị nạn "chặt chém"

Lễ hội đền Trần Thái Bình: Quyết trị nạn "chặt chém"

VOV.VN - BTC lễ hội sẽ bố trí các lực lượng “chìm” để trị nạn “chặt chém”, móc túi, đảm bảo trị an của lễ hội.