Ảnh: Gấu trúc dễ thương ở Thành Đô

VOV.VN - Thành Đô (Tứ Xuyên- Trung Quốc) là nơi sinh sống của hơn 30% trên tổng số gấu trúc lớn trên thế giới 

Khu bảo tồn gấu trúc nằm trên núi Futou, cách trung tâm thành phố Thành Đô khoảng 10 km, là nơi luôn tấp nập khách thăm.
Toàn bộ khu bảo tồn có diện tích 9245 km2. 
Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên hoang dã, được bảo tồn để làm môi trường sống cho các loài động vật quý hiếm.

Gấu trúc lớn (Giant Panda). Thức ăn của chúng là măng trúc. Chúng rất dạn dĩ, vì luôn được khách thăm ngắm nhìn, chụp ảnh.
Trong khu bảo tồn, những lán tre được tạo ra làm nơi sinh hoạt cho từng con gấu trúc.
Một con gấu trúc trưởng thành có thể cao hơn 1,5 m và có thể sống từ 20 đến 30 năm.
Ban đầu, khu bảo tồn này chỉ có 6 con gấu trúc được cứu từ môi trường tự nhiên hoang dã. Hiện nay, số lượng đã tăng đến khoảng 80 con.
Thức ăn của gấu là do con người chuẩn bị.
Số gấu trúc ở Trung Quốc phần lớn tập trung tại tỉnh Tứ Xuyên.
Biển khuyến cáo ở khu vực gấu trúc sinh sống: Nguy hiểm, không nên trèo qua rào.
Đã từ lâu gấu trúc bị xếp vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng bởi đặc điểm của loài này là sinh sản ít, tỉ lệ con chết cao.
Mặc dù thân hình to lớn và có vẻ lười nhác, chậm chạp nhưng những chú gấu trúc vẫn leo được lên những cành cây rất cao.
Gấu trúc chủ yếu ăn măng, lá non của một số lời thực vật và rất ít trứng của một số loại côn trùng.

Những con gấu trúc ở đây sinh sản bằng thụ tinh nhân tạo, và người ta thường cho gấu mẹ mang thai đôi mỗi lần thụ tinh.
3 chú gấu nhỏ. Khi mới được sinh ra, gấu trúc chỉ dài từ 15 đến 17 cm, không có lông. Chúng được các nhà khoa học chăm sóc đặt biệt. Khoảng 18 tháng tuổi, chúng mới sống tự lập.
Số gấu trúc trên thế giới hiện nay đang ngày càng sụt giảm vì thế Chính phủ Trung Quốc đã ban hành những điều luật nghiêm ngặt để bảo vệ loài động vật này.
Được thành lập vào năm 1987, Cơ sở nghiên cứu và gây giống gấu trúc Thành Đô là nơi chăm sóc và bảo tồn phi lợi nhuận cho loài gấu trúc cùng nhiều loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng. 
Gấu trúc đỏ (loài kích thước nhỏ, có đuôi dài như cáo) cũng được nuôi ở khu vực ngay bên cạnh.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên