"Chiếc chìa khóa vàng" cho du lịch nông thôn tại Việt Nam

VOV.VN - Khi nhiều vùng nông thôn đứng trước hàng loạt thách thức thì phát triển du lịch được coi là “phao cứu sinh”. Vì vậy du lịch nông thôn đang là ưu tiên của ngành du lịch toàn cầu trong đó có Việt Nam, bao gồm các nỗ lực của Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc và khu vực tư nhân.

Du lịch nông thôn đang được Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự toàn cầu nhằm mở khóa tiềm năng to lớn của các cộng đồng nông thôn, biến câu chuyện của những người dân nông thôn thành nguồn cảm hứng cho khách du lịch trên khắp thế giới.

“Các vùng nông thôn, nơi sinh sống của 84% người dân sống trong cảnh nghèo đói, đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể, như khoảng cách về cơ sở hạ tầng, khả năng tiếp cận dịch vụ, cơ hội việc làm…

Ở vùng nông thôn, du lịch là ‘phao cứu sinh’, giúp cộng đồng xây dựng sinh kế, thúc đẩy khả năng phục hồi và tạo nên mối liên hệ sâu sắc giữa con người với môi trường. Du lịch giúp bảo vệ truyền thống và kiến ​​thức được trao truyền qua nhiều thế hệ, đồng thời giới thiệu các giá trị đó ra với thế giới", bà Zoritsa Urosevic - Phó Tổng Thư ký Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc (UN Tourism) cho biết.

Đưa du khách hòa nhập vào cuộc sống nông thôn

Tại Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn lần thứ nhất của UN Tourism được tổ chức tại tỉnh Quảng Nam, các kinh nghiệm quốc tế cho thấy các hãng lữ hành đóng vai trò tiên phong giúp khai mở và giữ cho hoạt động du lịch đi đúng hướng ở các vùng nông thôn. Trong đó tại Việt Nam, một số tour du lịch trách nhiệm theo nhóm nhỏ ở Lâm Thượng (Yên Bái), Đà Bắc (Hòa Bình), Tân Hóa (Quảng Bình)…

“Vẫn còn nhiều băn khoăn về du lịch nông thôn, nhưng chúng tôi đã xông xáo và tiên phong mở tour đến những ngôi làng của Việt Nam vẫn ít được biết đến và ủng hộ đồng bào gìn giữ bản sắc truyền thống để chào đón du khách. Trọng tâm của chúng tôi bao gồm các vùng nông thôn và làng quê, chẳng hạn như Lâm Thượng ở Yên Bái, để tạo ra những trải nghiệm du lịch có ý nghĩa cho du khách và cả tính chuyển đổi, mang lại lợi ích trực tiếp cho cộng đồng địa phương”, ông Nguyễn Hạnh – Tổng giám đốc của Intrepid Travel tại Việt Nam trình bày tại hội nghị.

Trong hành trình “Best of Viet Nam”, Intrepid đưa du khách đến làng Lâm Thượng (Lục Yên, Yên Bái) để trải nghiệm làng quê đích thực. Du khách nghỉ ngơi tại những ngôi nhà sàn người Tày có tầm nhìn tuyệt đẹp ra thung lũng, mang đến trải nghiệm làng quê đích thực. Sau đó, đạp xe qua làng và thung lũng, đi qua những cánh đồng lúa, nhà cửa và tìm hiểu về cuộc sống thường ngày của người dân địa phương. Du khách ghé thăm một xưởng thủ công mỹ nghệ địa phương để tìm hiểu về nghề đan tre, nhuộm tự nhiên và cách người dân địa phương làm nón Tày; trước khi thưởng thức bữa tối do chủ nhà người Tày chế biến theo hương vị bản địa.

“Dòng khách của Intrepid luôn mong muốn tạo dựng kết nối, khám phá những nơi chưa ai biết đến và trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương. Việt Nam hiện đang là điểm đến lý tưởng cho loại hình du lịch bền vững và giàu trải nghiệm này”, ông Nguyễn Hạnh cho biết.

Trao “chiếc chìa khóa” cho người dân

Thành công của du lịch nông thôn đòi hỏi kế hoạch cẩn trọng, sự tham gia của cộng đồng và các hoạt động bền vững để đảm bảo rằng du lịch mang lại lợi ích cho đồng thời người dân và du khách. Bởi lẽ du khách chỉ có những trải nghiệm tuyệt vời và muốn quay lại nhiều lần, nếu ở vùng nông thôn đó họ thực sự kết nối với cộng đồng, có điểm chạm cảm xúc thông qua các câu chuyện thực tế và tạo ra tác động tích cực trong cộng đồng mà họ đến thăm.

Thực tiễn cho thấy, sự đồng hành giữa doanh nghiệp du lịch với người dân nông thôn không chỉ tạo ra “chiếc chìa khóa” để giải quyết các thách thức mà còn trao quyền để người dân thực sự làm chủ trên những “miền quê đáng sống”, thúc đẩy các thế hệ tiếp nối giữ gìn bản sắc văn hóa thu hút du khách.

“Người dân nông thôn hiểu rõ nhất các vấn đề tại địa phương và cách tốt nhất để giải quyết các thách thức. Chúng tôi muốn nâng cao mục đích và tiếng nói của người dân nông thôn để cùng họ bảo vệ và phát triển văn hóa bản địa, mang đến lợi ích đồng thời trao quyền cho cộng đồng địa phương để định hình tương lai của chính họ.

Vì vậy The Intrepid Foundation - tổ chức phi lợi nhuận của Intrepid đã ra đời và giúp tài trợ cho các dự án trên toàn thế giới, tập trung vào việc tạo ra tác động tích cực thông qua những chuyến du lịch ngập tràn niềm vui và kết nối với cộng đồng”, ông Nguyễn Hạnh cho biết.

Giờ đây bất kỳ ai đến thăm các dự án như Vụn Art (Hà Nội) đều thấy được tác động tích cực mà hoạt động du lịch – với sự kết nối giữa các bên liên quan - đã mang đến cho cộng đồng. Đây là nơi những người khuyết tật cùng nhau tạo ra các sản phẩm sáng tạo tận dụng từ vải vụn.

Ở Vụn Art, du khách được tiếp xúc, lắng nghe những câu chuyện đầy nghị lực của những người khuyết tật đầy lạc quan, tự tin và yêu đời. Nơi này cũng cung cấp các trải nghiệm, hướng dẫn khách du lịch thử ghép tranh từ vải vụn để tạo ra những món quà lưu niệm.

Bên cạnh hỗ trợ của chính quyền, Vụn Art dự kiến nhận khoản tài trợ 30.000 USD từ quỹ The Intrepid Foundation, nhằm mở rộng không gian hoạt động và tạo thêm cơ hội việc làm cho người khuyết tật tại đây. Ngoài ra, nhiều tour du lịch đón khách Australia đến Việt Nam đã bổ sung các điểm đến như Vụn Art vào hành trình; đưa du khách đến tìm hiểu, trải nghiệm và đóng góp tích cực cho cộng đồng địa phương. 

Phát huy các Làng Du lịch tốt nhất tại Việt Nam

Intrepid Travel đang hợp tác chặt chẽ với Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc (UN Tourism) với mạng lưới Làng Du lịch tốt nhất (Best Tourism Village) trong quá trình đánh giá và cố vấn, nhằm ghi nhận những ngôi làng dẫn đầu trong việc phát triển nông thôn, bảo tồn cảnh quan, sự đa dạng văn hóa, các giá trị địa phương và truyền thống ẩm thực.

“Những ngôi làng này đã được công nhận vì những nỗ lực bảo tồn các truyền thống địa phương và thúc đẩy các hoạt động du lịch bền vững. Điều này phù hợp chặt chẽ với các giá trị của Intrepid và chúng tôi tự hào khi đã đưa cả 3 Làng Du lịch tốt nhất tại Việt Nam hiện nay là làng Tân Hóa (Quảng Bình), làng Thái Hải (Thái Nguyên) và làng rau Trà Quế (Quảng Nam) vào các hành trình du lịch của hãng”, ông Nguyễn Hạnh cho biết.

Ngoài làng rau Trà Quế, tại Hội An -  nơi được mệnh danh "thủ phủ" du lịch xanh ở Việt Nam, Intrepid đang vận hành một khách sạn tại làng quê Cẩm Thanh cách không xa phố cổ Hội An.

Khách sạn này được điều hành hoàn toàn bởi đội ngũ địa phương, tuyển dụng phần lớn nhân viên toàn thời gian, trong đó 73% là phụ nữ và cung cấp các chương trình thực tập về dịch vụ khách sạn cho những người trẻ tuổi đến từ các cộng đồng khó khăn hoặc nhóm yếu thế từ tổ chức Rồng Xanh (Blue Dragon Children's Foundation) – một đối tác khác của Intrepid.

Như lời dân du lịch thường nói rằng "chỉ ngủ 1 đêm ở Hội An là biết về du lịch xanh", Hoi An Field Boutique Hotel không chỉ là nơi lưu trú dễ chịu mà còn cung cấp nhiều trải nghiệm địa phương, bao gồm các buổi tập yoga vào buổi sáng và buổi chiều, miễn phí cho khách lưu trú, cũng như trồng lúa với nông dân và cơ hội tham quan khu rừng dừa duy nhất còn lại trong thành phố.

“Với Hoi An Field Boutique Hotel, chúng tôi cũng đã hợp tác với một đối tác là tổ chức phi chính phủ địa phương - Green Hub - để cải thiện quy trình kiểm toán chất thải và đạt được mục tiêu trở thành Khách sạn Không rác thải vào cuối năm 2025. Di sản mà Intrepid muốn để lại tại Hội An cũng như khắp Việt Nam – và tất cả các điểm đến khác trên thế giới – là nơi du lịch là động lực mạnh mẽ cho lợi ích kinh tế và môi trường”, ông Nguyễn Hạnh chia sẻ.

“Việt Nam là đất nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở khu vực nông thôn với lợi thế về tài nguyên giàu bản sắc. Trong những năm qua, ngành du lịch đã quan tâm phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn đặc sắc, hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch, đem lại sự đa dạng trong cung ứng dịch vụ của du lịch Việt Nam, thúc đẩy kết nối tour tuyến, mở rộng không gian đón khách về nông thôn. Ngược lại, du lịch nông thôn cũng là nhân tố quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp, nông thôn thông qua chuyển đổi sinh kế, thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho người dân, hỗ trợ duy trì được các nghề truyền thống, phát triển các sản vật địa phương có giá trị, tạo niềm tin gắn bó với quê hương và thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn”, ông Hồ An Phong – Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu tại Tại Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn lần thứ nhất của UN Tourism được tổ chức tại tỉnh Quảng Nam từ 9 – 11/12/2024.

Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia đang phát triển, khu vực nông thôn của Việt Nam cũng phải đối mặt với với nhiều thách thức. Mặc dù đã có sự phát triển nhưng đa số các mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn ở vùng sâu, vùng xa của Việt Nam có quy mô nhỏ, lẻ, thiếu tính chuyên nghiệp, gặp khó khăn về hạ tầng giao thông và các điều kiện kinh tế xã hội khác, hạn chế về nguồn lực đầu tư; nguồn nhân lực và khả năng kết nối thị trường...

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Du lịch nông nghiệp, nông thôn hút khách quốc tế, vì sao?
Du lịch nông nghiệp, nông thôn hút khách quốc tế, vì sao?

VOV.VN - Phó Thủ tướng Lê Thành Long khẳng định, phát triển du lịch nông thôn cần dựa trên các vấn đề cốt lõi, đó là: Luôn đặt lợi ích lâu dài của cộng đồng địa phương lên trước hết; cung cấp các giá trị trải nghiệm đích thực cho du khách, đồng thời phải tôn trọng và bảo tồn các giá trị tốt đẹp, đặc sắc của khu vực nông thôn được lan tỏa và trường tồn

Du lịch nông nghiệp, nông thôn hút khách quốc tế, vì sao?

Du lịch nông nghiệp, nông thôn hút khách quốc tế, vì sao?

VOV.VN - Phó Thủ tướng Lê Thành Long khẳng định, phát triển du lịch nông thôn cần dựa trên các vấn đề cốt lõi, đó là: Luôn đặt lợi ích lâu dài của cộng đồng địa phương lên trước hết; cung cấp các giá trị trải nghiệm đích thực cho du khách, đồng thời phải tôn trọng và bảo tồn các giá trị tốt đẹp, đặc sắc của khu vực nông thôn được lan tỏa và trường tồn

Tạo động lực mới cho phát triển du lịch nông thôn toàn cầu
Tạo động lực mới cho phát triển du lịch nông thôn toàn cầu

VOV.VN - Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn lần thứ nhất của UN Tourism được tổ chức ngày 10/12 tại tỉnh Quảng Nam, với mục tiêu xác định thách thức, chia sẻ kinh nghiệm và thúc đẩy hợp tác du lịch nông thôn; thảo luận và định hướng các chính sách phát triển du lịch nông thôn bền vững, đảm bảo phân phối công bằng lợi ích du lịch, tạo việc làm, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa.

Tạo động lực mới cho phát triển du lịch nông thôn toàn cầu

Tạo động lực mới cho phát triển du lịch nông thôn toàn cầu

VOV.VN - Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn lần thứ nhất của UN Tourism được tổ chức ngày 10/12 tại tỉnh Quảng Nam, với mục tiêu xác định thách thức, chia sẻ kinh nghiệm và thúc đẩy hợp tác du lịch nông thôn; thảo luận và định hướng các chính sách phát triển du lịch nông thôn bền vững, đảm bảo phân phối công bằng lợi ích du lịch, tạo việc làm, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa.

Việt Nam đăng cai hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn của UN Tourism
Việt Nam đăng cai hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn của UN Tourism

VOV.VN - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc (UN Tourism) và UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn lần thứ nhất và Phiên họp thường niên Mạng lưới Làng Du lịch Tốt nhất lần thứ hai của UN Tourism từ ngày 9 - 11/12/2024 tại tỉnh Quảng Nam.

Việt Nam đăng cai hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn của UN Tourism

Việt Nam đăng cai hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn của UN Tourism

VOV.VN - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc (UN Tourism) và UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn lần thứ nhất và Phiên họp thường niên Mạng lưới Làng Du lịch Tốt nhất lần thứ hai của UN Tourism từ ngày 9 - 11/12/2024 tại tỉnh Quảng Nam.