“Cồng chiêng cuối tuần” - sản phẩm du lịch độc đáo ở Gia Lai

VOV.VN - Mô hình “Cồng chiêng cuối tuần – thưởng thức và trải nghiệm” tạo điều kiện để các nghệ nhân thể hiện nét đẹp văn hóa của dân tộc mình; qua đó góp phần thúc đẩy phát triển du lịch địa phương, giới thiệu, quảng bá hình ảnh vùng đất, con người Gia Lai đến với du khách trong và ngoài nước.

Tỉnh Gia Lai đã ban hành Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2023 – 2025; hướng tới bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của di sản Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, xu thế hội nhập quốc tế và gắn với phát triển du lịch địa phương.

Trong đó, mô hình “Cồng chiêng cuối tuần – thưởng thức và trải nghiệm” ra đời đã tạo điều kiện để cồng chiêng được trở về với môi trường vốn có, các nghệ nhân được tự nhiên thể hiện nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. "Cồng chiêng cuối tuần" cũng trở thành trải nghiệm thú vị cho du khách, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch địa phương và giới thiệu, quảng bá rộng rãi hình ảnh vùng đất, con người Gia Lai.

"Cồng chiêng cuối tuần" được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức lần đầu tiên vào dịp 30/4 – 1/5/2022, tại quảng trường Đại Đoàn Kết, TP. Pleiku. Đây là hoạt động luân phiên giữa các đoàn nghệ nhân của hai dân tộc Bahnar và Jrai sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai, với sự tham gia của khoảng 40 nghệ nhân vào mỗi đêm diễn, diễn ra vào mỗi tối thứ 7 hàng tuần trong khung giờ từ 19h đến 21h. Để "Cồng chiêng cuối tuần" luôn đổi mới và hấp dẫn người xem, mỗi đội thường không biểu diễn quá một lần trong tháng và xây dựng chương trình theo hướng đa dạng, tăng cường tương tác với khán giả, du khách.

Chương trình "Cồng chiêng cuối tuần" mỗi đêm gồm: Trình tấu cồng chiêng kết hợp múa truyền thống (suang), hát dân ca, dân vũ, trình diễn nhạc cụ làm từ tre nứa, phục dựng trích đoạn các nghi lễ, lễ hội truyền thống. Ngoài ra, khách tham gia có thể giao lưu chụp ảnh cùng các nghệ nhân, tìm hiểu về văn hoá truyền thống; tham gia trải nghiệm về múa hay đánh chiêng cùng thưởng thức rượu ghè, gà nướng do các đoàn nghệ nhân chuẩn bị.

Cồng chiêng, nhạc cụ, trang phục, đạo cụ được các nghệ nhân sử dụng trong chương trình "Cồng chiêng cuối tuần" đều là dạng nguyên bản, đúng với truyền thống, cơ bản không có yếu tố hiện đại, cách tân. Hoạt động diễn ra trong một không gian tự nhiên thoáng đãng trên thảm cỏ xanh, dưới những tán cây, không sân khấu hóa. Các đoàn nghệ tham gia với tâm thế tự do, thoải mái thể hiện nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc mình.

"Cồng chiêng cuối tuần" đã bước đầu gặt hái những thành công trong nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, kết hợp với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Gia Lai, mỗi đêm diễn ra, "Cồng chiêng cuối tuần" thu hút hàng nghìn lượt du khách và người dân tham dự, nhiều người đã nắm tay nhau nối rộng vòng suang (múa) cùng các nghệ nhân Bahnar, Jrai. Không chỉ có du khách trong và ngoài nước, rất nhiều học sinh đã coi chương trình là một điểm đến thú vị, sự bổ sung cần thiết cho chương trình giáo dục địa phương mà các em phải học ở trường. Phần lớn khán giả đến với "Cồng chiêng cuối tuần" đều sử dụng các trang mạng xã hội, nhờ đó, những hình ảnh, video về văn hóa cồng chiêng càng được lan tỏa rộng rãi. 

"Cồng chiêng cuối tuần" còn là dịp để những nghệ sĩ buôn làng có không gian thực hành di sản, thỏa sức sáng tạo di sản mình đang nắm giữ. Từ phía các nghệ nhân, đã và đang hình thành một cuộc "cạnh tranh" rất tích cực. Những người quyết định sự thành công của mỗi đêm diễn này từng bước ý thức được vai trò của mình, nên phần lớn các cộng đồng có đội cồng chiêng tham gia sự kiện đã chú ý nhiều hơn đến việc mua sắm trang phục, trang sức, tạo tác đạo cụ, chỉnh sửa cồng chiêng và luyện tập thêm nhiều bài bản để thu hút người xem. Điều quan trọng nhất đối với các nghệ nhân là biết và khơi dậy được lòng tự hào vốn có đối với văn hóa truyền thống của họ. Cuộc cạnh tranh lành mạnh để được xuất hiện mỗi tối thứ 7 hằng tuần trong chương trình của các đoàn nghệ nhân, tạo nên những hiệu ứng tích cực trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn Gia Lai.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kon Tum tích cực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng
Kon Tum tích cực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng

VOV.VN - Tại tỉnh Kon Tum với nhiều hình thức và giải pháp, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng đang được thực hiện một cách tích cực ngay trong cuộc sống thường ngày của người dân

Kon Tum tích cực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng

Kon Tum tích cực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng

VOV.VN - Tại tỉnh Kon Tum với nhiều hình thức và giải pháp, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng đang được thực hiện một cách tích cực ngay trong cuộc sống thường ngày của người dân

Đắk Lắk đưa văn hóa cồng chiêng vào giảng đường đại học
Đắk Lắk đưa văn hóa cồng chiêng vào giảng đường đại học

VOV.VN - Để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, nhiều năm qua, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức các lớp truyền dạy cồng chiêng tại các buôn làng, trường học. Tại Trường Đại học Tây Nguyên, một số lớp truyền dạy cồng chiêng cho sinh viên đã được mở, giúp cho các sinh viên được trực tiếp tham gia, từ đó lan tỏa thêm tình yêu văn hóa cồng chiêng.

Đắk Lắk đưa văn hóa cồng chiêng vào giảng đường đại học

Đắk Lắk đưa văn hóa cồng chiêng vào giảng đường đại học

VOV.VN - Để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, nhiều năm qua, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức các lớp truyền dạy cồng chiêng tại các buôn làng, trường học. Tại Trường Đại học Tây Nguyên, một số lớp truyền dạy cồng chiêng cho sinh viên đã được mở, giúp cho các sinh viên được trực tiếp tham gia, từ đó lan tỏa thêm tình yêu văn hóa cồng chiêng.

Truyền dạy đánh chiêng và tình yêu văn hóa cồng chiêng cho sinh viên
Truyền dạy đánh chiêng và tình yêu văn hóa cồng chiêng cho sinh viên

VOV.VN - Sáng nay (20/12), tại trường Đại học Tây Nguyên, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với trường đại học Tây Nguyên tổ chức lễ bế giảng lớp truyền dạy diễn tấu cồng chiêng cho sinh viên.

Truyền dạy đánh chiêng và tình yêu văn hóa cồng chiêng cho sinh viên

Truyền dạy đánh chiêng và tình yêu văn hóa cồng chiêng cho sinh viên

VOV.VN - Sáng nay (20/12), tại trường Đại học Tây Nguyên, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với trường đại học Tây Nguyên tổ chức lễ bế giảng lớp truyền dạy diễn tấu cồng chiêng cho sinh viên.

Đắk Lắk bồi dưỡng kỹ năng làm du lịch cộng đồng cho người dân
Đắk Lắk bồi dưỡng kỹ năng làm du lịch cộng đồng cho người dân

VOV.VN - Sáng nay (8/6), Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Đắk Lắk tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phục vụ khách du lịch cho người dân làm dịch vụ du lịch tại buôn Kuôp, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana. Đây là lớp thứ 2 được mở trong năm nay nhằm nâng cao kỹ năng làm du lịch cộng đồng tại các buôn được chọn hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh.

Đắk Lắk bồi dưỡng kỹ năng làm du lịch cộng đồng cho người dân

Đắk Lắk bồi dưỡng kỹ năng làm du lịch cộng đồng cho người dân

VOV.VN - Sáng nay (8/6), Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Đắk Lắk tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phục vụ khách du lịch cho người dân làm dịch vụ du lịch tại buôn Kuôp, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana. Đây là lớp thứ 2 được mở trong năm nay nhằm nâng cao kỹ năng làm du lịch cộng đồng tại các buôn được chọn hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh.

Quảng bá du lịch Gia Lai tại Tuần lễ Văn hóa ẩm thực năm 2023
Quảng bá du lịch Gia Lai tại Tuần lễ Văn hóa ẩm thực năm 2023

VOV.VN - Từ ngày 27/4 - 2/5, Bảo tàng tỉnh Gia Lai tổ chức “Tuần lễ Văn hóa ẩm thực năm 2023” với các nội dung như trưng bày sản phẩm văn hóa truyền thống và quảng bá tiềm năng du lịch Gia Lai.

Quảng bá du lịch Gia Lai tại Tuần lễ Văn hóa ẩm thực năm 2023

Quảng bá du lịch Gia Lai tại Tuần lễ Văn hóa ẩm thực năm 2023

VOV.VN - Từ ngày 27/4 - 2/5, Bảo tàng tỉnh Gia Lai tổ chức “Tuần lễ Văn hóa ẩm thực năm 2023” với các nội dung như trưng bày sản phẩm văn hóa truyền thống và quảng bá tiềm năng du lịch Gia Lai.