Đầm Thị Tường – điểm hẹn du lịch chưa được đầu tư của Cà Mau

VOV.VN - Đầm Thị Tường là điểm du lịch sinh thái lý tưởng khi du khách đặt chân đến Cà Mau. Mặc dù chưa được đầu tư bài bản nhưng lượng khách tìm về đầm nước tự nhiên lớn nhất tại vùng đồng bằng sông Cửu Long khá đông.

Đến tham quan đầm Thị Tường, du khách sẽ được một số hộ dân đang khai thác du lịch sinh thái dùng vỏ lãi đưa đi. Du khách sẽ tận hưởng được nét hoang sơ, cảnh quan nên thơ, mênh mông nước của đầm. Bên cạnh đó, là cuộc sống hàng ngày của người dân địa phương với các nghề truyền thống: chài, lưới, nò, đó, vó, lú... để đánh bắt cá, cua, tôm, mực, rẹm... Đó vừa là nghề để bà con mưu sinh cũng là sản phẩm du lịch để phục vụ du khách.

Được tạo nên từ sự bồi lắng phù sa của sông Mỹ Bình, sông Ông Đốc và nhiều kênh rạch của ba huyện Phú Tân, Trần Văn Thời và Cái Nước, tỉnh Cà Mau, đầm Thị Tường có diện tích khoảng 700ha, được phân chia thành: đầm trên, đầm giữa và đầm dưới. Đầm Thị Tường là khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh Cà Mau. Tại đây, có rất nhiều loại hải sản, đặc biệt, có những loài mang nét đặc trưng riêng của đầm như: cá vồ chó; lịch huyết. Nghề nuôi sò huyết phát triển tự phát tại đầm nhiều năm qua, cũng góp phần làm phong phú thêm trải nghiệm, ẩm thực để phục vụ du khách.

Ông Trần Minh Trí, du khách khi đến tham quan đầm chia sẻ: "Tôi đến đây thưởng thức nét phong cảnh của vùng sông nước miền Tây, rồi ăn được những món lạ của quê hương này. Xuống đây tôi cũng được nghe kể về truyền thống lịch sử tại đầm Thị Tường".

Vùng đất hoang sơ quanh đầm Thị Tường ngày xưa chính là nơi che chở cho lực lượng cách mạng. Nơi đây đặt cơ quan đầu não của phong trào cách mạng vùng nông thôn Cà Mau giai đoạn 1960-1975. Điểm đứng chân của Tỉnh ủy Cà Mau được đặt tại ấp Xẻo Đước, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân.

Ngày nay, ven đầm có Khu căn cứ Tỉnh ủy Xẻo Đước được xây dựng khang trang. Khu Căn cứ Tỉnh ủy đang là công trình văn hóa, lịch sử có nghĩa quan trọng trong việc giữ gìn, giáo dục truyền thống cách mạng địa phương. Từ năm 2007, Khu Căn cứ Tỉnh ủy Xẻo Đước được UBND tỉnh Cà Mau công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. Khu căn cứ cũng trở thành điểm tham quan nổi bật khi du khách tìm về.

Bà Lê Hoàng Yến - người dân ở Phường 5, TP.Cà Mau cho biết khi đến tham quan bà được thuyết minh về lịch sử, truyền thống đấu tranh của con người vùng đất này: "Đến đây trải nghiệm, tôi thấy có nét riêng là truyền thống lịch sử, tái hiện việc ngày xưa các cô, các chú đi kháng chiến. Đến ăn những đặc sản của nơi này tôi cũng rất thích".

Tại đầm Thị Tường hiện có một hợp tác xã (HTX) và một hộ dân khai thác, đưa khách trải nghiệm du lịch. Mặc dù làm tự phát, chưa được đầu tư bài bản nhưng lượng khách đến đầm hàng năm ước khoảng 10.000 lượt người. Ông Nguyễn Đức Thông - Phó Chủ tịch UBND xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân, cho biết: "Xã xác định du lịch là ngành công nghiệp không khói. Từ lợi thế có được, xã tập trung thực hiện kế hoạch phát triển du lịch trên đầm gắn với Khu di tích của Tỉnh ủy. Bên cạnh đó, xã đã thành lập được HTX để khai thác du lịch tại đầm. Qua đánh giá, một năm riêng địa bàn xã có khoảng 5.000 lượt du khách đến tham quan".

Với cảnh quan thiên nhiên nên thơ vùng sông nước, cùng với Khu Căn cứ Tỉnh ủy Xẻo Đước tọa lạc, rất thuận lợi để phát triển du lịch. Tuy nhiên, thời gian qua, khai thác du lịch tại đầm chủ yếu tự phát và chưa được đầu tư bài bản.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thiếu cơ sở hạ tầng phát triển du lịch tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Cà Mau
Thiếu cơ sở hạ tầng phát triển du lịch tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Cà Mau

VOV.VN - Vườn Quốc gia U Minh Hạ rất có lợi thế phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, nhiều năm qua, việc đầu tư phát triển du lịch ít được quan tâm nên sản phẩm du lịch thì thiếu, còn cơ sở hạ tầng phục vụ cũng rất yếu.

Thiếu cơ sở hạ tầng phát triển du lịch tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Cà Mau

Thiếu cơ sở hạ tầng phát triển du lịch tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Cà Mau

VOV.VN - Vườn Quốc gia U Minh Hạ rất có lợi thế phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, nhiều năm qua, việc đầu tư phát triển du lịch ít được quan tâm nên sản phẩm du lịch thì thiếu, còn cơ sở hạ tầng phục vụ cũng rất yếu.

Gần 1.500 tỷ đồng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ
Gần 1.500 tỷ đồng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ

VOV.VN - UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn Quốc gia U Minh Hạ đến năm 2030.

Gần 1.500 tỷ đồng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ

Gần 1.500 tỷ đồng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ

VOV.VN - UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn Quốc gia U Minh Hạ đến năm 2030.

Vườn dâu Cái Tàu - "của hiếm" còn lại ở vùng đất U Minh hạ
Vườn dâu Cái Tàu - "của hiếm" còn lại ở vùng đất U Minh hạ

VOV.VN - Ngày xưa hai bên sông Cái Tàu, đoạn đi qua xã Nguyễn Phích (huyện U Minh, Cà Mau) nhà nhà trồng dâu. Đến nay, một số ít hộ dân còn duy trì hoặc khôi phục lại vườn dâu để phát triển du lịch. Cây dâu Cái Tàu trở thành sản phẩm du lịch lạ mắt với các bạn trẻ, còn với những người lớn tuổi đây còn là nơi để họ nhớ kỷ niệm xưa.

Vườn dâu Cái Tàu - "của hiếm" còn lại ở vùng đất U Minh hạ

Vườn dâu Cái Tàu - "của hiếm" còn lại ở vùng đất U Minh hạ

VOV.VN - Ngày xưa hai bên sông Cái Tàu, đoạn đi qua xã Nguyễn Phích (huyện U Minh, Cà Mau) nhà nhà trồng dâu. Đến nay, một số ít hộ dân còn duy trì hoặc khôi phục lại vườn dâu để phát triển du lịch. Cây dâu Cái Tàu trở thành sản phẩm du lịch lạ mắt với các bạn trẻ, còn với những người lớn tuổi đây còn là nơi để họ nhớ kỷ niệm xưa.

Du khách đến Cà Mau dịp nghỉ lễ năm nay tăng hơn gấp đôi so với năm ngoái
Du khách đến Cà Mau dịp nghỉ lễ năm nay tăng hơn gấp đôi so với năm ngoái

VOV.VN - Du khách đến với tỉnh Cà Mau dịp nghỉ lễ này tăng gấp hơn 2 lần cùng kỳ năm ngoái.

Du khách đến Cà Mau dịp nghỉ lễ năm nay tăng hơn gấp đôi so với năm ngoái

Du khách đến Cà Mau dịp nghỉ lễ năm nay tăng hơn gấp đôi so với năm ngoái

VOV.VN - Du khách đến với tỉnh Cà Mau dịp nghỉ lễ này tăng gấp hơn 2 lần cùng kỳ năm ngoái.