Đề nghị điều chỉnh quy hoạch phân khu để phát triển du lịch tại Hòn Bà

VOV.VN - Tỉnh Khánh Hòa vừa đề nghị được mở rộng phân khu dịch vụ - hành chính tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà để phát triển du lịch sinh thái.

Núi Hòn Bà có tiềm năng du lịch lớn chưa khai thác. Tại khu vực này, hiện chỉ có 213 héc ta đất dịch vụ- hành chính. Trong đó, chỉ có 3 héc ta đất trống có thể xây dựng các dịch vụ vui chơi, giải trí. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước mong muốn đầu tư Hòn Bà thành khu du lịch quốc gia nhằm thúc đẩy du lịch.

Ông Nguyễn Khắc Định, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa cho biết, địa phương đang xây dựng dự án trình Thủ tướng đưa Hòn Bà thành khu du lịch quốc gia. Vì vậy, tỉnh Khánh Hòa đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép điều chỉnh mở rộng Phân khu Dịch vụ hành chính ra khoảng 1.800 ha chưa đến 10% để đầu tư thành khu du lịch quốc gia.

du_lich_7.jpg

Khu vực hành chính dịch vụ tại Hòn Bà hiện có diện tích chật hẹp

“Trên cơ sở đó, chúng tôi lấy ra 50 ha, có thể xây dựng các công trình du lịch nghỉ dưỡng, sẽ có hệ thống các biệt thự sinh thái, nhà hàng khách sạn, khu vui chơi nhưng ở trong rừng. Đầu tư khu vực này thành khu du lịch quốc gia rất tầm cỡ”, ông Nguyễn Khắc Định nói.

Được biết, Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà có tổng diện tích tự nhiên gần 19.300 ha, trải dài địa phận 4 huyện: Cam Lâm, Diên Khánh, Khánh Sơn và Khánh Vĩnh.

Khu bảo tồn thiên nhiên này được thành lập từ 15 năm trước, gồm các phân khu chức năng là: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; Phân khu phục hồi sinh thái; Phân khu dịch vụ - hành chính.

Trong đó, Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chiếm đến một nửa diện tích, hội tụ các loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu như: chà vá chân đen, vượn đen má hung, hồng hoàng, niệc nâu, thông lá dẹt, pơ mu...

Phân khu dịch vụ - hành chính là nơi xây dựng các công trình làm việc của Ban Quản lý Khu bảo tồn, nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.

Đỉnh núi Hòn Bà cao đến gần 1.600m, có khí hậu mát mẻ, trong lành. Địa danh này gắn liền với nhà khoa học Yersin, ông đã có thời gian dài sinh sống và nghiên cứu khoa học tại đây.         

Năm 2002, tỉnh Khánh Hòa đã đầu tư, xây dựng đường nhựa dài 36km nối từ Quốc lộ 1A với đỉnh Hòn Bà. Mặc dù chỉ cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 50km nhưng nhiều năm qua các hoạt động du lịch sinh thái tại Hòn Bà chưa phát triển, không kêu gọi được các nhà đầu tư lớn./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhếch nhác khu du lịch Gành Yến, Quảng Ngãi
Nhếch nhác khu du lịch Gành Yến, Quảng Ngãi

VOV.VN - Khu du lịch Gành Yến đang dần mất đi vẻ đẹp hoang sơ vốn có, cảnh quan bị xâm hại, nhếch nhác do thiếu sự quản lý từ chính quyền địa phương

Nhếch nhác khu du lịch Gành Yến, Quảng Ngãi

Nhếch nhác khu du lịch Gành Yến, Quảng Ngãi

VOV.VN - Khu du lịch Gành Yến đang dần mất đi vẻ đẹp hoang sơ vốn có, cảnh quan bị xâm hại, nhếch nhác do thiếu sự quản lý từ chính quyền địa phương

Chưa khai thác hết tài nguyên về du lịch ở Bà Rịa – Vũng Tàu
Chưa khai thác hết tài nguyên về du lịch ở Bà Rịa – Vũng Tàu

VOV.VN - Môi trường du lịch tại Bà Rịa – Vũng Tàu hiện đang thiếu ổn định, chưa có tính cạnh tranh so với lợi thế của địa phương.

Chưa khai thác hết tài nguyên về du lịch ở Bà Rịa – Vũng Tàu

Chưa khai thác hết tài nguyên về du lịch ở Bà Rịa – Vũng Tàu

VOV.VN - Môi trường du lịch tại Bà Rịa – Vũng Tàu hiện đang thiếu ổn định, chưa có tính cạnh tranh so với lợi thế của địa phương.

Du lịch Bình Thuận kích cầu nội địa để vượt khó thời Covid-19
Du lịch Bình Thuận kích cầu nội địa để vượt khó thời Covid-19

VOV.VN - Để kích cầu ngành du lịch Bình Thuận đã có những động thái gì?

Du lịch Bình Thuận kích cầu nội địa để vượt khó thời Covid-19

Du lịch Bình Thuận kích cầu nội địa để vượt khó thời Covid-19

VOV.VN - Để kích cầu ngành du lịch Bình Thuận đã có những động thái gì?