Dịch Covid khiến trên 15.000 lao động ở Thanh Hóa làm du lịch mất việc

VOV.VN - Theo thống kê sơ bộ, dịch Covid-19 khiến hơn 15.000 lao động ngành du lịch tỉnh Thanh Hoá bị mất việc làm. Du lịch biển được xác định bị ảnh hưởng nặng nề nhất với khoảng 700 khách sạn, cơ sở lưu trú phải đóng cửa, hoặc hoạt động cầm chừng.

Tỉnh Thanh Hoá hiện có khoảng 700 doanh nghiệp du lịch và hơn 300 hộ kinh doanh cá thể. Do tình hình dịch Covid-19 bùng phát, đã có 2 doanh nghiệp lữ hành và 16 cơ sở lưu trú du lịch đăng ký tạm dừng hoạt động; còn lại đa phần các doanh nghiệp du lịch hoạt động cầm chừng.

Gần 700 cơ sở lưu trú tại các khu du lịch biển đã đóng cửa; các đơn vị kinh doanh lĩnh vực lưu trú, ăn uống, vận chuyển khách du lịch đạt doanh thu thấp; lĩnh vực lữ hành không có doanh thu…

Tính sơ bộ trong 6 tháng đầu năm, công suất sử dụng phòng chỉ đạt từ 20 đến 30% và giảm gần 50% so với những năm trước khi có dịch. Đáng nói hơn, các doanh nghiệp lữ hành chịu áp lực rất lớn trong việc bồi hoàn tiền do hủy tour, lùi tour. Từ đầu năm đến nay có trên 250 đoàn với khoảng 12.500 khách báo hủy - hoãn, ước thiệt hại tiền đặt cọc dịch vụ lên đến trên 40 tỷ đồng. 

Theo bà Vương Hải Yến, Phó Giám đốc Sở Văn hoá-Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hoá, đợt dịch bùng phát lần thứ 4 này, đặc biệt từ đầu tháng 5 đến nay khiến du lịch Thanh Hóa thực sự "kiệt sức". Vì vậy bên cạnh giải pháp cấp bách, cũng cần tính đến chiến lược dài hơi, hậu Covid-19. 

“Chúng ta đã biết, gần đây có chiến lược hộ chiếu vaccine, hướng đến miễn dịch cộng đồng để thúc đẩy kích cầu du lịch nội địa với việc hình thành các liên minh kích cầu du lịch với những sản phẩm dịch vụ ưu đãi, rồi chất lượng cao; hay là đẩy mạnh chuyển đổi số ứng dụng công nghệ trong hoạt động quản lý kinh doanh du lịch. Để phát triển bền vững được sau đại dịch Covid-19 thì rất cần cấu trúc lại ngành du lịch để sớm đón nhận những cơ hội mới sau đại dịch và đặc biệt là chúng tôi rất mong muốn là sau đợt này sẽ đẩy mạnh các yếu tố văn hóa thấm sâu những giá trị văn hóa vào từng sản phẩm du lịch sẽ phát triển bền vững về sau này”, bà Vương Hải Yến chia sẻ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch vượt khó trong đại dịch COVID-19
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch vượt khó trong đại dịch COVID-19

VOV.VN - Sáng nay (14/7), tại Hà Nội, Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch tổ chức Hội nghị tổng kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021.

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch vượt khó trong đại dịch COVID-19

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch vượt khó trong đại dịch COVID-19

VOV.VN - Sáng nay (14/7), tại Hà Nội, Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch tổ chức Hội nghị tổng kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021.

Phú Quốc tiêm vaccine cho 60.000 lao động ngành du lịch, dịch vụ
Phú Quốc tiêm vaccine cho 60.000 lao động ngành du lịch, dịch vụ

VOV.VN - Phú Quốc sẽ triển khai tiêm 2 mũi vaccine Covid-19 cho người dân, người lao động trong các khu du lịch, khu vui chơi giải trí… đủ điều kiện thực hiện chủ trương thí điểm đón khách du lịch quốc tế.

Phú Quốc tiêm vaccine cho 60.000 lao động ngành du lịch, dịch vụ

Phú Quốc tiêm vaccine cho 60.000 lao động ngành du lịch, dịch vụ

VOV.VN - Phú Quốc sẽ triển khai tiêm 2 mũi vaccine Covid-19 cho người dân, người lao động trong các khu du lịch, khu vui chơi giải trí… đủ điều kiện thực hiện chủ trương thí điểm đón khách du lịch quốc tế.

Ngành kinh doanh du lịch ở Tiền Giang đang “chết lâm sàng”
Ngành kinh doanh du lịch ở Tiền Giang đang “chết lâm sàng”

VOV.VN - Khi đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, hoạt động kinh doanh, dịch vụ du lịch của địa phương lâm vào cảnh hết sức khó khăn.

Ngành kinh doanh du lịch ở Tiền Giang đang “chết lâm sàng”

Ngành kinh doanh du lịch ở Tiền Giang đang “chết lâm sàng”

VOV.VN - Khi đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, hoạt động kinh doanh, dịch vụ du lịch của địa phương lâm vào cảnh hết sức khó khăn.