TP.HCM thiếu bản đồ chính sách để phát triển kinh tế số

VOV.VN - TP.HCM cần xây dựng bản đồ số phát triển kinh tế số. Đó là đề xuất của đại biểu tại Hội thảo “Thúc đẩy kinh tế số TP.HCM phát triển bền vững” sáng nay (7/9).

Hội thảo do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM phối hợp với Vụ Kinh tế số và Xã hội số - Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Báo Người Lao Động tổ chức.

Để đẩy mạnh phát triển kinh số và xã hội số, giữa tháng 6 vừa qua, UBND TP.HCM đã ban hành Kế hoạch 2649 phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Năm 2022, tỉ lệ đóng góp của kinh tế số cho GRDP của thành phố ước đạt 18,66%. Mục tiêu của TP.HCM đến năm 2030, tỉ lệ đóng góp của kinh tế số cho GRDP của thành phố đạt 40%.

Phát biểu tại hội thảo, ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cho biết: TP.HCM đã chủ động thực hiện rất nhiều việc để thúc đẩy kinh tế số. Tuy nhiên, thành phố đang gặp 3 thách thức lớn trong phát triển kinh tế số. Đó là nhận thức ở nhiều nơi, nhiều cấp, nhiều ngành còn chưa đầy đủ; phương pháp, công cụ đo lường cũng chưa thống nhất; các chính sách và nguồn lực để hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa nhiều.

Theo PGS.TS Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ kinh tế số và xã hội-Bộ Thông tin và Truyền thông, để thúc đẩy kinh tế số phát triển, TP cần có đột phá. Đó là phải chuyển nhanh một số khâu của nền kinh tế sang online, phổ cập hoá ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Việc này phải làm từng bước, trí tuệ nhân tạo (AI) phải trải qua các giai đoạn khám phá, nghiên cứu, bước vào giai đoạn ứng dụng. Ở giai đoạn ứng dụng, cần nhiều kỹ sư ứng dụng.

“Chúng ta rất may có Nghị quyết 98 của Quốc hội thì phải xây dựng bản đồ chính sách về phát triển kinh tế số cho TP. HCM. Bản đồ chính sách này nghiên cứu, lộ trình phát triển kinh tế số từng giai đoạn phát triển. Giai đoạn đầu tiên thúc đẩy phát triển, khuyến khích thí điểm, vì chúng ta chưa hiểu về kho dữ liệu như thế nào mà cứ đưa ra quản lý thì doanh nghiệp không phát triển” - PGS.TS Trần Minh Tuấn nói.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phát triển dữ liệu trực tuyến quốc gia làm nền tảng thúc đẩy kinh tế số
Phát triển dữ liệu trực tuyến quốc gia làm nền tảng thúc đẩy kinh tế số

VOV.VN - Thứ hạng về dữ liệu vẫn là khiêm tốn trên trường quốc tế, cần nỗ lực nhiều hơn, bởi đây là mỏ vàng cho tăng trưởng, trong giai đoạn mới. 

Phát triển dữ liệu trực tuyến quốc gia làm nền tảng thúc đẩy kinh tế số

Phát triển dữ liệu trực tuyến quốc gia làm nền tảng thúc đẩy kinh tế số

VOV.VN - Thứ hạng về dữ liệu vẫn là khiêm tốn trên trường quốc tế, cần nỗ lực nhiều hơn, bởi đây là mỏ vàng cho tăng trưởng, trong giai đoạn mới. 

Vận dụng tốt Nghị quyết 98, kinh tế TP.HCM có thể tăng trưởng 2 con số
Vận dụng tốt Nghị quyết 98, kinh tế TP.HCM có thể tăng trưởng 2 con số

VOV.VN - TP.HCM cần chọn những việc làm trọng tâm, trọng điểm, có điểm nhấn, kiểu mẫu để có sản phẩm nhanh nhất, người dân được thụ hưởng và tin tưởng Nghị quyết 98 đi vào cuộc sống.

Vận dụng tốt Nghị quyết 98, kinh tế TP.HCM có thể tăng trưởng 2 con số

Vận dụng tốt Nghị quyết 98, kinh tế TP.HCM có thể tăng trưởng 2 con số

VOV.VN - TP.HCM cần chọn những việc làm trọng tâm, trọng điểm, có điểm nhấn, kiểu mẫu để có sản phẩm nhanh nhất, người dân được thụ hưởng và tin tưởng Nghị quyết 98 đi vào cuộc sống.

Việt Nam đang có tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế số
Việt Nam đang có tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế số

VOV.VN - Theo các chuyên gia, 72 triệu người Việt Nam đang sử dụng Internet. Bình quân mỗi năm, mỗi người đang dùng 288 USD mua sắm trực tuyến. Việt Nam đang có tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế số, nhưng song song với đó là nhiều thách thức cần được nhận diện, giải quyết sớm. Hay có thể hiểu thông thường, kinh tế số hiện đang được nhìn nhận chủ yếu ở hoạt động thương mại điện tử.

Việt Nam đang có tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế số

Việt Nam đang có tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế số

VOV.VN - Theo các chuyên gia, 72 triệu người Việt Nam đang sử dụng Internet. Bình quân mỗi năm, mỗi người đang dùng 288 USD mua sắm trực tuyến. Việt Nam đang có tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế số, nhưng song song với đó là nhiều thách thức cần được nhận diện, giải quyết sớm. Hay có thể hiểu thông thường, kinh tế số hiện đang được nhìn nhận chủ yếu ở hoạt động thương mại điện tử.