Du lịch Việt: Thiếu chiến lược phục hồi “hậu Covid-19”

VOV.VN - Theo các chuyên gia, giờ là lúc du lịch Việt nên lắng nghe để chỉnh sửa, thay vì thất vọng về những con số chưa thật trọn vẹn.

Việt Nam là một trong những quốc gia Đông Nam á mở cửa du lịch hậu Covid-19 sớm nhất nhưng  lại “về sau” trong thu hút du khách quốc tế. Đó cũng là băn khoăn của không chỉ các chuyên gia du lịch trong những ngày cuối cùng của năm 2022. Tới thời điểm này, chúng ta mới đạt 3,5 triệu lượt khách, trong khi mục tiêu đặt ra là 5 triệu lượt, bằng 70% so với chỉ tiêu đặt ra từ đầu năm. Theo các chuyên gia, giờ là lúc du lịch Việt nên lắng nghe để chỉnh sửa, thay vì thất vọng về những con số chưa thật trọn vẹn.

“Giá như chúng tôi có những bức ảnh đẹp quảng bá giáng sinh ấm trên bờ biển Việt trước khi sang đây, tôi nghĩ sẽ có nhiều hơn nữa bạn bè và người thân của chúng tôi từ châu Âu bay tới Việt Nam trong kỳ nghỉ năm mới”. Patrick và Evelyne, đôi vợ chồng du khách Pháp đã nói như vậy khi có những cảm nhận đầu tiên về đất nước xinh đẹp hình chữ S trải dài với nhiều kiểu hình khí hậu.

Patrick nói: "Ở Pháp, chúng tôi không tìm thấy những quảng bá đẹp mắt hay sôi động về du lịch Việt Nam, trong khi poster quảng bá du lịch Thái thì nhiều nhan nhản. Ẩm thực Việt Nam thật sự đặc sắc, giá mà các bạn có những bức ảnh đẹp giới thiệu các món ăn Việt nóng hổi như phở, nem cuốn, bún bò…thì  sẽ hấp dẫn hơn nhiều. Chúng tôi gọi đó là những bức ảnh “thôi thúc du khách phải lên đường ngay”.

Còn Evelyne thì cho rằng: "Cá nhân tôi mong muốn, với một đất nước nhiều điểm đến thiên nhiên đặc sắc như Việt Nam, chính sách miễn visa- thị thực nên tối thiểu là 1 tháng để du khách kịp trải nghiệm. Thời hạn miễn thị thực nửa tháng như hiện nay khiến cho du khách chỉ có thể “lướt” qua các điểm đến, trong khi vé máy bay đắt và hành trình xa xôi. Khách du lịch châu Âu, nhất là những người lớn tuổi và nhiều tiền có xu hướng thích những tour trải nghiệm từ 2-3 tháng. Nếu chính sách thị thực được nới lỏng, tôi nghĩ Việt Nam sẽ trở thành một điểm đến cực kỳ thu hút với du khách Âu, Mỹ…"

Nới lỏng chính sách visa (thị thực) cũng chính là điều mà các đơn vị du lịch lữ hành mong mỏi nhiều năm nay, nhất là sau khi Việt Nam mở cửa lại du lịch sau dịch Covid-19. Trong bối cảnh các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore …đều nỗ lực cạnh tranh thu hút du khách , dù tình hình diễn biến dịch còn tương đối phức tạp, Việt Nam đã tiến tới bỏ test Covid-19, bỏ khai báo y tế…, nhưng chính sách thị thực lại chậm thay đổi, thậm chí bị coi là “điểm nghẽn” trong thu hút khách quốc tế.

Ông Phạm Hà, chủ tịch hãng lữ hành Lux Group nêu quan điểm: "Chính sách Visa phải trở nên thuận lợi và thân thiện hơn, chứ hiện tại vẫn luôn là vấn đề “biết rồi, nói mãi”. Theo tôi có thể tăng thời hạn miễn visa nhập cảnh cho khách trong vòng 30 ngày, ra vào nhiều lần. Đặc biệt có thể cấp visa 3-6 tháng cho những khách lớn tuổi có khả năng chi trả cao. Các bộ ngành phải thực sự vào cuộc trong vấn đề này, thật sự chú tâm. Quan trọng hơn là Việt nam cần có chiến lược phục hồi du lịch toàn diện, từ chính sách visa tới thái độ của nhân viên hải quan tại cửa khẩu…".

Thực ra, chiến lược phục hồi du lịch toàn diện là công việc mà nhiều quốc gia trong khu vực đã chuẩn bị và triển khai một cách bài bản từ đầu năm 2022, ngay sau khi quyết định mở cửa thị trường du lịch sau Covid-19. Thái Lan chỉ trong chưa đầy 1 năm mở cửa trở lại đã thu hút được 10 triệu lượt du khách, thu về 500 tỷ bath, tương đương với 350.000 tỷ đồng Việt nam.

Để đạt được thành công đó, các chuyên gia cho rằng, điểm mấu chốt là phải ứng xử với du lịch như một ngành kinh tế thực thụ để có kế hoạch tổng thể cho nó: từ chính sách phục hồi, quảng bá du lịch, đến chính sách đào tạo lại nhân lực, quản lý điểm đến xanh sạch và xác định sản phẩm du lịch trọng điểm. Kế hoạch đó phải được các bộ ngành liên quan và các địa phương thống nhất cùng thực hiện.

Theo ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng Ban thư ký Hội đồng Tư vấn Du lịch, một trong những nguyên nhân khiến cho du lịch Việt Nam “đi trước về sau” dù mở cửa sớm là do chúng ta chưa có nhiều cơ chế đối thoại công tư để điều chỉnh chính sách thuận lợi và kịp thời và đề xuất những chính sách ưu đãi hấp dẫn mời gọi khách tới.

Ông Chính nói: "Sau dịch Covid-19, thị hiếu của du khách quốc tế đã ít nhiều thay đổi, trong đó xu hướng  thiên về các kỳ nghỉ gần gũi thiên nhiên, có trải nghiệm cho nhóm nhỏ, nhóm gia đình. Từ đó các doanh nghiệp, địa phương cũng cần có thay đổi trong quảng bá, xúc tiến và xây dựng những sản phẩm du lịch mới cho phù hợp với thay đổi đó".

Dù “đi trước về sau”, những con số chưa trọn vẹn của 2022 cũng là cơ sở để du lịch Việt nhìn lại và sửa mình, nếu chúng ta có quyết tâm khôi phục ngành du lịch, tạo sự phát triển đột phá trong năm 2023. Du lịch Việt đã được biết đến nhiều hơn trong nhờ khai thác thẳng cảnh thiên nhiên đặc sắc như vịnh Hạ Long, các bãi biển tự nhiên ở Phú Quốc, Nha Trang… nhưng quan trọng hơn là phải khơi thông được thị trường du lịch từ chính nền văn hóa đậm đà bản sắc và kho tàng ẩm thực Việt Nam.  Đó mới là cách tạo nên sức hút mạnh mẽ và vững bền của du lịch Việt./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sóc Trăng đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá và kích cầu du lịch
Sóc Trăng đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá và kích cầu du lịch

VOV.VN - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng hôm nay 29/12 vừa tổ chức Hội nghị xúc tiến quảng bá kích cầu du lịch nội tỉnh và ra mắt “Ứng dụng phần mềm du lịch thông minh”.

Sóc Trăng đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá và kích cầu du lịch

Sóc Trăng đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá và kích cầu du lịch

VOV.VN - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng hôm nay 29/12 vừa tổ chức Hội nghị xúc tiến quảng bá kích cầu du lịch nội tỉnh và ra mắt “Ứng dụng phần mềm du lịch thông minh”.

Vĩnh Phúc quảng bá, xúc tiến du lịch tại thị trường lớn TP.HCM
Vĩnh Phúc quảng bá, xúc tiến du lịch tại thị trường lớn TP.HCM

VOV.VN - Vĩnh Phúc cam kết phối hợp chặt chẽ, đưa khách du lịch từ TP.HCM và các tỉnh phía Nam đến với Vĩnh Phúc và ngược lại để thưởng thức các sản phẩm du lịch, đặc biệt là sự giao thoa văn hóa.

Vĩnh Phúc quảng bá, xúc tiến du lịch tại thị trường lớn TP.HCM

Vĩnh Phúc quảng bá, xúc tiến du lịch tại thị trường lớn TP.HCM

VOV.VN - Vĩnh Phúc cam kết phối hợp chặt chẽ, đưa khách du lịch từ TP.HCM và các tỉnh phía Nam đến với Vĩnh Phúc và ngược lại để thưởng thức các sản phẩm du lịch, đặc biệt là sự giao thoa văn hóa.

Vượt đại dịch Covid-19, Du lịch Việt Nam phục hồi mạnh mẽ
Vượt đại dịch Covid-19, Du lịch Việt Nam phục hồi mạnh mẽ

VOV.VN - Khó ai hình dung, một năm trước đây, phố cổ Hội An đìu hiu, vắng vẻ. Thành phố có đến 2/3 dân số làm việc trong lĩnh vực du lịch đã trải qua hơn 2 năm lao đao, cuộc sống người dân bị đảo lộn bởi đại dịch Covid-19. Giờ đây, Hội An đã khôi phục lại hình ảnh của một thành phố du lịch, như chưa từng có “cơn bão đại dịch” nào quét qua nơi đây.

Vượt đại dịch Covid-19, Du lịch Việt Nam phục hồi mạnh mẽ

Vượt đại dịch Covid-19, Du lịch Việt Nam phục hồi mạnh mẽ

VOV.VN - Khó ai hình dung, một năm trước đây, phố cổ Hội An đìu hiu, vắng vẻ. Thành phố có đến 2/3 dân số làm việc trong lĩnh vực du lịch đã trải qua hơn 2 năm lao đao, cuộc sống người dân bị đảo lộn bởi đại dịch Covid-19. Giờ đây, Hội An đã khôi phục lại hình ảnh của một thành phố du lịch, như chưa từng có “cơn bão đại dịch” nào quét qua nơi đây.