Du Xuân chùa cổ Thành Đông

VOV.VN - Những ngôi chùa hàng trăm năm tuổi đã bao đời gắn bó với đời sống tinh thần của người Việt. Xuân về, người Việt sinh cơ lập nghiệp ở bất cứ nơi đâu cũng  muốn trở về với gia đình, làng quê, về với chùa làng để có những giây phút bình an, thêm năng lượng tích cực cho năm mới.

 

 

... 108 tiếng chuông trên cổng Tam quan, chùa Động Ngọ vang lên cũng là thời khắc linh thiêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Các Đại đức tiến hành nghi lễ tâm linh truyền thống cầu quốc thái dân an, dịch bệnh tiêu trừ, cầu một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi...

Chùa Động Ngọ tọa lạc tại thôn Cập Nhất, xã Tiền Tiến, thành phố Hải Dương (trước thuộc huyện Thanh Hà). Theo các tài liệu, văn bia ghi lại, chùa do Khuông Việt thiền sư xây dựng năm 971 theo chiếu lệnh của vua Đinh Tiên Hoàng. Cho đến ngày nay, chùa vẫn duy trì ở vị trí cũ và còn nhiều dấu ấn kiến trúc nghệ thuật cuối thế kỷ XVII, và được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

Nét đặc sắc nhất của chùa Động Ngọ là tòa Cửu phẩm Liên Hoa được dựng từ thời Lê do nhà sư Trân Nguyên người bản xứ thực hiện trong 4 năm- từ năm 1688 đến năm 1692. Cửu phẩm Liên hoa được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2016. Công trình này không chỉ là cối kinh Phật cứu nhân độ thế mà còn là tác phẩm nghệ thuật kiến trúc dân gian đạt đến trình độ hoàn hảo.

Đại đức Thích Bảo Sơn, chùa Động Ngọ cho biết: "Đặc biệt nhất của Động Ngọ là còn lưu giữ Tòa cửu phẩm liên hoa là sản phẩm tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam, được công nhận là bảo vật Quốc gia. Tòa cửu phẩm liên hoa cao hơn 5m, có 6 mặt đều nhau. Mỗi mặt có 3 pho tượng với tổng cộng 163 pho tượng. Tại chùa còn có 1 cây đại được trồng từ thế kỷ XIII và cây thị 300 năm tuổi".

Nhà nghiên cứu lịch sử Tăng Bá Hoành đã có 30 năm dày công nghiên cứu lịch sử, văn hóa xứ Đông cho biết những phiến đá cổ, tượng cổ và kiến trúc cổ tại chùa như "bảo tàng" độc đáo kể những câu chuyện xưa cũ về hành trình kiến tạo chùa Động Ngọ gắn tên tuổi của những vị cao tăng đã cùng dân làng lập ấp, trồng lúa, ngô, khoai: "Cùng với những cổ vật, chùa Động Ngọ còn có nhiều đồ gốm trong đó có bát hương làm vào năm 619. Vừa là bảo vật của chùa vừa xác định nghề làm gốm của Làng Cậy; 48 pho tượng phật và nhiều cổ vật có giá trị. Chùa Động Ngọ là ngôi chùa có niên đại tuyệt đối vào loại sớm, bảo lưu nhiều cổ vật và được xếp hạng di tích Quốc gia từ rất sớm. Ngay từ mùng 1 tháng giêng, người làng đã tổ chức đi đánh chuông chùa để lấy may".

Khung cảnh chùa Động Ngộ thanh bình, đậm chất văn hóa làng quê đồng bằng Bắc Bộ... Ngay từ cổng Tam quan bước vào là 2 giếng ngọc theo địa lý phong thủy cùng hệ thống cối đá xay lúa được trụ trì chùa sưu tầm, lắp ghép đan xen với nhiều công trình kiến trúc trong chùa.

Các đại đức chùa Động Ngọ đã khéo léo trồng thêm vườn hoa, tiểu cảnh, tạo ra những nét đẹp thiên nhiên nhân tạo gắn với không gian kiến trúc Phật giáo, mang lại cảm giác thanh tịnh, bình yên: 

"Ngay sau giao thừa, gia đình tôi thường hay đến chùa Động Ngọ để thắp hương, cầu bình an. Nơi đây di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia cũng là cách để gia đình tôi nói với nhau về truyền thống văn hóa của làng của quê hương mình".

"Đầu năm mới nào gia đình tôi cũng đi chùa cầu may. Đây là lần đầu tiên tôi đến chùa Động Ngọ thấy khung cảnh rất thanh bình, cây cối trổ bông rất sai quả, có lộc. Mong là năm mới mọi việc đều bình an, dịch bệnh được đẩy lùi. Cuộc sống trở lại bình thường".

Những thư tịch cổ, bia đá, bảo vật Quốc gia Cửu phẩm liên hoa và cây đại sống hơn 7 thế kỷ là tài sản vô giá giúp thế hệ hậu sinh hình dung lịch sử, diện mạo của ngôi chùa cổ nhất Thành Đông. Đến vãn cảnh chùa đầu Xuân, khách hành hương được trải nghiệm không gian khoáng đạt, tiếp nhận nguồn năng lượng tinh khôi của đất trời giao hòa dưới nếp chùa rêu phong, cổ kính, thêm niềm tin và ước vọng tốt đẹp về một năm mới đang đến./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chùa Hang - hòn Phụ Tử tại Kiên Giang mở đón khách dịp Tết Nguyên Đán
Chùa Hang - hòn Phụ Tử tại Kiên Giang mở đón khách dịp Tết Nguyên Đán

VOV.VN - Sau gần 2 năm tạm dừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch Covid-19, khu du lịch Chùa Hang – hòn Phụ Tử đã được nâng cấp, sửa chữa và sẽ mở cửa đón khách dịp Tết Nguyên Đán sắp tới.

Chùa Hang - hòn Phụ Tử tại Kiên Giang mở đón khách dịp Tết Nguyên Đán

Chùa Hang - hòn Phụ Tử tại Kiên Giang mở đón khách dịp Tết Nguyên Đán

VOV.VN - Sau gần 2 năm tạm dừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch Covid-19, khu du lịch Chùa Hang – hòn Phụ Tử đã được nâng cấp, sửa chữa và sẽ mở cửa đón khách dịp Tết Nguyên Đán sắp tới.

Cây cầu đá cổ đẹp nhất Bắc Bộ tô điểm thêm nét đẹp chùa Nôm
Cây cầu đá cổ đẹp nhất Bắc Bộ tô điểm thêm nét đẹp chùa Nôm

VOV.VN - Cầu đá làng Nôm có tuổi đời hàng trăm năm, nằm gần chùa Nôm cổ kính, được đánh giá là một công trình kiến trúc độc đáo còn nguyên vẹn, đẹp nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Cây cầu đá cổ đẹp nhất Bắc Bộ tô điểm thêm nét đẹp chùa Nôm

Cây cầu đá cổ đẹp nhất Bắc Bộ tô điểm thêm nét đẹp chùa Nôm

VOV.VN - Cầu đá làng Nôm có tuổi đời hàng trăm năm, nằm gần chùa Nôm cổ kính, được đánh giá là một công trình kiến trúc độc đáo còn nguyên vẹn, đẹp nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Nét đẹp chợ phiên vùng cao Tủa Chùa, Điện Biên
Nét đẹp chợ phiên vùng cao Tủa Chùa, Điện Biên

VOV.VN - Từ lâu chợ phiên vùng cao đã trở thành nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc nơi vùng cao huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên. Chợ phiên không chỉ là nơi trao đổi, mua bán mà còn là dịp gặp gỡ, giao lưu của đồng bào vùng cao sau một tuần lao động mệt nhọc.

Nét đẹp chợ phiên vùng cao Tủa Chùa, Điện Biên

Nét đẹp chợ phiên vùng cao Tủa Chùa, Điện Biên

VOV.VN - Từ lâu chợ phiên vùng cao đã trở thành nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc nơi vùng cao huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên. Chợ phiên không chỉ là nơi trao đổi, mua bán mà còn là dịp gặp gỡ, giao lưu của đồng bào vùng cao sau một tuần lao động mệt nhọc.