Giữ nghề dệt thổ cẩm độc đáo để phát triển du lịch

VOV.VN - Làng nghề dệt thổ cẩm Luống Nọi, xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, một trong những điểm di sản văn hóa nằm trên tuyến phía Bắc Cao Bằng. Đây là điểm dừng chân để du khách hiểu thêm về văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng và phong tục tập quán của người dân nơi đây.

Thổ cẩm là sản phẩm dệt thủ công không thể thiếu trong đời sống của người Tày ở Cao Bằng. Thổ cẩm của người Tày rất nổi tiếng với những hoa văn đẹp sặc sỡ, mang đậm bản sắc được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Nghề dệt thổ cẩm của người Tày Cao Bằng phát triển và được đánh giá có nhiều thổ cẩm đẹp nhất là ở các xã: Đào Ngạn, Phù Ngọc (nay là xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng); Dân Chủ, Đức Long, thị trấn Nước Hai (Hòa An).

Bà Nông Thị Thiếm ở thị trấn Nước Hai, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng là người đã bán những mặt hàng thổ cẩm ở chợ phiên từ những năm 90 của thế kỷ trước cho biết: "Tôi đã bán những sản phẩm dệt thổ cẩm này được khá lâu rồi, từ những năm 1997, 1998. Mặt hàng này chỉ có ở làng Luống Nọi hay Đào Ngạn (cũ), còn những nơi khác ít làm rồi. Ngày trước tôi bán được nhiều lắm".

Theo nghệ nhân Nông Thị Thược, xóm Luống Nọi, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, nguyên liệu chính để dệt nên những tấm thổ cẩm là sợi bông nhuộm chàm và tơ tằm nhuộm màu. Trên tấm thổ cẩm của người Tày thường có 6 màu chủ đạo: xanh, đỏ, vàng, tím, trắng, đen. Từ các màu chủ đạo đó, người dệt pha chế thành các gam màu đậm, nhạt phù hợp theo ý tưởng cho từng sản phẩm. Cách bố cục họa tiết rất đa dạng tạo ra những tấm thổ cẩm có hình dạng vô cùng đặc sắc. Các họa tiết được người Tày đưa vào thổ cẩm là hình ảnh của các loài hoa, chim muông hòa quyện cùng mây trời, non nước. Đây là nét riêng tạo nên thổ cẩm của người Tày Cao Bằng không thể lẫn được với thổ cẩm của người Tày ở những địa phương khác.

"Ngày xưa các cụ làm ra sản phẩm chỉ bán tại các phiên chợ ở địa phương và trong tỉnh, nhưng hiện nay sảm phẩm dệt thổ cẩm của làng Luống Nọi chúng tôi đã có những đơn đặt hàng từ Hà Nội, TP.HCM và cả khách quốc tế họ cũng liên hệ đặt hàng. Sản phẩm dệt thổ cẩm của chúng tôi cũng đã được đem đi trưng bày tại nhiều hội chợ triển lãm, trưng bày sản phẩm làng nghề thủ công ở trong nước", bà Nông Thị Thược cho biết.

Hiện nay, xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng là địa phương duy nhất ở Cao Bằng còn lưu giữ và phát triển được nghề dệt thổ cẩm của người Tày. Trong đó có gia đình bà Nông Thị Thược theo nghề tới nay đã được bốn thế hệ và bà cũng là người dệt thổ cẩm dân tộc Tày đầu tiên ở Cao Bằng được phong tặng nghệ nhân làng nghề truyền thống.

Gia đình bà Thược được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng “Bảng vàng gia tộc nghề truyền thống Việt Nam”. Xóm Luống Nọi, cụ thể là gia đình bà Nông Thị Thược được công nhận là thành viên đối tác của Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, nơi đang có tiềm năng lớn về du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề, trong tour du lịch “Thành phố Cao Bằng - Cao Bình kinh đô xưa - Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó”, cùng những tour du lịch về nguồn.

Bà Nông Thị Thược chia sẻ: "Sản phẩm làm ra tự bán nhỏ lẻ ngoài thị trường thì giá cả không ổn định, bán theo cơ sở dệt của nhà tôi thì giá cả ổn định hơn. Trở thành thành viên đối tác của Công viên địa chất non nước Cao Bằng có lợi là tạo điều kiện quảng bá sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống của bà con ở đây, hướng tới mục tiêu phát triển làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế của địa phương".

Nhiều năm qua, chính quyền địa phương vẫn luôn tuyên truyền bà con tập trung phát triển kinh tế, đồng thời giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của địa phương. Tích cực tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm dệt tới du khách trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua các cuộc trưng bày, triển lãm; tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa truyền thống quý báu của nghề dệt thủ công truyền thống cho thế hệ trẻ.

Bà Đàm Thị Huệ - Chủ tịch UBND xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng nhận định: "Làng nghề dệt thổ cẩm Luống Nọi được UNESCO công nhận là điểm Công viên địa chất non nước Cao Bằng. Những năm gần đây, địa phương luôn quan tâm, tạo điều kiện tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân trong xóm duy trì và phát triển các sản phẩm dệt thổ cẩm phục vụ khách du lịch; phát huy và lưu truyền làng nghề thổ cẩm cho những thế hệ sau để giữ gìn bản sắc dân tộc của địa phương".

Việc giữ gìn, phát huy nghề dệt thổ cẩm thủ công truyền thống ở xóm Luống Nọi đã được chính quyền các cấp quan tâm. Với bề dày lịch sử tồn tại, phát triển và tích luỹ kinh nghiệm, đội ngũ thợ lành nghề và giàu tâm huyết, nghề dệt thổ cẩm ở Luống Nọi có tiềm lực để mở rộng, phát triển trên thị trường sản phẩm dệt thổ cẩm trong và ngoài tỉnh.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cơ hội phát triển du lịch khi Lễ hội Mừng cơm mới được công nhận Di sản
Cơ hội phát triển du lịch khi Lễ hội Mừng cơm mới được công nhận Di sản

VOV.VN - Lễ hội Mừng cơm mới của dân tộc Bru- Vân Kiều ở xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Cơ hội phát triển du lịch khi Lễ hội Mừng cơm mới được công nhận Di sản

Cơ hội phát triển du lịch khi Lễ hội Mừng cơm mới được công nhận Di sản

VOV.VN - Lễ hội Mừng cơm mới của dân tộc Bru- Vân Kiều ở xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Độc đáo món bánh “coóc mò” trong lễ thôi nôi của người Tày, Nùng
Độc đáo món bánh “coóc mò” trong lễ thôi nôi của người Tày, Nùng

VOV.VN - Bánh coóc mò là món ăn truyền thống độc đáo của người Tày, Nùng. Theo tiếng Tày "coóc mò" có nghĩa là sừng bò, là loại bánh không thể thiếu trong lễ thôi nôi của mỗi em bé.

Độc đáo món bánh “coóc mò” trong lễ thôi nôi của người Tày, Nùng

Độc đáo món bánh “coóc mò” trong lễ thôi nôi của người Tày, Nùng

VOV.VN - Bánh coóc mò là món ăn truyền thống độc đáo của người Tày, Nùng. Theo tiếng Tày "coóc mò" có nghĩa là sừng bò, là loại bánh không thể thiếu trong lễ thôi nôi của mỗi em bé.

Lần đầu trải nghiệm đua thuyền, bay dù lượn trên đất Phù Yên
Lần đầu trải nghiệm đua thuyền, bay dù lượn trên đất Phù Yên

VOV.VN - Sáng nay 25/11, đông đảo người dân và du khách đã tụ hội về Hồ Suối Chiếu, xã Mường Thải, huyện Phù Yên, Sơn La cùng tham dự Giải đua thuyền và biểu diễn lướt ván nghệ thuật, dù lượn... Đây là các hoạt động mở màn trong khuôn khổ Ngày hội Du lịch văn hoá huyện Phù Yên lần thứ nhất năm 2023.

Lần đầu trải nghiệm đua thuyền, bay dù lượn trên đất Phù Yên

Lần đầu trải nghiệm đua thuyền, bay dù lượn trên đất Phù Yên

VOV.VN - Sáng nay 25/11, đông đảo người dân và du khách đã tụ hội về Hồ Suối Chiếu, xã Mường Thải, huyện Phù Yên, Sơn La cùng tham dự Giải đua thuyền và biểu diễn lướt ván nghệ thuật, dù lượn... Đây là các hoạt động mở màn trong khuôn khổ Ngày hội Du lịch văn hoá huyện Phù Yên lần thứ nhất năm 2023.

Dừng chân ven quốc lộ 3 thưởng thức đặc sản người Tày
Dừng chân ven quốc lộ 3 thưởng thức đặc sản người Tày

VOV.VN - Trước đây, cơm lam - món ăn truyền thống của người Tày ở xã Hòa Mục, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn chỉ có vào dịp tết cơm mới, lễ hội hay Tết Nguyên đán. Nhưng nay món cơm lam được người dân trong xã làm hàng ngày để bán cho du khách.

Dừng chân ven quốc lộ 3 thưởng thức đặc sản người Tày

Dừng chân ven quốc lộ 3 thưởng thức đặc sản người Tày

VOV.VN - Trước đây, cơm lam - món ăn truyền thống của người Tày ở xã Hòa Mục, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn chỉ có vào dịp tết cơm mới, lễ hội hay Tết Nguyên đán. Nhưng nay món cơm lam được người dân trong xã làm hàng ngày để bán cho du khách.