Hải Phòng đưa các di tích "3 không" vào phát triển du lịch

VOV.VN - Hải Phòng hiện sở hữu kho tàng di sản văn hóa phong phú với hơn 1.000 di tích và 400 lễ hội. Những năm gần đây, nhiều di sản văn hóa đã được thành phố bảo tồn và phát huy giá trị, trở thành những điểm du lịch hấp dẫn; trong đó mô hình di tích “3 không” đã để lại ấn tượng tốt trong lòng du khách.

Di tích quốc gia đặc biệt, đền thờ Danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở xã Lý Học (huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng) là một điểm đến hấp dẫn trong chương trình tham quan “Du khảo đồng quê” của thành phố Hải Phòng. Ngoài đền chính thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm được xây dựng cách đây hàng trăm năm, khu di tích còn nhiều công trình khắc hoạ đậm nét cuộc đời, sự nghiệp của danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm như Am Bạch Vân, Quán Trung Tân, Tháp Bút Kình Thiên... 

Theo ông Nguyễn Văn Tá, Trưởng Ban quản lý di tích đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, với những giá trị văn hóa độc đáo, di tích đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thu hút đông đảo du khách và là điểm nhấn quan trọng trong phát triển du lịch của địa phương. Năm 2023, huyện Vĩnh Bảo đón 1,6 triệu lượt khách; trong đó, riêng đền Trạng Trình đón 1,4 triệu lượt khách. Đặc biệt, đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những di tích thực hiện mô hình “3 không” tại Hải Phòng (không thu phí dịch vụ, phí gửi xe; không rác thải và không hàng quán, kinh doanh trong khu di tích).

Ông Nguyễn Văn Tá cho biết: "Dịp đầu Xuân hàng năm, du khách về khu di tích rất đông. Ban Quản lý khu di tích đã chuẩn bị rất chu đáo để tiếp đón du khách. Có thể nói, đây là một chương trình rất đặc biệt của Hải Phòng, tạo ra điểm nhấn quan trọng trong du lịch của TP. Hải Phòng. Đây cũng là điểm tâm linh đặc thù, xác định để cho du khách tìm về đạo học và sự học".

Cùng với di tích đền thờ Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm, hiện thành phố Hải Phòng đang triển khai mô hình “ba không” tại một số di tích khác, như: Khu tưởng niệm lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh, Khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang... Các di tích này không chỉ là những địa điểm văn hóa tâm linh để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân về công tác quản lý, tổ chức mà đều trở thành điểm du lịch hấp dẫn của thành phố.

Bên cạnh việc phát huy những cách làm, những kinh nghiệm hay trong quản lý các điểm di tích, Hải Phòng cũng có những định hướng cụ thể trong bảo tồn và phát huy giá trị của từng di tích. Theo bà Bùi Thị Nguyệt Nga - Giám đốc Bảo tàng Hải Phòng, hiện nay, ngoài tòa nhà Bảo tàng Hải Phòng - một công trình kiến trúc Pháp thu hút khá đông du khách, Bảo tàng Hải Phòng còn quản lý 4 di tích trên địa bàn thành phố, gồm: đền Nghè (thờ nữ tướng Lê Chân), đình Hàng Kênh (thờ Đức Vương Ngô Quyền), bãi cọc Cao Quỳ (nơi diễn ra trận đánh Bạch Đằng năm 1288) và di tích địa chỉ 1/42 Mê Linh, nơi đồng chí Nguyễn Đức Cảnh làm việc trong giai đoạn hoạt động Cách mạng tại Hải Phòng.

Tại mỗi di tích, Bảo tàng Hải Phòng có kế hoạch bảo tồn và phát triển khác nhau. Trong đó, di tích đền Nghè, điểm tâm linh quan trọng trong tâm thức của người Hải Phòng được bảo tồn một cách trang nghiêm. Di tích bãi cọc Cao Quỳ được tăng cường công tác quảng bá rộng rãi tới du khách và là một trong những điểm giáo dục truyền thống, văn hóa, lịch sử gắn với phát triển du lịch.

"Trong giai đoạn tới, chúng tôi sẽ xin chủ trương của thành phố, áp dụng địa điểm di tích đình Hàng Kênh trở thành điểm du lịch hấp dẫn, bằng cách đưa những công nghệ số, tham vấn của Văn Miếu Quốc Tử Giám hoặc các đơn vị khác, có những tour đêm hoặc trình chiếu để làm sao biến di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đình Hàng Kênh trở thành điểm du lịch hấp dẫn cho du khách", bà Bùi Thị Nguyệt Nga cho biết.

Hải Phòng có kho tàng di sản văn hóa phong phú với gần 1.000 di tích và 400 lễ hội. Tuy nhiên, công tác quảng bá chưa được quan tâm, đầu tư xứng tầm; các điểm di tích chưa có sự kết nối để tạo thành các tour du lịch hấp dẫn. Thời gian qua, Sở Du lịch Hải Phòng đã phối hợp một số công ty du lịch, lữ hành triển khai tour du lịch “Free walking tour”; song các điểm đến còn hạn chế trong khu vực trung tâm thành phố và hoạt động của tour du lịch này chưa được thường xuyên.

Bà Trần Thị Hoàng Mai, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng cho biết thời gian tới, Hải Phòng sẽ tăng cường công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, đẩy mạnh quảng bá đến đông đảo người dân, du khách trong và ngoài nước. "Phát huy những thế mạnh văn hóa chính là việc bảo tồn, gìn giữ, biến các di sản văn hóa của Hải Phòng trở thành tài sản, từ đó huy động mọi nguồn lực tham gia, vừa là bảo tồn, qua đó cũng để phát triển du lịch, phát triển kinh tế. Các lễ hội truyền thống gần đây đã thu hút đông đảo du khách; thông qua lễ hội chính là một lần nữa quảng bá hình ảnh của địa phương với những phong tục tập quán độc đáo để thu hút du lịch".

Hải Phòng không chỉ có du lịch biển, có tour ẩm thực (food tour) nổi tiếng mà Hải Phòng còn có bề dày truyền thống văn hóa, với những đặc trưng riêng có. Giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển cho ngành du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng nói chung.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lạng Sơn đẩy mạnh các sản phẩm du lịch biên giới
Lạng Sơn đẩy mạnh các sản phẩm du lịch biên giới

VOV.VN - Thời gian qua Lạng Sơn đã chủ động đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, khai thác tiềm năng sẵn có để phát triển du lịch biên giới với Trung Quốc. Địa phương đã ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, khai thác các sản phẩm du lịch, các tuyến, điểm du lịch trọng điểm khu vực biên giới... góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội.

Lạng Sơn đẩy mạnh các sản phẩm du lịch biên giới

Lạng Sơn đẩy mạnh các sản phẩm du lịch biên giới

VOV.VN - Thời gian qua Lạng Sơn đã chủ động đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, khai thác tiềm năng sẵn có để phát triển du lịch biên giới với Trung Quốc. Địa phương đã ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, khai thác các sản phẩm du lịch, các tuyến, điểm du lịch trọng điểm khu vực biên giới... góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội.

Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh: “Đưa các bãi tắm vịnh Hạ Long thành sản phẩm du lịch”
Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh: “Đưa các bãi tắm vịnh Hạ Long thành sản phẩm du lịch”

VOV.VN - Đưa các bãi tắm độc lập trên vịnh Hạ Long vào khai thác trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng, xây dựng kế hoạch phát triển đội tàu du lịch, khẩn trương sửa chữa các điểm đến văn hoá trên vịnh… là những chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh – ông Cao Tường Huy sau buổi kiểm tra các địa điểm đề xuất đầu tư, phát triển các sản phẩm du lịch trên vịnh Hạ Long chiều 2/3.

Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh: “Đưa các bãi tắm vịnh Hạ Long thành sản phẩm du lịch”

Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh: “Đưa các bãi tắm vịnh Hạ Long thành sản phẩm du lịch”

VOV.VN - Đưa các bãi tắm độc lập trên vịnh Hạ Long vào khai thác trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng, xây dựng kế hoạch phát triển đội tàu du lịch, khẩn trương sửa chữa các điểm đến văn hoá trên vịnh… là những chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh – ông Cao Tường Huy sau buổi kiểm tra các địa điểm đề xuất đầu tư, phát triển các sản phẩm du lịch trên vịnh Hạ Long chiều 2/3.

Về xứ Đông khám phá “Con đường khoa cử Việt”
Về xứ Đông khám phá “Con đường khoa cử Việt”

VOV.VN - Hải Dương nổi tiếng với truyền thống hiếu học và khoa bảng, đứng đầu cả nước về số người đỗ đạt cao. Sự học và truyền thống thi cử của vùng quê văn hiến này không chỉ được lưu truyền trong sử sách, mà còn được ghi dấu ở những di tích lịch sử tồn tại hàng trăm năm, trong đó, nhiều di tích kết nối thành chuỗi, gắn với tên tuổi các danh nhân văn hóa và truyền thống khoa cử.

Về xứ Đông khám phá “Con đường khoa cử Việt”

Về xứ Đông khám phá “Con đường khoa cử Việt”

VOV.VN - Hải Dương nổi tiếng với truyền thống hiếu học và khoa bảng, đứng đầu cả nước về số người đỗ đạt cao. Sự học và truyền thống thi cử của vùng quê văn hiến này không chỉ được lưu truyền trong sử sách, mà còn được ghi dấu ở những di tích lịch sử tồn tại hàng trăm năm, trong đó, nhiều di tích kết nối thành chuỗi, gắn với tên tuổi các danh nhân văn hóa và truyền thống khoa cử.

Thổ cẩm Lâm Bình níu chân du khách
Thổ cẩm Lâm Bình níu chân du khách

VOV.VN - Trong phiên chợ ngày xuân, dễ dàng bắt gặp những trang phục truyền thống của người Mông, người Pà Thẻn hay người Dao Đỏ... Không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, thổ cẩm đã trở thành sản phẩm độc đáo được nhiều du khách lựa chọn khi đến với Tuyên Quang.

Thổ cẩm Lâm Bình níu chân du khách

Thổ cẩm Lâm Bình níu chân du khách

VOV.VN - Trong phiên chợ ngày xuân, dễ dàng bắt gặp những trang phục truyền thống của người Mông, người Pà Thẻn hay người Dao Đỏ... Không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, thổ cẩm đã trở thành sản phẩm độc đáo được nhiều du khách lựa chọn khi đến với Tuyên Quang.