Làng nghề bánh tráng tất bật hàng hoá phục vụ Tết

VOV.VN - Tháng Chạp về, làng nghề bánh tráng ở Bình Thuận như thay áo mới, không khí làm việc rộn rã, những cái bánh to, tròn xếp đều tăm tắp trên vỉ tre, các con đường rợp giàn phơi.

Càng cận Tết, thị trường bánh tráng sôi động hẳn lên khi lượng bánh đặt hàng tăng, khiến các hộ làm bánh tráng truyền thống ở thị trấn Chợ Lầu (Bắc Bình) và thị trấn Phú Long (Hàm Thuận Bắc) thêm phấn khởi.

Làng bánh tráng rộn ràng ngày giáp Tết

Gần 1 tháng qua, lò bánh tráng của gia đình bà Nguyễn Thị Liễu ở khu phố Xuân An 1, thị trấn Chợ Lầu, huyện Bắc Bình ngày nào cũng đỏ lửa từ 4h sáng đến 3 chiều. Lò bếp trấu lửa đỏ hừng hực, hơi nóng trong lò bốc lên nhưng đôi tay của người phụ nữ tráng bánh vẫn thoăn thoắt cho bột lên khuôn. Chỉ trong chốc lát, chiếc bánh đã ra lò trong làn khói thơm ngát mùi bột gạo. Bánh sau khi tráng xong được xếp đều trên vỉ và đem phơi nắng.

Bà Liễu cho biết, gia đình bà đã qua 3 đời làm bánh tráng, nghề này không giàu có nhưng cũng đủ nuôi sống gia đình, ngày thường chủ yếu lấy công làm lời, còn dịp Tết cũng có thêm thu nhập kha khá: “Tráng bánh từ thời bà ngoại, rồi đến đời mình, bây giờ đến đời con cái mình. Sáng tráng bánh dày, trưa tráng bánh mỏng. Trưa tráng mỏng cho người ta ăn ngon, còn bánh dày thì mình nướng. Ngày Tết thì tráng 40kg gạo, ngày thường tráng 20kg gạo. Bánh dày thì bán 30.000 đồng/chục, bánh mỏng 25.000 đồng/chục. Ngày nào cũng tráng, ngày có công chuyện thì mình nghỉ”.

Gia đình bà Vân là một trong 43 hộ sản xuất bánh tráng truyền thống với 86 lao động tập trung ở thôn Xuân An, Xuân Hợp và Hiệp Phước, thị trấn Chợ Lầu, huyện Bắc Bình. Trong đó, số hộ duy trì làm nghề thường xuyên là 42 hộ với 84 lao động; 2 hộ làm nghề theo mùa vụ, các hộ này làm nghề chủ yếu theo dịp Tết Nguyên đán đáp ứng nhu cầu thị trường Tết, đồng thời cũng theo yêu cầu của khách hàng.

Các cơ sở sản xuất bánh tráng ở thị trấn Chợ Lầu chủ yếu là quy mô hộ gia đình, hoạt động nhỏ lẻ; nhiên liệu sử dụng chủ yếu là vỏ trấu để cấp nhiệt, tuy nhiên do vỏ trấu hiện có giá thành cao, nguồn cung hạn chế nên một số hộ đã chuyển sang sử dụng lò điện để sản xuất hoặc kết hợp giữa lò điện và lò đốt vỏ trấu.

Đầu tư lò máy để tăng công suất

Anh Trần Ngọc Tuấn, chủ cơ sở sản xuất bánh tráng máy ở khu phố Phú Hoà, thị trấn Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc cho biết, trước đây làm bánh bằng tay, nay làm bánh bằng máy nên số lượng bánh làm ra cũng nhiều hơn, đáp ứng thị trường ngày Tết:

“Trước đây là làm bằng tay, sau đó chuyển sang làm bằng máy cũng được gần 5 năm nay. Làm bằng tay một ngày không được bao nhiêu cả, còn làm bằng máy này thì công suất đạt hơn, sản phẩm làm ra tăng hơn 50%. Ngày thường chạy khoảng tấn bột trở lại, còn dịp Tết tăng thêm vài bao. Cũng mong làm ăn thuận lợi, sang năm mới nhiều đơn hàng hơn, cho anh em công nhân có công ăn việc làm”.

Cũng như cơ sở sản xuất bánh tráng của gia đình anh Tuấn ở thôn Phú Hoà, những ngày này cơ sở bánh tráng máy Ba Riêm ở khu phố Phú Thịnh, thị trấn Phú Long máy chạy cả ngày đêm.

Chị Lê Thị Mỹ Vân – chủ cơ sở cho biết, ngày thường chị chỉ thuê khoảng 16 người làm, gần Tết phải thuê thêm 4 nhân công sản xuất 30.000 cái mỗi ngày mới kịp bỏ mối cho bạn hàng trong dịp Tết năm nay: “Làm ngày thường 7,5 tạ gạo, tức 15 bao, ngày Tết tăng lên hơn 1 tấn, tức là 20 bao. Ở đây làm nhiều loại bánh như: bánh cho nem chả, bánh cho nem lụi, rồi bánh mè, bánh mè nhúng. Rồi còn mang đi bỏ ở chợ Phan Thiết, Phan Rí, Hàm Tân…”

Hiện nay, làng nghề bánh tráng Phú Long có 43 hộ đang hoạt động, giải quyết việc làm thường xuyên cho 164 lao động, trong đó có 5 hộ sản xuất bánh tráng bằng máy.

Bánh tráng Phú Long không dày như bánh tráng Chợ Lầu, mà bánh tráng ở đây được làm mỏng hơn, rắc mè (mè trắng) ít hơn. Điểm đặc biệt của bánh tráng Phú Long chính là độ mỏng, gần như bánh trong suốt và tròn. Bánh tráng đạt độ tinh tế, khéo léo như vậy thì “tay ngang” và “non” kinh nghiệm chắc chắn không làm được, chỉ những người thợ lành nghề mới có thể cho ra lò những cái bánh ngon đang được bán trên thị trường.

Bánh tráng Phú Long hiện nay chủ yếu được kinh doanh tại các tiệm tạp hóa, các chợ trong tỉnh; một số sản phẩm bánh tráng bằng máy được tiêu thụ ở Ninh Thuận, TP.HCM, Đồng Nai.

Theo các hộ dân làm bánh tráng, sức mua bánh tráng Tết năm nay sớm và tăng khá hơn so với năm trước, cả thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh nên bà con rất phấn khởi. Kỳ vọng mùa Tết năm nay mọi người làm ăn thuận lợi hơn, doanh thu khá hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Làng gốm Bát Tràng sẵn sàng phục vụ Tết Quý Mão
Làng gốm Bát Tràng sẵn sàng phục vụ Tết Quý Mão

VOV.VN - Còn gần 4 tuần nữa là đến Tết nguyên đán, các lò gốm tại làng Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) đã cho ra mắt nhiều sản phẩm độc đáo hình mèo - con giáp năm Quý Mão.

Làng gốm Bát Tràng sẵn sàng phục vụ Tết Quý Mão

Làng gốm Bát Tràng sẵn sàng phục vụ Tết Quý Mão

VOV.VN - Còn gần 4 tuần nữa là đến Tết nguyên đán, các lò gốm tại làng Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) đã cho ra mắt nhiều sản phẩm độc đáo hình mèo - con giáp năm Quý Mão.

Du khách Australia mong Hà Nội gìn giữ các làng nghề truyền thống
Du khách Australia mong Hà Nội gìn giữ các làng nghề truyền thống

VOV.VN - Chứng kiến không ít nghề truyền thống tại Hà Nội đứng trước nguy cơ mai một, ký giả Ronan O'Connell (Australia) kỳ vọng sự phát triển của du lịch Thủ đô sẽ giúp các làng nghề hồi sinh. Trên thực tế, Hà Nội đã có kế hoạch đưa làng nghề thành các trung tâm bán hàng lưu niệm cho du khách.

Du khách Australia mong Hà Nội gìn giữ các làng nghề truyền thống

Du khách Australia mong Hà Nội gìn giữ các làng nghề truyền thống

VOV.VN - Chứng kiến không ít nghề truyền thống tại Hà Nội đứng trước nguy cơ mai một, ký giả Ronan O'Connell (Australia) kỳ vọng sự phát triển của du lịch Thủ đô sẽ giúp các làng nghề hồi sinh. Trên thực tế, Hà Nội đã có kế hoạch đưa làng nghề thành các trung tâm bán hàng lưu niệm cho du khách.

Quảng Nam khôi phục du lịch làng nghề truyền thống
Quảng Nam khôi phục du lịch làng nghề truyền thống

VOV.VN - Ngành du lịch và các địa phương miền núi tỉnh Quảng Nam đang nỗ lực khôi phục loại hình du lịch cộng đồng để thu hút du khách tham quan trải nghiệm.

Quảng Nam khôi phục du lịch làng nghề truyền thống

Quảng Nam khôi phục du lịch làng nghề truyền thống

VOV.VN - Ngành du lịch và các địa phương miền núi tỉnh Quảng Nam đang nỗ lực khôi phục loại hình du lịch cộng đồng để thu hút du khách tham quan trải nghiệm.

Phục hồi và phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống
Phục hồi và phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống

VOV.VN - Festival Nghề truyền thống vùng miền lần thứ nhất - Quảng Nam 2022 với chủ đề “Sản phẩm nghề truyền thống hướng tới du lịch xanh” diễn ra từ 19 - 22/5, tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống.

Phục hồi và phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống

Phục hồi và phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống

VOV.VN - Festival Nghề truyền thống vùng miền lần thứ nhất - Quảng Nam 2022 với chủ đề “Sản phẩm nghề truyền thống hướng tới du lịch xanh” diễn ra từ 19 - 22/5, tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống.

Gìn giữ những nét đẹp truyền thống "làng cổ, nghề xưa" ở Cự Đà
Gìn giữ những nét đẹp truyền thống "làng cổ, nghề xưa" ở Cự Đà

Cùng với Đường Lâm, Cự Đà là một trong hai ngôi làng cổ còn lại của thủ đô và là điểm đến thú vị đối với những người muốn tìm hiểu những nét văn hóa đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Gìn giữ những nét đẹp truyền thống "làng cổ, nghề xưa" ở Cự Đà

Gìn giữ những nét đẹp truyền thống "làng cổ, nghề xưa" ở Cự Đà

Cùng với Đường Lâm, Cự Đà là một trong hai ngôi làng cổ còn lại của thủ đô và là điểm đến thú vị đối với những người muốn tìm hiểu những nét văn hóa đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ.