Lượng du khách tăng vọt tại miền Trung, dịch vụ du lịch thiếu người làm

VOV.VN - Tại miền Trung, trong niềm vui đón khách trở lại thì các doanh nghiệp du lịch hết sức lo lắng khi "chạy đôn chạy đáo" tìm lao động. Nếu nhân lực ngành du lịch không được bổ sung nhanh chóng sẽ trở thành điểm nghẽn trong quá trình phát triển.

Hoạt động du lịch đã tấp nập trở lại nhiều địa phương ở miền Trung. Tại Đà Nẵng vào thứ 7 và Chủ nhật hàng tuần, lễ hội hóa trang đường phố thu hút hàng ngàn người dân và du khách hào hứng tham gia. Còn tại Hội An (Quảng Nam), đêm nào du khách cũng được thưởng thức chương trình nghệ thuật hô hát bài chòi bên bờ sông Hoài.

Với những người làm du lịch, đó là hình ảnh mà hơn 2 năm chịu ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 mọi người khát khao chờ đợi. Chị Mỹ Hoa, chủ một khách sạn ở Hội An chia sẻ: “Có người ra, người vào, có khách đến lại được nói chuyện với khách, được làm lại những công việc của mình thì cảm thấy giống như được tái sinh”. Còn chị Hà Cẩm Tiên - hướng dẫn viên du lịch tại Thừa Thiên Huế cho biết: “Hiện tại hầu như điểm nào du khách cũng đông cả. Là hướng dẫn viên được quay trở lại với nghề, với đam mê thì chúng tôi cảm thấy rất là hào hứng”.

Tín hiệu đáng mừng là vậy, nhưng câu chuyện thiếu lao động đang là bài toán khó đối với nhiều doanh nghiệp du lịch ở các tỉnh miền Trung. Hơn 2 năm qua, đại dịch Covid-19 đã khiến 42.000 lao động du lịch thành phố Đà Nẵng mất việc làm. Con số này tại 2 tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam dao động từ 14.000 đến 18.000 lao động bị ảnh hưởng. Năm 2022, các địa phương này dự kiến đón từ 2 đến 3 triệu lượt khách. Để phục vụ tốt cho du khách đang là thách thức lớn đối với ngành du lịch các tỉnh miền Trung trong khi nguồn nhân lực chưa đáp ứng cả về số lượng và chất lượng. 

Hơn 10 năm gắn bó với khách sạn Mường Thanh ở thành phố Huế (Thừa Thiên Huế), chị Trần Thị Thủy chưa bao giờ nghĩ mình sẽ từ bỏ công việc nơi đây. Khi dịch Covid-19 ập đến, khách sạn hoạt động cầm chừng, lương và các khoản thu nhập của chị Thủy đều giảm nên phải tìm nhiều công việc khác nhau để mưu sinh. Khi du lịch mở cửa hoạt động, dù nhiều nơi mời chị quay trở lại làm việc nhưng cuối cùng chị vẫn theo đuổi nghề mới.

“Công việc du lịch cho tôi rất nhiều kiến thức, nhiều kinh nghiệm và cũng cho tôi rất nhiều trải nghiệm trong cuộc sống. Thế nhưng từ khi dịch Covid-19 thì thu nhập đó không đủ trang trải cho cuộc sống, nên tôi mới tìm kiếm công việc khác thôi” - chị Trần Thị Thủy nói. Tình trạng nhân sự ngành du lịch "một đi không trở lại" như chị Thủy diễn ra phổ biến ở nhiều nơi; bởi người lao động khi tìm được việc mới ổn định, họ không muốn quay về với nghề cũ.

Tại Đà Nẵng, khu du lịch Sun World Ba Na Hills là một trong những điểm đến đầy ấn tượng ngay sau khi thành phố mở cửa du lịch. Để tạo đà phục hồi tăng trưởng, khu du lịch đã ra mắt hàng loạt các sản phẩm mới, tổ chức nhiều sự kiện, lễ hội quy mô lớn. Ông Phạm Hoàng Nam - Giám đốc sáng tạo của Tập đoàn Sun Group cho biết tình trạng thiếu hụt nhân sự, nhất là ở mảng biểu diễn nghệ thuật đang gây nhiều lúng túng trong thời điểm này: “Qua một đợt dài chịu đựng như vậy nguồn nhân lực rất khó khăn, ngay kể trong mảng nghệ thuật biểu diễn thì nguồn diễn viên rất khó có thể quy tụ được”.

Tại Quảng Nam, lượng khách đến với khu nghỉ Silk Sense Hội An thời gian gần đây ngày càng tăng. Hiện cơ sở lưu trú này đã nhận được nhiều đơn đặt phòng của các đoàn khách quốc tế vào tháng 10 năm nay. Để đáp ứng, Silk Sense cần tuyển thêm 50 lao động, trong bối cảnh nhiều nhân viên khách sạn này đã bỏ việc. Còn tại Khánh Hòa, ông Trần Tấn Ngọc - Giám đốc khách sạn Yasaka Sài Gòn Nha Trang chia sẻ: "Một số anh em đã chuyển nghề, chuyển đổi công việc. Khi họ đã quen với công việc mới rồi thì khi cũng ngại quay lại công việc du lịch. Thêm nữa là khi quay trở lại làm du lịch, họ không biết có chắc chắn làm việc đủ ngày công hay không, đó cũng là một trở ngại".

Thống kê của Tổng cục Du lịch cho thấy, năm 2020 đã có gần 60% số lao động du lịch phải nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng hoặc tạm nghỉ việc. Năm 2021, chỉ có 25% số lao động làm đủ thời gian; 30% phải nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động; 35% tạm nghỉ việc; 10% làm việc cầm chừng.

Ông Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch) cho biết ngành du lịch Việt Nam thất thoát nhân lực lớn chưa từng có trong lịch sử: "Chúng ta cũng đang khó khăn trong cung ứng các lực lượng lao động. Vì vậy, đây mới là vấn đề mấu chốt mà Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như các địa phương và doanh nghiệp du lịch cần phải triển khai trong thời gian tới"./.

Ngành du lịch bước vào cuộc “đại tuyển dụng”

VOV.VN - Cùng với các tín hiệu phục hồi, ngành du lịch Việt Nam đang bước vào cuộc “đại tuyển dụng” quy mô lớn trên toàn quốc. Rất nhiều đơn vị lữ hành, khách sạn, nhà hàng, cơ sở dịch vụ đang ráo riết tìm kiếm lao động.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Du lịch biển đảo, văn hóa, lịch sử sẽ định vị thương hiệu du lịch miền Trung
Du lịch biển đảo, văn hóa, lịch sử sẽ định vị thương hiệu du lịch miền Trung

VOV.VN - Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung có đầy đủ các yếu tố tiềm năng, lợi thế trong liên kết, hợp tác du lịch với thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện đồng bộ các giải pháp phục hồi, thu hút càng nhiều hơn khách du lịch.

Du lịch biển đảo, văn hóa, lịch sử sẽ định vị thương hiệu du lịch miền Trung

Du lịch biển đảo, văn hóa, lịch sử sẽ định vị thương hiệu du lịch miền Trung

VOV.VN - Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung có đầy đủ các yếu tố tiềm năng, lợi thế trong liên kết, hợp tác du lịch với thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện đồng bộ các giải pháp phục hồi, thu hút càng nhiều hơn khách du lịch.

Đẩy mạnh các tour du lịch liên tỉnh tại miền Trung
Đẩy mạnh các tour du lịch liên tỉnh tại miền Trung

VOV.VN - Sản phẩm du lịch tại các địa phương miền Trung khá giống nhau, dễ gây nhàm chán đối với du khách. Khắc phục điểm yếu này, thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Bình... đã liên kết, tạo ra chuỗi sản phẩm mang tính vùng miền, độc đáo, hấp dẫn du khách.

Đẩy mạnh các tour du lịch liên tỉnh tại miền Trung

Đẩy mạnh các tour du lịch liên tỉnh tại miền Trung

VOV.VN - Sản phẩm du lịch tại các địa phương miền Trung khá giống nhau, dễ gây nhàm chán đối với du khách. Khắc phục điểm yếu này, thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Bình... đã liên kết, tạo ra chuỗi sản phẩm mang tính vùng miền, độc đáo, hấp dẫn du khách.

Miền Trung sôi động du lịch biển
Miền Trung sôi động du lịch biển

VOV.VN - Các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung chuẩn bị nhiều sản phẩm du lịch độc đáo để đón khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay. Trong đó có nhiều hoạt du lịch biển sôi động. Ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ dài ngày, thời tiết thuận lợi cho các hoạt động vui chơi, du lịch ngoài trời.

Miền Trung sôi động du lịch biển

Miền Trung sôi động du lịch biển

VOV.VN - Các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung chuẩn bị nhiều sản phẩm du lịch độc đáo để đón khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay. Trong đó có nhiều hoạt du lịch biển sôi động. Ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ dài ngày, thời tiết thuận lợi cho các hoạt động vui chơi, du lịch ngoài trời.

80% nhân lực khách sạn muốn tiếp tục gắn bó với nghề
80% nhân lực khách sạn muốn tiếp tục gắn bó với nghề

VOV.VN - Một khảo sát gần đây của nền tảng Hoteljob.vn cho thấy những tín hiệu lạc quan về tình hình nhân lực ngành khách sạn, trong bối cảnh ngành du lịch dần phục hồi sau dịch Covid-19.

80% nhân lực khách sạn muốn tiếp tục gắn bó với nghề

80% nhân lực khách sạn muốn tiếp tục gắn bó với nghề

VOV.VN - Một khảo sát gần đây của nền tảng Hoteljob.vn cho thấy những tín hiệu lạc quan về tình hình nhân lực ngành khách sạn, trong bối cảnh ngành du lịch dần phục hồi sau dịch Covid-19.

Ngành du lịch Huế khẩn trương bổ sung nhân lực trước mùa du lịch cao điểm
Ngành du lịch Huế khẩn trương bổ sung nhân lực trước mùa du lịch cao điểm

VOV.VN - Do ảnh hưởng dịch Covid-19 kéo dài, nhiều lao động trong ngành du lịch trước đây đã chuyển sang làm việc khác. Các đơn vị kinh doanh du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực bổ sung nhân lực để đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách.

Ngành du lịch Huế khẩn trương bổ sung nhân lực trước mùa du lịch cao điểm

Ngành du lịch Huế khẩn trương bổ sung nhân lực trước mùa du lịch cao điểm

VOV.VN - Do ảnh hưởng dịch Covid-19 kéo dài, nhiều lao động trong ngành du lịch trước đây đã chuyển sang làm việc khác. Các đơn vị kinh doanh du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực bổ sung nhân lực để đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách.