Người K’ho phát huy giá trị văn hóa để làm du lịch

VOV.VN - Nhờ biết phát huy thế mạnh về văn hóa đặc sắc của dân tộc mình, người K’ho dưới chân núi Langbiang, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã mở ra nhiều loại hình dịch vụ du lịch, vừa phát triển kinh tế vừa giữ gìn văn hóa truyền thống.

Những năm qua, nhờ chuyển biến nhận thức trong cách nghĩ cách làm, thay đổi hướng canh tác lạc hậu sang nông nghiệp công nghệ cao, cộng với sự nhanh nhạy phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc để mở ra các loại hình dịch vụ du lịch phục vụ du khách, đời sống kinh tế của người dân thị trấn Lạc Dương đang không ngừng đổi thay từng ngày.

Vừa đóng gói những hạt cà phê mang thương hiệu K’ho để kịp chuyển giao cho khách hàng, chị Cơ Liêng Este, ở buôn B’Nơr C, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Lương (Lâm Đồng) lại tất bật quay sang sắp xếp các sản phẩm thổ cẩm do chính tay mình dệt ra để kịp trưng bày, thu hút các đoàn khách du lịch. Chị Cơ Liêng Este cho biết, thu nhập chính của gia đình là trực tiếp làm ra sản phẩm cà phê Arabica sạch mang thương hiệu coffee K’ho, và dệt thổ cẩm cũng là nét văn hóa truyền thống cần được giữ gìn, phát huy và giới thiệu đến mọi du khách gần xa. Có được sự kết hợp này, kinh tế của gia đình đã ổn định và phát triển hơn rất nhiều so với trước.

 “Muốn phát triển được nghề dệt thổ cẩm thì trước hết phải giữ được nghề, tiếp tục truyền lại cho con cháu để nó không bị mai một vì đây là nghề truyền thống. Tiếp đó, mình cũng cần quảng bá thổ cẩm để du khách đến tìm hiểu và biết được nghề này từ xa xưa ông bà truyền và giữ lại, được làm thủ công bằng tay. Chính vì vậy, tuy không mang lại hiệu quả cao so với làm sản phẩm cà phê sạch nhưng mình vẫn kết hợp để cùng giới thiệu và bán sản phẩm cho khách” - chị Cơ Liêng Este nói.

Cùng với dệt thổ cẩm và làm cà phê thương hiệu, cộng đồng dân tộc K’ho ở thị trấn Lạc Dương còn phát triển nghề làm rượu cần để phục vụ du khách. Đặc biệt, bà con đã phát huy có hiệu quả Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO công nhận để làm du lịch.

Hiện thị trấn đã thành lập 11 đội, nhóm cồng chiêng luôn sẵn sàng phục vụ du khách. Theo nghệ nhân Păng Ting K’Rè, trưởng một đội cồng chiêng ở Bon Dơng I, thị trấn Lạc Dương, phát triển du lịch từ việc diễn tấu cồng chiêng và văn hóa ẩm thực truyền thống đã góp phần tạo công ăn việc làm, tăng nguồn thu nhập cho cộng đồng dân tộc K’ho tại địa phương.

Nghệ nhân Păng Ting K’Rè cho biết: “Mình thực hiện hoạt động cồng chiêng phục vụ khách, một phần là cải thiện cuộc sống gia đình, tạo điều kiện giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho bà con buôn làng. Bên cạnh đó, đây là công việc góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa, trau dồi lại cho lớp trẻ nhận thức được văn hóa cồng chiêng là di sản do ông bà để lại, có giá trị rất to lớn của đồng bào dân tộc K’ho nói riêng và cộng đồng dân tộc ở Tây Nguyên nói chung”.

Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ du lịch để mang lại nguồn thu nhập, đồng thời cũng là góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đang là hướng phát triển mạnh mẽ của cộng đồng dân tộc K’ho ở thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng).

Ông Kra Jan Meng Nôl, cán bộ văn hóa thị trấn Lạc Dương cho rằng, từ khi bà con biết làm du lịch thì cái nghèo đã thật sự được đẩy lùi, đời sống kinh tế ngày càng khấm khá: “Trên địa bàn thị trấn Lạc Dương có các đội nhóm cồng chiêng đang hoạt động phục vụ khách du lịch, cũng như phục vụ văn hóa sinh hoạt hàng ngày tại buôn làng. Bên cạnh đó, các làng nghề truyền thống về rượu cần, dệt thổ cẩm cũng đi vào hoạt động phục vụ nhu cầu của du khách. Điều đó giúp bà con giữ lại, phát huy được nét văn hóa đặc sắc bản địa và là hướng phát triển mới của lĩnh vực du lịch tại địa phương. Những công việc này đã bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần chuyển biến đời sống kinh tế, tạo việc làm và tăng thêm thu nhập cho bà con. Hiện nhiều hộ đã có cuộc sống khá hơn trước rất nhiều, một số hộ có cơ ngơi vững chắc, xây được nhà lầu, mua được xe hơi khi tiếp cận và làm các dịch vụ du lịch này”.

Nhờ biết phát huy thế mạnh về văn hóa đặc sắc của dân tộc mình, người K’ho dưới chân núi Langbiang, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã mở ra nhiều loại hình dịch vụ du lịch, vừa phát triển kinh tế vừa giữ gìn văn hóa truyền thống. Với hướng đi phù hợp, một mùa xuân mới đang về hứa hẹn mang theo những đổi thay mạnh mẽ hơn nữa trên vùng đất Lạc Dương./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khởi đầu mới cho du lịch Đắk Nông - "Xứ sở của những âm điệu"
Khởi đầu mới cho du lịch Đắk Nông - "Xứ sở của những âm điệu"

VOV.VN - Tháng 7/2020, Công viên địa chất Đắk Nông đã được UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Điều này đã tạo thương hiệu, mở ra hướng đi mới cho ngành du lịch địa phương phát triển mạnh mẽ.

Khởi đầu mới cho du lịch Đắk Nông - "Xứ sở của những âm điệu"

Khởi đầu mới cho du lịch Đắk Nông - "Xứ sở của những âm điệu"

VOV.VN - Tháng 7/2020, Công viên địa chất Đắk Nông đã được UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Điều này đã tạo thương hiệu, mở ra hướng đi mới cho ngành du lịch địa phương phát triển mạnh mẽ.

Những người Ba Na ở Kon Tum làm du lịch cộng đồng
Những người Ba Na ở Kon Tum làm du lịch cộng đồng

VOV.VN -  Là vùng đất còn lưu giữ được những nét văn hóa mang đậm bản sắc của người Ba Na, một số nơi tại thành phố Kon Tum đã được xây dựng thành những điểm du lịch cộng đồng. Những ngôi làng xinh đẹp bên bờ sông Đăk Bla thơ mộng đang ngày càng thu hút du khách. 

Những người Ba Na ở Kon Tum làm du lịch cộng đồng

Những người Ba Na ở Kon Tum làm du lịch cộng đồng

VOV.VN -  Là vùng đất còn lưu giữ được những nét văn hóa mang đậm bản sắc của người Ba Na, một số nơi tại thành phố Kon Tum đã được xây dựng thành những điểm du lịch cộng đồng. Những ngôi làng xinh đẹp bên bờ sông Đăk Bla thơ mộng đang ngày càng thu hút du khách. 

Triển vọng du lịch cộng đồng ở Đắk Lắk
Triển vọng du lịch cộng đồng ở Đắk Lắk

VOV.VN - Với những lợi thế sẵn có từ đời sống hàng ngày, một số buôn làng người Êđê ở Đắk Lắk đã dần hình thành các mô hình du lịch cộng đồng. Được sự định hướng, hỗ trợ, các buôn làng đang mạnh dạn phát triển loại hình du lịch này, qua đó góp phần bảo tồn tốt hơn các giá trị truyền thống của dân tộc.

Triển vọng du lịch cộng đồng ở Đắk Lắk

Triển vọng du lịch cộng đồng ở Đắk Lắk

VOV.VN - Với những lợi thế sẵn có từ đời sống hàng ngày, một số buôn làng người Êđê ở Đắk Lắk đã dần hình thành các mô hình du lịch cộng đồng. Được sự định hướng, hỗ trợ, các buôn làng đang mạnh dạn phát triển loại hình du lịch này, qua đó góp phần bảo tồn tốt hơn các giá trị truyền thống của dân tộc.