Quản lý nhà hàng bè nổi tại Vũng Tàu

Nhà hàng bè cá tự phát trên sông do buông lỏng quản lý?

VOV.VN - Ngay sau vụ sập bè nổi xảy ra ở Vĩnh Hy (Ninh Thuận), tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã tiến hành kiểm tra toàn bộ hoạt động tại các bè nổi trên địa bàn.

Theo ghi nhận, các nhà hàng, quán ăn nổi trên 3 con sông là: Sông Rạng, sông Dinh và sông Chà Và (thuộc xã Long Sơn, TP Vũng Tàu ), các bè nổi đều không có giấy phép kinh doanh ăn uống trên sông.
Đa số các bè này đều là tự phát và đã tồn tại lâu năm. Vậy liệu sự tồn tại không phép này có phải là do cơ quan Nhà nước quá lỏng tay trong quản lý và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có cho phép tồn tại loại hình kinh doanh này tại địa phương hay không?
Các nhà hàng bè cá nổi trên sông của người dân Bà Rịa-Vũng Tàu đã xuất hiện từ lâu và do sáng kiến của người nuôi hải sản trên bè cá của xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu. Người dân vừa kết hợp nuôi cá vừa kinh doanh dịch vụ ăn uống ngay trên bè nuôi. Việc cấp phép cho các nhà hàng, quán ăn nổi trên các bè cá này hiện chưa có trong các quy định của nhà nước và có nhiều ngành liên quan khác, như: Giao thông vận tải quản lý về phương tiện, luồng lạch; Cảng vụ đường thủy nội địa quản lý bến; Sở Tài nguyên - Môi trường thì quản lý mặt nước, ô nhiễm... và chính quyền địa phương quản lý mặt nước.
Các nhà hàng bè cá nổi trên sông của người dân Bà Rịa-Vũng Tàu
Chính vì vậy, mà khi các cơ quan chức năng của tỉnh Bà Rịa-Vũng tàu tiến hành kiểm tra, đại diện các chủ nhà hàng nổi này đều xuất trình các giấy tờ liên quan đến hoạt động kinh doanh ăn uống tại các bè nổi. Tuy nhiên, họ không xuất trình được hợp đồng giao, cho thuê mặt nước, chưa có phép hoạt động bến thủy nội địa, chưa đăng ký hoạt động bè nổi.
Ông Phạm Đăng Lâm, Phó chánh Thanh tra giao thông, Sở Giao thông-Vận tải tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết: “Điều này tồn tại không hợp pháp, những bè dịch vụ ăn uống, giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống trên bờ hay dưới nước, địa điểm ra sao cũng không quy định rõ ràng, còn tiêu chuẩn của nhà hàng trên những bè đó như  thế nào thì không có quy định nào cả”.
Trung bình, mỗi bè nổi có diện tích từ 200m2 - 300m2, cá biệt có bè rộng khoảng 1000m2, trung bình mỗi bè và có sức chứa khoảng trên 100 thực khách vào cao điểm lễ, Tết số lượng khách có thể lên đến 1.000 người.
Riêng tại nhà bè ngay chân cầu Chà Và, là khu vực nuôi trồng thủy hải sản, không được quy hoạch kinh doanh ăn uống, nhưng chủ bè vẫn cho hoạt động và đang đóng mới bè khác. Ủy ban nhân dân thành phố Vũng Tàu đã tạm giữ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để chờ hướng dẫn cụ thể từ cơ quan chuyên môn.
Việc bè cá nổi kinh doanh đã được các đơn vị chức năng xử phạt liên tục nhưng chưa được triệt để.
Mới đây, vào ngày 25/7, Ủy ban nhân dân thành phố Vũng Tàu đã ra quyết định số 3061 về việc đình chỉ tạm thời các bè nổi kinh doanh dịch vụ ăn uống. Theo quyết định này, các bè nổi hiện đang kinh doanh ăn uống trên chưa được các cơ quan có thẩm quyền giao cho thuê đất mặt nước. Không có giấy phép hoạt động đường thủy nội địa, không có đăng ký, đăng kiểm kinh doanh bến thủy nội địa... các nhà hàng, quán ăn nổi trên các bè cá này chỉ được kinh doanh trở lại khi sau khi được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Bà Trương Thị Hường – Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Vũng Tàu thừa nhận: "Buông lỏng thì không buông lỏng nhưng cách quản lý của TP và các Sở ngành là chưa chặt chẽ. Thực tế, cấp xã làm sao có đủ điều kiện kiểm định có an toàn không, luồng lạch thì biết ở đâu, điều này phải do các cơ quan chức năng của Sở vào cuộc. Từ thực tế đó các ngành phải phối hợp với chúng tôi, trên cơ sở đó, TP kiến nghị với tỉnh để chỉ đạo cho các Sở ngành cùng với TP để giải quyết việc này”.
Điều đáng nói là, tất cả các nhà bè nổi này đều vi phạm hành lang an toàn giao thông đường thủy nội địa, việc làm sai trái này đã được cơ quan chức năng có thẩm quyền xử phạt hành chính nhiều lần nhưng đến nay vẫn hoạt động bình thường.
Ông Nguyễn Đức Tú - Phó đội trưởng Đội Thanh tra Giao thông số 6 cho biết: "Vì khu vực này là điểm nóng và nhiều năm nay đã được lực lượng chức năng, đoàn liên ngành cũng đã có xử lý, kiến nghị lên cơ quan chức năng cấp trên để có biện pháp xử lý triệt để. Tuy nhiên, đến bây giờ vẫn tồn tại chưa tìm ra được hướng giải quyết”.
Trung tá Đỗ Tuấn Hùng, Phó trưởng Phòng Cảnh sát Giao thông đường thủy, Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói: "Có một vấn đề khó đặt ra ở đây là, các cơ quan chức năng rất lúng túng trong việc đăng ký, đăng kiểm đối với các phương tiện này, quy định thì có, nhưng đối với các chủ nhà hàng thì không đáp ứng được yêu cầu, ví dụ như: Các thiết kế cấu trúc nổi không đáp ứng, điều kiện đảm bảo an toàn thì cũng không”.
Một thực trạng nữa là, việc cấp phép kinh doanh đối với cá thể do chính quyền địa phương cấp phép, nhưng hoạt động kinh doanh trên sông nước ở địa điểm nào thì không ai hay biết vì địa điểm chưa thể hiện rõ trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Do đó, đã xảy ra tình trạng chủ bè có thể di chuyển bè đến bất cứ nơi nào trong khu vực miễn là thuận lợi cho việc kinh doanh lại tiếp tục thoải mái hoạt động.
Bà Hường, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Vũng Tàu cho biết, thành phố vẫn cấp phép cho hoạt động kinh doanh trên bờ chứ không cấp phép kinh doanh hoạt động dưới nước. Những cơ sở vừa rồi đi kiểm tra bị thu hồi giấy phép sẽ hướng dẫn người dân làm lại cho đúng quy định.
Theo nhiều chủ bè cá, thì từ trước tới nay chưa được hướng dẫn cụ thể để đăng ký loại hình kinh doanh ăn uống tại nhà bè nổi. Vì vậy, họ  rất mong sẽ được các cấp chính quyền cho thuê mặt nước và hướng dẫn các thủ tục cần thiết để sớm được hoạt động trở lại. Đồng thời, kiến nghị cần có mẫu thiết kế chuẩn nhà bè nổi từ phía cơ quan chức năng để đảm bảo an toàn cho bè. Bởi từ trước tới nay, các bè nổi này đều tự phát và làm dựa vào kinh nghiệm đóng bè của thợ.
Như vậy, liệu chính quyền và cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có để tồn tại mô hình nhà hàng bè cá trên sông hay không? Mời quý vị nghe tiếp bài 2./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cần chấn chỉnh hoạt động du lịch tại vịnh Vĩnh Hy (Ninh Thuận)
Cần chấn chỉnh hoạt động du lịch tại vịnh Vĩnh Hy (Ninh Thuận)

VOV.VN - Sau vụ sập nhà hàng nổi ở vịnh Vĩnh Hy, kể từ hôm nay (24/7), UBND tỉnh Ninh Thuận cho tạm ngưng mọi hoạt động du lịch trên vịnh này.  

Cần chấn chỉnh hoạt động du lịch tại vịnh Vĩnh Hy (Ninh Thuận)

Cần chấn chỉnh hoạt động du lịch tại vịnh Vĩnh Hy (Ninh Thuận)

VOV.VN - Sau vụ sập nhà hàng nổi ở vịnh Vĩnh Hy, kể từ hôm nay (24/7), UBND tỉnh Ninh Thuận cho tạm ngưng mọi hoạt động du lịch trên vịnh này.  

Vịnh Vĩnh Hy và cung đường tuyệt đẹp cho các “phượt thủ“
Vịnh Vĩnh Hy và cung đường tuyệt đẹp cho các “phượt thủ“

VOV.VN - Cung đường từ Phan Rang đi Cam Ranh qua vịnh Vịnh Hy, NinhThuận dài 60 km, men theo bờ biển, nơi nước xanh ngắt và cát trắng tinh.

Vịnh Vĩnh Hy và cung đường tuyệt đẹp cho các “phượt thủ“

Vịnh Vĩnh Hy và cung đường tuyệt đẹp cho các “phượt thủ“

VOV.VN - Cung đường từ Phan Rang đi Cam Ranh qua vịnh Vịnh Hy, NinhThuận dài 60 km, men theo bờ biển, nơi nước xanh ngắt và cát trắng tinh.

Ninh Thuận: Ngưng hoạt động du lịch, nhà nổi trên vịnh Vĩnh Hy
Ninh Thuận: Ngưng hoạt động du lịch, nhà nổi trên vịnh Vĩnh Hy

VOV.VN -Tỉnh Ninh Thuận sẽ cho ngừng mọi hoạt động dịch vụ du lịch, nhà hàng bè nổi, phương tiện đường thủy nội địa... trên vịnh Vĩnh Hy.

Ninh Thuận: Ngưng hoạt động du lịch, nhà nổi trên vịnh Vĩnh Hy

Ninh Thuận: Ngưng hoạt động du lịch, nhà nổi trên vịnh Vĩnh Hy

VOV.VN -Tỉnh Ninh Thuận sẽ cho ngừng mọi hoạt động dịch vụ du lịch, nhà hàng bè nổi, phương tiện đường thủy nội địa... trên vịnh Vĩnh Hy.

Ninh Thuận tạm ngưng hoạt động các nhà hàng nổi ở Vĩnh Hy
Ninh Thuận tạm ngưng hoạt động các nhà hàng nổi ở Vĩnh Hy

VOV.VN - Hôm nay (24/7) tất cả các nhà hàng nổi và dịch vụ tàu đáy kính chở du khách tham quan ở vịnh Vĩnh Hy phải tạm ngưng hoạt động.

Ninh Thuận tạm ngưng hoạt động các nhà hàng nổi ở Vĩnh Hy

Ninh Thuận tạm ngưng hoạt động các nhà hàng nổi ở Vĩnh Hy

VOV.VN - Hôm nay (24/7) tất cả các nhà hàng nổi và dịch vụ tàu đáy kính chở du khách tham quan ở vịnh Vĩnh Hy phải tạm ngưng hoạt động.