"Se duyên” du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long với núi rừng Tây Bắc

VOV.VN - Chiều 21/9, tại Lào Cai, đại diện ngành du lịch 13 tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long và nhóm các tỉnh Tây Bắc mở rộng đã ký kết hợp tác, mở ra cơ hội phát triển mới.

Đồng bằng sông Cửu Long sở hữu hệ sinh thái du lịch đặc trưng vùng sông nước, rừng ngập mặn ven biển, đất ngập nước nội địa, gắn với bề dày văn hóa của 4 nhóm dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer. Nơi đây còn nổi tiếng với đờn ca tài tử - nét văn hóa được công nhận là di sản phi vật thể thế giới.

Còn Tây Bắc lại nổi tiếng với núi rừng hùng vĩ, nhiều điểm đến lý tưởng như nóc nhà Đông Dương Fansipan, ruộng bậc thang Mù Cang Chải, cao nguyên Mộc Châu…, cùng nét văn hóa đậm đà bản sắc của hơn 30 dân tộc anh em.

Lễ ký kết hợp tác được ví như cuộc “se duyên” trong lĩnh vực du lịch giữa một vùng sông nước hữu tình và một vùng núi rừng hùng vĩ. Khoảng cách 2.000 km cũng được các đại biểu đánh giá là đã “xóa nhòa” nhờ hệ thống cao tốc, sân bay ngày một mở rộng.

Trong khuôn khổ Lễ ký kết, các đại biểu cũng tham luận nhiều ý kiến nhằm tăng cường liên kết, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của hai vùng trong thời gian tới.

Tháng 7 vừa qua, "Tuần du lịch – văn hóa Tây Bắc” tại thành phố Cần Thơ cũng diễn ra thành công với nhiều hoạt động ý nghĩa, bao gồm Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Tây Bắc.

Theo ông Trần Việt Phường, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hợp tác du lịch giữa hai vùng đã thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng trong đẩy mạnh liên kết vùng, phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng là sau ký kết phải đưa hợp tác đi vào thực chất, trách nhiệm thuộc về cả hai phía.

Ông Phường nói: "Thứ nhất là phải tuyên truyền, vận động, giáo dục trong toàn ngành du lịch của Đồng bằng sông Cửu Long về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc ký kết. Thứ hai là sau khi ký kết, tôi đề nghị mỗi bên cần có kế hoạch cụ thể kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện, trong đó có phân công nhiệm vụ rõ ràng. Thứ ba là đề nghị định kì cùng nhau sơ kết, rút kinh nghiệm để đề ra giải pháp, phương hướng phát triển trong thời gian sắp tới".

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đà Nẵng là điểm đến ưa thích hàng đầu của du khách Hàn Quốc và Thái Lan
Đà Nẵng là điểm đến ưa thích hàng đầu của du khách Hàn Quốc và Thái Lan

VOV.VN - Dữ liệu đặt vé máy bay 6 tháng đầu năm 2023 (từ ngày 1/1 - 30/6/2023) trên nền tảng Agoda cho thấy sự quan tâm đặc biệt của khách quốc tế đối với Việt Nam, nổi bật là các du khách đến từ Thái Lan, Australia, Hàn Quốc và Singapore.

Đà Nẵng là điểm đến ưa thích hàng đầu của du khách Hàn Quốc và Thái Lan

Đà Nẵng là điểm đến ưa thích hàng đầu của du khách Hàn Quốc và Thái Lan

VOV.VN - Dữ liệu đặt vé máy bay 6 tháng đầu năm 2023 (từ ngày 1/1 - 30/6/2023) trên nền tảng Agoda cho thấy sự quan tâm đặc biệt của khách quốc tế đối với Việt Nam, nổi bật là các du khách đến từ Thái Lan, Australia, Hàn Quốc và Singapore.

Vũ điệu độc đáo lần đầu công chiếu mừng Trung thu và 120 năm du lịch Sa Pa
Vũ điệu độc đáo lần đầu công chiếu mừng Trung thu và 120 năm du lịch Sa Pa

VOV.VN - Tối 20/9, màn vũ điệu độc đáo lần đầu tiên được ra mắt trước sự chứng kiến của đông đảo du khách, nhằm chào mừng dịp trung thu và kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa.

Vũ điệu độc đáo lần đầu công chiếu mừng Trung thu và 120 năm du lịch Sa Pa

Vũ điệu độc đáo lần đầu công chiếu mừng Trung thu và 120 năm du lịch Sa Pa

VOV.VN - Tối 20/9, màn vũ điệu độc đáo lần đầu tiên được ra mắt trước sự chứng kiến của đông đảo du khách, nhằm chào mừng dịp trung thu và kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa.

Gò đá Mani - Nét văn hóa độc đáo của người Tạng
Gò đá Mani - Nét văn hóa độc đáo của người Tạng

VOV.VN - Nếu có dịp đến các khu vực có người Tạng sinh sống ở Trung Quốc, bạn sẽ bắt gặp những gò đá Mani ở khắp mọi nơi. Đây là một trong những biểu tượng văn hóa của dân tộc Tạng và Phật giáo Tây Tạng.

Gò đá Mani - Nét văn hóa độc đáo của người Tạng

Gò đá Mani - Nét văn hóa độc đáo của người Tạng

VOV.VN - Nếu có dịp đến các khu vực có người Tạng sinh sống ở Trung Quốc, bạn sẽ bắt gặp những gò đá Mani ở khắp mọi nơi. Đây là một trong những biểu tượng văn hóa của dân tộc Tạng và Phật giáo Tây Tạng.