Yên Bái tạo cơ chế giúp du lịch vùng cao khởi sắc

VOV.VN - Các chính sách của Tỉnh ủy và HĐND tỉnh Yên Bái đã góp phần hỗ trợ các tập thể, cá nhân, các địa phương nâng cao chất lượng hoạt động và dịch vụ du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng, gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của các dân tộc.

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 28 của Tỉnh ủy Yên Bái về phát triển du lịch, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 và Nghị quyết 10 của HĐND tỉnh Yên Bái về một số chính sách pháp luật về hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025, hoạt động du lịch ở địa phương đã có những chuyển biến rõ rệt, không chỉ tăng tốc và bứt phá về số lượng mà chất lượng cũng không ngừng được nâng lên, trở thành điểm đến của đông đảo du khách trong và ngoài nước. 

Bà Lương Thị Xuyến, Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải cho biết: "Có 11 chính sách trong Nghị quyết, huyện Mù Cang Chải đang triển khai rất đầy đủ, trong đó có hỗ trợ các hộ homestay đón khách, hỗ trợ cho các điểm du lịch, hỗ trợ cho các làng nghề".

Chị Đào Thị Thu Hương - Quản lý khu du lịch Do Gia Group xã Phúc An, huyện Yên Bình chia sẻ, dù mới đi vào hoạt động nhưng những hỗ trợ từ các chính sách mà tỉnh Yên Bái ban hành đã giúp cho đơn vị có thêm động lực để xây dựng các sản phẩm du lịch mang bản sắc các dân tộc trên vùng hồ Thác Bà, góp phần cùng huyện Yên Bình hình thành những vùng, khu du lịch đặc trưng, hấp dẫn.

Không chỉ hỗ trợ các cơ sở homestay đầu tư nâng cao chất lượng phục vụ, Nghị quyết số 10 của HĐND tỉnh Yên Bái còn hỗ trợ thành lập, duy trì các đội văn nghệ phục vụ phát triển du lịch.

Cũng như các đội văn nghệ khác, nhờ có sự hỗ trợ 40 triệu đồng thành lập mới và 3 triệu đồng duy trì hoạt động mỗi năm mà đội văn nghệ dân tộc Cao Lan, thôn Khuân Đát, xã Phúc An, huyện Yên Bình có thêm điều kiện tốt hơn để tập luyện, phục vụ hiệu quả các hoạt động du lịch cũng như các sự kiện văn hóa của địa phương.

Chị Thạch Thị Xinh, người dân thôn Khuân Đát, xã Phúc An, huyện Yên Bình phấn khởi cho biết: "Đội văn nghệ chúng tôi thành lập xong thì cũng đã có kinh phí để duy trì hoạt động, từ năm 2019 đến giờ chúng tôi hoạt động thường xuyên, tập những tiết mục mang bản sắc dân tộc Cao Lan là chính. Xã Phúc An bây giờ cũng đã có khu du lịch nên chúng tôi rất vui nếu đội văn nghệ của chúng tôi được tham gia vào các chương trình văn hóa, văn nghệ, giao lưu phục vụ du khách". 

Theo số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái, đến nay, địa phương đã hỗ trợ thành lập mới và duy trì hoạt động được hơn 230 đội văn nghệ nòng cốt của các dân tộc Mông, Thái, Mường, Tày, Cao Lan…, với tổng kinh phí hơn 2,8 tỷ đồng. Ngoài ra, kinh phí từ các chính sách của tỉnh còn hỗ trợ mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động thu gom rác thải tại thôn, bản có hoạt động du lịch cộng đồng; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực du lịch; hỗ trợ truyền dạy trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể tại một số địa phương. 

"Việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, qua triển khai thực hiện thì chúng tôi duy trì, vận đồng các nghệ nhân trực tiếp truyền đạt. Trên cơ sở lưu giữ bản sắc văn hóa thì cũng là điều kiện để phục vụ cho phát triển du lịch", ông Triệu Văn Thuộc - Chủ tịch UBND xã Mường Lai, huyện Lục Yên cho biết thêm.

Theo Nghị quyết số 28 của Tỉnh ủy Yên Bái, mục tiêu đến năm 2025, Yên Bái đón trên 1,5 triệu lượt khách, trong đó 400.000 lượt khách quốc tế, tăng trưởng bình quân đạt 14,6%/năm. Doanh thu từ du lịch năm 2025 đạt khoảng 1.500 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân đạt 26%/năm, chiếm khoảng 7% tổng giá trị sản xuất khu vực dịch vụ, tạo việc làm cho 12.500 lao động trong lĩnh vực này.

Bà Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết nhờ có những chủ trương, giải pháp cụ thể, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và các địa phương, hết năm 2023, Yên Bái đã trở thành điểm đến thân thiện, mến khách khi đón trên 2 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt trên 1.700 tỷ đồng, vượt mục tiêu Nghị quyết số 28 đề ra. Riêng 6 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh ước đón gần 1,3 triệu lượt khách với doanh thu trên 1.000 tỷ đồng. 

Yên Bái hiện đã định vị được thương hiệu trên bản đồ du lịch vùng Tây Bắc, nhưng để đưa Yên Bái trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, vẫn còn nhiều việc cần phải làm. Bà Vũ Thị Hiền Hạnh cho biết: "Tỉnh tập trung hướng dẫn, khuyến khích, tạo mọi điều kiện theo quy định để các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch củng cố, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch sẵn có, đồng thời xây dựng các sản phẩm du lịch mới lạ, độc đáo, hấp dẫn, riêng có của tỉnh Yên Bái, tạo nên hình ảnh và điểm đến đặc thù".

Thời gian tới, Yên Bái cũng cần tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động du lịch; phát triển du lịch thông qua các hoạt động liên kết hợp tác với một số địa phương trong và ngoài nước; thu hút đầu tư phát triển hạ tầng du lịch theo hướng xanh, bền vững.

Du lịch cộng đồng thúc đẩy phát triển kinh tế tại Yên Bái

VOV.VN - Những năm gần đây, du lịch Yên Bái đang hấp dẫn du khách trong và ngoài nước với mô hình nhà nghỉ cộng đồng (homestay), bởi du khách được đến với các bản làng còn nguyên nét văn hóa dân tộc truyền thống, nằm yên bình giữa rừng cây hay bên những thửa ruộng bậc thang... Du khách cũng cùng ăn, ở, trò chuyện với gia đình chủ nhà trong không khí ấm cúng và thân thiện.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Huyện Yên Bình (Yên Bái) đạt chuẩn nông thôn mới
Huyện Yên Bình (Yên Bái) đạt chuẩn nông thôn mới

VOV.VN - Tối 22/6, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Yên Bình đạt chuẩn nông thôn mới và công bố Quy hoạch chung xây dựng khu du lịch quốc gia Hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2040.

Huyện Yên Bình (Yên Bái) đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Yên Bình (Yên Bái) đạt chuẩn nông thôn mới

VOV.VN - Tối 22/6, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Yên Bình đạt chuẩn nông thôn mới và công bố Quy hoạch chung xây dựng khu du lịch quốc gia Hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2040.

Du khách tìm về Mù Cang Chải mùa nước đổ
Du khách tìm về Mù Cang Chải mùa nước đổ

VOV.VN - Cứ vào dịp tháng 5, tháng 6 hàng năm, khung cảnh ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải (Yên Bái) hiện lên tựa như bức tranh thủy mặc. Đó là khi bà con người Mông dẫn nước về, ruộng bậc thang như những chiếc gương khổng lồ phản chiếu mây trời, núi non, cây cối. Mùa nước đổ vì thế trở thành một trong những mùa đẹp nhất trong năm ở Mù Cang Chải.

Du khách tìm về Mù Cang Chải mùa nước đổ

Du khách tìm về Mù Cang Chải mùa nước đổ

VOV.VN - Cứ vào dịp tháng 5, tháng 6 hàng năm, khung cảnh ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải (Yên Bái) hiện lên tựa như bức tranh thủy mặc. Đó là khi bà con người Mông dẫn nước về, ruộng bậc thang như những chiếc gương khổng lồ phản chiếu mây trời, núi non, cây cối. Mùa nước đổ vì thế trở thành một trong những mùa đẹp nhất trong năm ở Mù Cang Chải.

Mùa chè vui trên đỉnh mờ sương
Mùa chè vui trên đỉnh mờ sương

VOV.VN - Nhiều gia đình đồng bào Mông trồng chè ở xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đang trải qua một mùa thu hái chè nhiều niềm vui. Vụ chè xuân là lứa chè được cả sắc và hương, nhiều dưỡng chất nhất bởi sau những tháng “ngủ đông”, cây chè đã chắt lọc sương mai và nắng ấm để đâm chồi, nảy búp.

Mùa chè vui trên đỉnh mờ sương

Mùa chè vui trên đỉnh mờ sương

VOV.VN - Nhiều gia đình đồng bào Mông trồng chè ở xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đang trải qua một mùa thu hái chè nhiều niềm vui. Vụ chè xuân là lứa chè được cả sắc và hương, nhiều dưỡng chất nhất bởi sau những tháng “ngủ đông”, cây chè đã chắt lọc sương mai và nắng ấm để đâm chồi, nảy búp.